Nâng ngực ở người bị ngực lồi bẩm sinh (ngực ức gà), chỉnh sửa để tạo khe ngực đầy đặn hơn
Bạn chắc chắn sẽ cần phải phẫu thuật để khâu nhỏ khoang chứa túi độn giúp ngăn chặn nó lệch về phía nách và giúp đẩy dịch về phía giữa ngực. Trong các ca điều trị của mình, tôi sẽ thực hiện quy trình này bằng kỹ thuật khâu 2 lớp vĩnh viễn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mô sinh học (mặc dù không phải lúc nào cũng cần thiết) đặc biệt nếu hiện tại túi độn bị gợn sóng nhiều và dễ dàng sờ thấy.
Trong quá trình phẫu thuật, bao xơ nằm gần phía xương ức cũng cần được mở ra. Tùy vào mục tiêu và số đo bầu ngực, bạn có thể thay thế size túi độn hoặc chọn túi độn mới với size tương tự.
Giống như nhiều bác sĩ khác đã trả lời, tôi cũng nghĩ bạn sẽ được lợi từ việc chỉnh sửa bao xơ (mô sẹo xung quanh túi độn), giúp đưa hai bên túi độn dịch về giữa ngực, gần nhau hơn. Tôi cũng muốn xem xét kích thước túi độn hiện tại của bạn, vì có vẻ chiều rộng của chúng khá rộng. Ngoài ra, giải phóng các sợi cơ ngực bám vào cực dưới vú phải có thể sẽ giúp cải thiện tình trạng túi độn dịch chuyển khi bạn co cơ, hoạt động. Mặc dù vậy, không gì có thể thay thế được một cuộc thăm khám kiểm tra trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giàu kinh nghiệm về các quy trình chỉnh sửa ngực.
Đọc thêm: Khe ngực rộng, hai vú cách xa nhau
Có hai kỹ thuật giúp thay đổi vị trí túi độn. Kỹ thuật thứ nhất như mọi người đã đề cập đến nhưng sẽ không có lợi cho bạn đó là khâu nhỏ bao xơ hoặc khâu xuôi theo các cạnh bên của khoang chứa, làm cho nó nhỏ hơn bằng cách giới hạn mức độ mở rộng ra phía nách của nó. Mặc dù, người ta cho rằng quy trình này sẽ không gây tổn hại cho các dây thần kinh cảm giác bắt nguồn từ mô vú ở phía bên nách, nhưng tôi lại cho là có thể ảnh hưởng.
Kỹ thuật thứ hai, cũng là lựa chọn duy nhất của bạn, đó là tạo một khoang chứa hoàn toàn mới nằm dưới cơ, bằng cách cắt tỉa, tách hẳn mép bao xơ cũ ra khỏi mặt dưới của cơ ngực và mô vú bên dưới. Một khi đã tạo được khoang chứa nằm trong khoảng giới hạn như mong muốn, hai lớp của bao xơ cũ (lớp trước và lớp sau) sẽ được khâu kín lại với nhau, bịt kín khoang chứa cũ, mũi khâu được đặt về phía giữa ngực, nơi mà không bị vướng víu bởi các dây thần kinh cảm giác. Khoang chứa mới này (nằm dưới cơ ngực và trên mặt phẳng bao xơ cũ) sẽ mang lại cho túi độn “cơ hội thứ hai” nằm ở một vị trí lí tưởng hơn trong khi vẫn nằm một phần dưới cơ.
Để ngăn ngừa tái phát, tôi đề nghị chuyển sang loại túi gel silicone có độ nhô thấp nhất có thể. Điều này sẽ ngăn chặn tác động “búa nước” (áp lực hoặc sóng) gây ra từ túi nước muối, và độ nhô thấp hơn cũng góp phần phân phối áp lực đồng đều nhất có thể, cả hai đều giảm bớt nguy cơ căng giãn mô và tình trạng túi độn nằm ở vị trí bất thường không thể lường trước được.
Ngoài ra bạn có thể cân nhắc sử dụng túi độn có bề mặt nhám và vật liệu hỗ trợ (mô sinh học) để giúp nâng đỡ bầu vú. Không tốn thêm chi phí khi chọn túi độn bề mặt nhám nhưng chắc chắn chi phí sẽ tăng lên đáng kể (nhiều hơn chi phí cho túi độn) khi dùng các mô sinh học như Strattice hoặc Alloderm. Theo tôi, trong trường hợp của bạn cũng không hẳn sẽ có lợi khi sử dụng mô sinh học, trừ khi bạn đang muốn giảm thiểu tình trạng sờ thấy túi độn hoặc gợn sóng.
Có vẻ như 1) hai bên khoang chứa túi độn của bạn đã bị kéo giãn xuống dưới và về hai bên nách, và 2) bạn gặp các vấn để khi co cơ ngực ở bầu vú phải.
Tôi đề nghị nên:
- Chỉnh sửa khoang chứa túi độn đang bị giãn rộng xuống dưới và về phía bên nách (có thể sử dụng mô sinh học, đặc biệt việc sử dụng càng có lợi khi túi độn bị gợn sóng)
- Chuyển sang vị trí đặt túi độn một phần dưới cơ và một phần dưới tuyến vú (dual plane) để giảm thiểu các vấn đề liên quan đến chuyển động của cơ ngực
- Xem xét chuyển sang túi gel silicone – ít bị gợn sóng hơn và ít có nguy cơ kéo giãn mô hơn
- Chỉnh sửa khoang chứa, mở rộng về phía giữa ngực
- Đảm bảo đường kính (chiều rộng) túi độn vừa với đường kính khoang chứa
Hãy chắc chắn bạn tìm gặp một người thông thạo về các quy trình chỉnh sửa phức tạp để được tham vấn, kiểm tra và đưa ra kế hoạch chỉnh sửa phù hợp nhất.
Vị trí túi độn lý tưởng cho trường hợp này là phải đặt về phía giữa vú, nằm ngay dưới tổ hợp quầng –núm vú. Đặt túi độn quá xa đường giữa ngực có thể khiến núm vú nằm lệch về phía ngoài. Dựa vào những hình ảnh của bạn, hai bên túi độn hoàn toàn có thể được chỉnh sửa, thay đổi vị trí về giữa ngực gần nhau hơn và sẽ mang lại cho bạn bộ ngực tự nhiên hơn.
Việc căn chỉnh quầng vú, mô vú và túi độn phù hợp với tình trạng lồi lên của xương ngực sẽ tối đa hóa được độ nhô vú với túi độn có kích cỡ nhỏ nhất. Túi gel silicone tròn, bề mặt nhám, kích cỡ nhỏ được đặt phía sau cơ (dưới cơ) sẽ mang lại hình dáng ngực và cảm giác tự nhiên, ổn định hơn, ít có nguy cơ gợn sóng hoặc co thắt bao xơ cần phẫu thuật chỉnh sửa hơn. Quá trình này có thể được thực hiện trong cùng một giai đoạn hoặc chia làm 2 nếu muốn.
Tuy nhiên có một vấn đề mà chưa ai đề cập đến đó là điều gì đã gây ra kết quả này ngay từ đầu. Đã rất nhiều người nghi ngờ khả năng của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ban đầu thực hiện cho bạn, nhưng thực tế hầu hết chúng ta, những bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ được chứng nhận cũng đã gặp phải tình trạng này nếu chưa thực hành phẫu thuật ngực đủ lâu và chưa có nhiều kinh nghiệm. Một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng của bạn chính là việc lặp đi lặp lại các cơn co thắt mạnh mẽ của cơ ngực như khi nâng tạ, hít đất, plank …Vì cơ ngực ở giữa và phía trên bầu vú vẫn còn bám vào thành ngực (chứ chưa được giải phóng tách ra như ở phía dưới và phía bên bầu vú) nên khi co cơ mạnh sẽ đẩy túi độn về phía không có lực cản, tức là phía dưới và phía bên ngoài bầu vú. Nói cách khác, vì không có cơ chặn ở đó nên túi độn dịch chuyển xuống dưới và ra ngoài. Đó cũng chính là lý do tại sao ở những bệnh nhân da mỏng rất dễ nhìn và cảm thấy các nếp gợn sóng ở cực dưới và phía ngoài của bầu vú (đặc biệt là khi đặt túi nước muối).
Do đó, khi bác sĩ chỉnh sửa bên trong, bệnh nhân cũng phải sẵn sàng làm nhiệm vụ của mình, hạn chế các loại động gây biến dạng và tái phát tình trạng ban đầu. Nhưng thực ra đây là tình trạng rất hay xảy ra với kết quả có thể dễ dàng đoán trước được. Bạn có làn da vú khá đẹp, bầu ngực không bị sa trễ (nên không cần nâng ngực chảy xệ) và chắc chắn sẽ có được kết quả rất đẹp sau khi chỉnh sửa.
Hai bên núm vú không đều nhau sau nâng ngực chảy xệ và đặt túi độn
2 tuần trước tôi đã treo ngực sa trễ kết hợp đặt túi độn ngực (kích cỡ 200 cc, tôi hiện 26 tuổi, chưa có con) nhưng hai bên núm vú của tôi bị lệch, gần như không hoàn toàn tròn. Những vấn đề này cuối cùng có tự hết không? Tôi đã nghĩ hai bên vú sẽ cao hơn sau khi phẫu thuật, nhưng lại không thế. Một ca treo sa trễ đạt kết quả tốt có thường xảy ra vấn đề này không?
- 18 trả lời
- 5768 lượt xem
Cách khắc phục túi độn nâng ngực bị nhỏ
Tôi cảm thấy túi độn của mình quá nhỏ (tôi đặt túi nước muối size 275 cc được làm đầy thành 300 cc, đặt ở dưới cơ ngực). Có vẻ như bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã không tư vấn cho tôi chọn đúng kích cỡ. Tôi hiện vẫn mặc cỡ áo ngực cũ. Xin hãy cho tôi lời khuyên
- 20 trả lời
- 5937 lượt xem
Nâng ngực bị hỏng, bao lâu sau có thể chỉnh sửa?
Mới đây tôi đã phẫu thuật ngực nhưng không hài lòng với kích cỡ đạt được. Tôi phải chờ bao lâu mới có thể chỉnh sửa lại?
- 17 trả lời
- 6454 lượt xem
Có phải là biến chứng lồi đáy vú sau nâng ngực?
Xin chào, tôi là phụ nữ 34 tuổi và đã phẫu thuật nâng ngực được 7 tuần. Kể từ khi phẫu thuật được 1 tuần tôi đã nghi ngờ vú phải của mình bị lồi đáy vú. Tôi khá gầy (nặng 59 kg, cao 1m63). Kích cỡ ngực trước khi phẫu thuật là 34A và đã được đặt túi gel silicon độ kết dính cao với độ nhô rất cao, size 330 cc. Hai bên vú của tôi trước mổ rất cân đối với nhau! Bác sĩ nói rằng tôi cần chờ ít nhất 3-6 tháng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Ông ấy không nói tôi bị lồi đáy vú, vậy tôi có thể làm gì vào lúc này?
- 14 trả lời
- 3710 lượt xem
Chỉnh sửa quầng vú giãn rộng “khổng lồ” sau nâng ngực
6 năm trước tôi đã thực hiện một quy trình nâng ngực đặt túi độn trên cơ (dưới tuyến vú). 8 tháng đầu trông ngực rất đẹp, nhưng bây giờ trông chúng thật khủng khiếp, nổi đầy các nếp gợn sóng và quầng vú bị giãn rộng khổng lồ. Mới đây tôi đã đến gặp bác sĩ nhưng thật buồn khi ông ấy bảo trường hợp của tôi có rất ít hi vọng. Tôi cảm nhận được túi độn bên trong vú và có thể sẽ cần phẫu thuật treo sa trễ. Liệu có hi vọng gì không? Hiện tại kích cỡ ngực của tôi là 34D, túi độn size 360 cc.
- 10 trả lời
- 2973 lượt xem
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới
Biến chứng ngực chảy xệ sau phẫu thuật đặt túi độn ngực
Lồi đáy vú là khi mô ở phần dưới của bầu ngực bị kéo giãn quá mức hoặc túi độn tụt xuống dưới, khiến núm vú nằm sai vị trí và hình dạng bầu vú bất thường.