Người gầy, mỏng, bị lộ túi gel silicone, có nên chuyển vị trí túi độn xuống dưới cơ?
Bạn hiểu rất đúng – đặt túi độn dưới cơ ngực sẽ giảm thiểu nguy cơ gợn sóng nhìn thấy rõ ở túi độn. Ngoài ra túi gel silicon cũng có xu hướng ít bị gợn sóng hơn túi nước muối. Bây giờ đã có các loại túi gel silicon thế hệ mới, có độ kết dính cao hơn, thậm chí ít có nguy cơ gây gợn sóng hơn.
Mặt khác, bạn có thể chọn cấy mỡ vào xung quanh túi độn bằng cách lấy mỡ từ bất cứ vị trí nào khác trên cơ thể và cấy chúng vào bầu vú. (Rõ ràng giải pháp này chỉ khả thi khi trên cơ thể bạn có các vùng cho mỡ tiềm năng, nhưng có lẽ điều này là không thể vì bạn hơi gầy).
Một câu hỏi rất hay. Chuyển túi độn xuống dưới cơ sẽ giúp che đi phần giữa, phần bên cạnh xương ức và phần trên gần với xương đòn nhất của túi độn. Tuy nhiên sẽ không cải thiện được tình trạng nếp gợn sóng mà bạn nhìn thấy ở phần dưới vú, gần nếp chân vú, cũng như ở cạnh bên phần gần với nách. Lý do là vì cơ ngực chỉ che phủ túi độn ở phần giữa và trên, nó không che cho phần dưới và bên ngoài vú.
Bạn có thể thay thế bằng cách chuyển sang loại túi gel có độ kết dính cao hơn, thường được biết với tên gọi gummy bear. Tuy nhiên bản thân túi gummy bear cũng có các nhược điểm của nó như dễ xảy ra tình trạng xoay bất thường và cần đường mổ lớn hơn để đưa vào.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn loại túi nước muối Ideal Saline Implant cho cảm giác tương tự như túi gel silicon nhưng tỉ lệ gợn sóng lại thấp hơn nhiều.
Đọc thêm: Đặt túi độn trên cơ hay dưới cơ
Trường hợp của bạn là vấn đề rất phổ biến ngày nay với túi độn đặt trên cơ từ nhiều năm trước. Mô vú theo thời gian sẽ mỏng dần đi và nổi lên các nếp gợn sóng, nếu túi độn nằm sai vị trí sẽ khó có thể che giấu được nó. Tháo bỏ cặp túi cũ và thay thế bằng cặp túi gummy bear có độ kết dích cao có thể sẽ khắc phục được tình trạng nếp gợn sóng, nhưng cũng có thể không khắc phục được triệt để và bạn sẽ cần đặt thêm vật liệu hỗ trợ ADM để che giấu đi các nếp gợn này. Nhưng cách này sẽ khá tốn kém.
Sau khi chuyển xuống vị trí dưới cơ ngực, túi độn sẽ được che giấu đi nhiều hơn một chút nhưng đối với một số phụ nữ bầu vú sẽ bị chảy xệ quá nhiều nếu không đồng thời thực hiện treo sa trễ. Và kết quả là lại để lại sẹo từ quy trình treo ngực sa trễ này.
Rất tiếc vì những đánh đổi từ các lựa chọn này nhưng đây rõ ràng là một tình trạng khó khắc phục và mọi phương án đều phải thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn.
Mặc dù chỉ kiểm tra trực tiếp mới có thể đưa ra lời khuyên chính xác, nhưng dựa vào những gì bạn mô tả, có lẽ đặt túi độn xuống dưới cơ là lựa chọn tốt nhất cho bạn bây giờ. Đôi khi, tùy vào kết quả kiểm tra, bệnh nhân có thể cần thực hiện thêm một số quy trình như treo sa trễ và/hoặc cần sử dụng mô sinh học để hỗ trợ nâng đỡ thêm cho bầu vú và túi độn.
Một số thông tin chung dưới đây có thể phần nào giúp ích cho bạn: Túi độn bị gợn sóng hoặc có thể sờ thấy có liên quan đến một vài yếu tố bao gồm:
- lượng mô vú và độ che phủ của mô vú lên túi độn - mô vú càng mỏng thì càng dễ bị gợn sóng
- vị trí túi độn (dưới cơ hay trên cơ) - đặt trên cơ dễ bị gợn sóng hơn đặt dưới cơ
- loại túi độn (túi nước muối hay túi gel silicone) và mức độ bơm đầy của túi nước muối - túi nước muối dễ bị gợn sóng hơn túi gel silicone
Ngoài ra giảm cân cũng dễ dẫn đến làm gợn sóng và sờ thấy túi độn.
Để khắc phục tình trạng gợn sóng bệnh nhân cần phải phẫu thuật thêm để thay đổi vị trí khoang chứa túi độn nếu có thể (chuyển từ trên cơ xuống dưới cơ ngực), thay đổi túi độn (từ túi nước muối sang túi gel silicon), và/hoặc sử dụng mô sinh học hoặc cấy mỡ tự thân để cung cấp một lớp mô hỗ trợ giữa túi độn và da bệnh nhân.
Tham vấn trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật có trình độ được chứng minh và giàu kinh nghiệm về các quy trình chỉnh sửa ngực sẽ là bước đi đúng đắn nhất cho bạn lúc này.
Đây thường là những gì chúng tôi nhắc đến khi mô tả cách đặt túi độn "dual -plane" (đặt một phần dưới cơ và một phần trên cơ. Kỹ thuật này yêu cầu bác sĩ phải khâu đóng khoang chứa cũ bằng các mũi khâu để đảm bảo túi độn không “bật” ra khỏi khoang dưới cơ đã được tạo. Ngoài khả năng che phủ túi độn nhiều hơn, cách này còn giúp giảm đáng kể nguy cơ co thắt bao xơ.
Ngoài ra có một số vấn đề về vị trí túi độn này mà có lẽ bạn nên biết: Túi độn đặt dưới cơ sẽ dễ xảy ra tình trạng dịch chuyển túi khi cơ ngực chuyển động, hiện tượng này thường được gọi là biến dạng túi độn do chuyển động cơ ngực. Điều này thường không xảy ra ở túi độn trên cơ.
Chuyển túi ngực xuống vị trí dưới cơ sẽ là lựa chọn tốt hơn cho bạn lúc này, nhưng vì trước đó bạn đã đặt trên cơ nên da và mô vú hiện đã bị kéo giãn, mở rộng. Một túi độn đặt dưới cơ sẽ có xu hướng được bao bọc chặt chẽ hơn so với đặt trên cơ. Tuy nhiên trong trường hợp này có thể bầu vú/da của bạn sẽ chảy xệ xuống dưới túi độn khiến buộc phải thực hiện một ca nâng ngực chảy xệ sau đó để treo mô sa trễ lên.
Nếu nhìn chung bạn hài lòng với mọi thứ khi túi được đặt trên cơ thì có thể xem xét đổi sang loại túi gel silicon bề mặt nhám và vẫn đặt ở vị trí trên cơ hoặc dưới cân cơ. Tôi khuyên bạn chỉ nên tăng kích cỡ túi độn lên một chút để khắc phục tình trạng da lỏng lẻo ở mức độ nhẹ. Ngoài ra hãy duy trì sức khỏe thật tốt, không hút thuốc và đảm bảo không có vấn đề y tế nào ngăn cản bạn thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa.
Thường thì trong trường hợp của bạn tham vấn ý kiến của một vài bác sĩ sẽ tốt hơn vì hiện có nhiều giải pháp khác nhau. Nếu có thông tin cụ thể về cặp túi độn hiện tại sẽ rất hữu ích cho các bác sĩ. Nếu cặp túi độn hiện tại là túi nước muối thì đổi sang túi gel silicone sẽ cải thiện đáng kể tình trạng lộ túi hoặc sờ thấy túi.
Nâng ngực ở người bị ngực lồi bẩm sinh (ngực ức gà), chỉnh sửa để tạo khe ngực đầy đặn hơn
Gần 15 năm trước tôi đã nâng ngực bằng túi gel silicone và sai lầm lớn nhất là để một bác sĩ Tai Mũi Họng làm ngoài giờ thực hiện, trong khi tôi lại bị lồi ngực bẩm sinh (hay còn gọi là ngực ức gà - lồng ngực nhô lên rõ do xương ức và các sụn sườn nhô ra bên ngoài). Hai bầu vú của tôi đã dịch chuyển rất nhiều sang hai bên nách, nhưng giờ tôi rất sợ phải phẫu thuật để khâu nhỏ khoang chứa lại vì hiện đã bị mất cảm giác ở núm vú trái. Kích cỡ áo ngực của tôi là A cup, thành ngực gầy, lộ xương, da mỏng. Vấn đề là tôi muốn sinh con trong vài năm nữa, tôi có nên đợi sinh xong rồi mới chỉnh sửa không? Tôi nghe nói có thể giải phóng một ít sợi cơ ở phía giữa ngực để tạo khe ngực khít hơn. Có thể làm gì bây giờ?
- 8 trả lời
- 3121 lượt xem