Vạch trần những tin đồn và quan niệm sai lầm về túi độn nâng ngực
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Cùng với sự phổ biến của quy trình này là nổi lên hàng loạt các phương tiện truyền thông và các cuộc thảo luận công khai về nó cũng như một số giả định chung về túi độn ngực thường không dựa trên những nghiên cứu khoa học mà chỉ dựa trên những lời đồn đại từ công chúng. Nếu bạn là một trong nhiều phụ nữ đang xem xét phẫu thuật nâng ngực thì dưới đây là những thông tin liên quan hữu ích giúp xua tan những lời đồn thổi về quy trình này.
“Tất cả các túi độn nâng ngực cần được thay thế sau 10 năm”
Túi độn là những thiết bị giả không tồn tại vĩnh viễn và có những biến chứng liên quan, cũng như bất kỳ vật liệu bên ngoài nào được đặt vào tron cơ thể như trong các quy trình khác. Lý do phổ biến nhất cần thay thế túi độn là bị vỡ hoặc rò rỉ và xuất hiện tình trạng co thắt bao xơ. Nếu túi độn nước muối rò rỉ thì nước muối sẽ được cơ thể hấp thụ lại, trong khi đó nếu túi độn silicon rò rỉ thì lượng silicon bị đùn rỉ ra sẽ cần phải cắt bỏ thông qua phẫu thuật. Co thắt bao xơ được mô tả là hiện tượng hình thành mô sẹo bất thường xung quanh túi độn, thường đi kèm với biểu hiện đau và cứng vú. Tình trạng này phát triển thường làm méo mó vú và thay đổi vị trí túi độn. Phụ nữ có thể phát triển tình trạng co thắt bao xơ ở một hoặc hai bên vú tại bất cứ thời điểm nào sau khi đặt và tình trạng vỡ hoặc rò rỉ cũng có thể xảy ra. Túi độn được đặt vào càng lâu thì càng có nhiều nguy cơ bị vỡ hoặc rò rỉ, nhưng không có hướng dẫn bắt buộc nào về việc phải gỡ bỏ hoặc thay thế túi độn sau khi đặt được 10 năm. Việc gỡ bỏ túi độn có hoặc không thay thế túi mới nên được cân nhắc xem những biến chứng trên có xảy ra hay không và xảy ra khi nào. Ngoài ra, việc theo dõi thường xuyên cũng được khuyến cáo đối với tất cả phụ nữ, qua đó sẽ được kiểm tra vú, chụp ảnh X quang tuyến vú, siêu âm, hoặc chụp cộng hưởng từ, tùy thuộc vào độ tuổi từng bệnh nhân và các yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh về vú. Việc theo dõi thường xuyên rất cần thiết để phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào liên quan đến túi độn và xác định các biện pháp can thiệp, điều trị thích hợp, kịp thời, nếu cần.
“Túi độn ngực gây bệnh tự miễn”
Có những báo cáo mang tính giai thoại mà một trong số đó nhận được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các phương tiện truyền thông và các bệnh nhân - những người đã tuyên bố bị một số vấn đề sức khỏe và các bệnh do đặt túi độn ngực. Các nghiên cứu khoa học thực hiện trên hàng trăm ngàn phụ nữ đặt túi độn đã bác bỏ mối liên quan giữa túi độn và các bệnh tự miễn. Ngoài ra, cũng không có nguy cơ gia tăng ung thư vú ở những bệnh nhân đặt túi độn. Quan trọng phải chú ý rằng túi độn hiện đang được lưu hành bao gồm túi độn silicon, túi độn nước muối và túi độn nước muối hình giọt nước, tất cả đều được FDA công nhận. Thế hệ túi độn trước đây đã được sử dụng từ những năm 1960 không được trải qua quá trình thử nghiệm và thu thập dữ liệu như thế hệ túi độn hiện tại để đảm bảo tính an toàn hiệu quả của chúng. Gần gây, một loại ung thư hạch bạch huyết hiếm gặp được gọi là ung thư tế bào hạch bạch huyết nang lớn (BIA-ALCL) liên quan đến túi độn ngực đã được xác định là có liên quan đến túi độn. BIA-ALCL thường có biểu hiện như tình trạng tụ dịch muộn hoặc xuất hiện khối u vú và cần được điều trị bằng phẫu thuật để gỡ bỏ túi độn hoặc cắt bỏ bao xơ xung quanh.
“Túi độn gây nguy hiểm trong thời kỳ cho con bú”
Nhiều phụ nữ thực hiện nâng ngực ở độ tuổi 20,30 lo ngại về các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến em bé nếu sau đó họ muốn có bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có nguy cơ y tế nào đối với những đứa bé được sinh ra hoặc được cho bú bởi những phụ nữ đặt túi độn nước muối hoặc silicon. Mang thai thường liên quan đến nhiều ảnh hưởng từ hormone lên mô vú mà có thể thay đổi về kích cỡ, hình dáng vú và diện mạo vú liên quan đến túi độn. Không có bất kỳ rủi ro cố hữu vốn có nào trong nâng ngực mà khiến nó trở thành quy trình phải chống chỉ định đối với những phụ nữ dự định mang thai sau này. Vì quy trình này liên quan đến đường rạch và cắt tỉa mô vú, nên có nguy cơ rất nhỏ gây ảnh hưởng đến cảm giác núm vú và quá trình cho con bú. Các bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng các kỹ thuật đặt túi độn hiện tại nhằm giảm thiểu can thiệp đến cảm giác núm vú và quá trình cho con bú bao gồm: đặt đường rạch ở nếp dưới vú (trong nếp gấp dưới vú) hoặc đường rạch qua nách (tại nách) chứ không đặ đường rạch xung quanh núm vú. Ngoài ra cũng sẽ đặt túi độn dưới cơ chứ không đặt trên cơ. Chọn túi độn nhỏ hơn để tránh phải phẫu thuật can thiệp rộng và hạn chế tiềm ần nguy cơ gây gián đoạn các dây thần kinh cảm giác đến núm vú. Ngoài ra cũng cần nhắc lại rằng một số phụ nữ thậm chí chưa từng trải qua bất kỳ quy trình phẫu thuật ngực nào cũng không thể cho con bú được vì những bất thường ở tình trạng giải phẫu bẩm sinh của ống dẫn sữa hoặc núm vú.
“Phụ nữ có thể chọn bất cứ kích cỡ áo ngực nào họ muốn”
Với hàng trăm loại và kích cỡ túi độn hiện tại trên thị trường, thực sự có rất nhiều kết quả có thể tạo ra từ phẫu thuật nâng ngực. Tuy nhiên kích cỡ cup chính xác mà có thể có được từ phẫu thuật không phải lúc nào cũng có thể đoán được, chủ yếu là vì có sự thay đổi rất lớn trong mỗi kích cỡ cup của mỗi nhà sản xuất áo ngực. Để có được kết quả tự nhiên nhất, túi độn đã được lựa chọn phải vừa với kích cỡ và phù hợp với đặc điểm vú của bệnh nhân bao gồm chiều rộng vú, đường kính, và vị trí vú trên thành ngực. Đặt túi độn quá lớn dưới một thành vú hẹp, nhỏ có thể khiến nhìn thấy rõ túi độn hoặc có thể nhìn thấy các cạnh túi độn ở trên đỉnh vú hoặc hai bên vú. Một cân nhắc khác là trọng lượng thực tế của túi độn, và mức độ căng giãn của mô do áp lực từ túi độn và sự kéo xuống của trọng lực. Khi nói đến việc chọn lựa túi độn thì kích cỡ to hơn không nhất thiết sẽ tốt hơn về lâu dài.
“Bất kỳ bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng có thể thực hiện phẫu thuật nâng ngực”
Phẫu thuật nâng ngực mang lại cả lợi ích về tinh thần và thể chất vì nó thường cải thiện sự tự tin và lòng tự trọng của bệnh nhân. Khi lựa chọn bác sĩ phẫu thuật, các bệnh nhân nên biết rằng bác sĩ “thẩm mỹ” không giống như bác sĩ “phẫu thuật”. Chỉ có bác sĩ phẫu thuật được hội đồng chứng nhận đã hoàn tất nhiều năm đào tạo nghiêm ngặt và đã qua các bài kiểm tra bằng giấy và miệng mới có thể được chứng nhận. Tên gọi “bác sĩ thẩm mỹ” không chỉ ra mức độ đào tạo rộng rãi vốn có của một bác sĩ phẫu thuật được chứng nhận trình độ. Phẫu thuật nâng ngực có thể là một quy trình tương đối đơn giản nhưng để đảm bảo có được kết quả tốt nhất thì phải có một quá trình kiểm tra toàn diện của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm: đánh giá chi tiết trước khi phẫu thuật về tình trạng giải phẫu của mỗi bệnh nhân – kích cỡ hình dáng vú, độ cân xứng hoặc bất cân xưng của vú, đặc điểm mô vú, đặc điểm núm vú, quầng vú và da và mức độ chảy xệ, sa trễ của vú để xác định thêm xem có cần thực hiện thêm quy trình phẫu thuật nâng ngực chảy xệ hay không; Thảo luận và hiểu rõ mong muốn của từng bệnh nhân về kết quả sau khi phẫu thuật, đồng thời tiến hành phân tích những hạn chế về kết quả có thể có; Hiểu biết và thông thạo về tất cả các loại túi độn để đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bệnh nhân khi chọn túi đôn: túi độn silicon; túi độn silicon có độ kết dính cao (gummy bear); túi độn tròn và túi độn hình giọt nước; Có kinh nghiệm và khả năng áp dụng các kỹ thuật phẫu thuật khác nhau để đạt được kết quả mong muốn; Tiếp tục theo dõi và kiểm soát các bệnh nhân sau phẫu thuật để giải quyết mọi vấn đề phát sinh.
Cũng giống như mọi quy trình phẫu thuật thẩm mỹ, nâng ngực không đưa ra một kết quả đảm bảo nào nhưng hầu hết các bệnh nhân đã thực hiện đều rất hài lòng với kết quả của họ, với tỷ lệ rất nhỏ các bệnh nhân phải phẫu thuật chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ túi độn. Chỉ ra những điều thực tế, không hư cấu, là điều cần thiết phải phân tích cho các bệnh nhân trước khi phẫu thuật và để đáp ứng được mong đợi giúp họ hài lòng với quy trình nâng ngực của mình.
Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.
Hầu hết phụ nữ đến tham vấn với bác sĩ thẩm mỹ đều đã có những ý tưởng nhất định về những gì họ không muốn. Họ không muốn bộ ngực của mình trông mất cân đối với phần còn lại của cơ thể. Họ không đến để làm hài lòng bất cứ ai ngoại trừ họ.
Khi nhắc đến ung thư chúng ta thường nghĩ đến phẫu thuật, thuốc men, bệnh tật và nỗi sợ hãi về những điều chưa biết rõ. Hầu hết những người không trải qua điều trị ung thư và hồi phục đều không nghĩ đến đến việc điều gì sẽ xảy ra sau khi điều trị, truyền hóa chất có thể sẽ khiến bạn trông hốc hác vì giảm cân quá mức, các loại thuốc khác có thể gây ra một số vấn đề về da.
Khi tưởng tượng về phẫu thuật ngực, chúng ta sẽ hình dung ra những phụ nữ có bộ ngực to hơn hoặc nhỏ hơn từ một bộ ngực quá to. Nhưng cũng có rất nhiều lý do khác bao gồm cả lý do y tế để người phụ nữ quyết định chọn phẫu thuật ngực.
Các loại túi độ, size kích cỡ, độ nhô và phương pháp đặt túi ngực
- 15 trả lời
- 24265 lượt xem
Xin các bác sĩ cho biết là sau phẫu thuật nâng ngực được bao lâu thì có thể quan hệ lại?
- 6 trả lời
- 2338 lượt xem
Tôi sắp phẫu thuật nâng ngực bằng túi nước muối vỏ trơn của hãng Mentor nhưng tôi vừa mới đọc được một thông tin rằng túi nước muối thường bị gợn sóng, chỉ có độ bền 10 năm và còn không tự nhiên. Tôi rất lo. Không biết túi nước muối có được bảo hành trọn đời không hay chỉ có túi gel silicone thôi?
- 2 trả lời
- 5445 lượt xem
Chào bác sĩ, vài ngày nữa tôi phẫu thuật nâng ngực, bác sĩ đã yêu cầu tôi bỏ thuốc 6 tuần trước phẫu thuật nhưng thật khó mà bỏ hẳn, tôi chỉ có thể giảm đi. Liệu tôi có bị biến chứng gì không?
- 1 trả lời
- 3140 lượt xem
Cuối tuần nay tôi sẽ phẫu thuật ngực, phải cắt bỏ bao xơ, thay túi độn nước muối bằng túi gel silicon. Tôi đã bị co thắt bao xơ 2 lần rồi nên lần này tôi muốn chuẩn bị thật tốt cho ca phẫu thuật của mình.
- 2 trả lời
- 2335 lượt xem
Chào bác sĩ, núm vú phải của tôi có cảm giác rất rõ ràng, mô vú bên dưới nó lại tê hoàn toàn, ngay cả khi véo vào cũng chẳng cảm thấy thấy gì. Bên trái thì cả núm vú và mô bên dưới đều tê. Hai bên nách của tôi vẫn có cảm giác bình thường. Liệu những vùng bị tê đó cảm giác có trở lại không?