U nang biểu bì là gì? Điều trị bằng cách nào?
Nói chung, không phải lúc nào cục cứng dưới da cũng là u nang biểu bì nhưng nếu cục cứng tồn tại dưới da trong suốt nhiều tháng mà không biến mất thì khả năng cao đó là u nang biểu bì.
Nguyên nhân gây u nang biểu bì
U nang biểu bì hình thành khi lớp biểu bì (lớp trên cùng của da) dính vào lớp trung bì do chấn thương như cậy mụn trứng cá hoặc do nặn mụn trứng cá không đúng cách khiến cho mủ và các mảnh vụn bị đẩy vào sâu hơn trong da.
Lớp biểu bì dính vào lớp trung bì tiếp tục phát triển tạo thành một khu vực có màng bao quanh tiết ra keratin (chất sừng) và hình thành cấu trúc dạng nang.
Ngày càng có nhiều keratin tích tụ bên trong khiến cho u nang ngày càng to lên. Keratin có thể rò rỉ ra ngoài và cơ thể coi đây là một chất lạ nên sẽ xảy ra phản ứng ở vùng mô xung quanh.
U nang biểu bì thường hình thành do lớp biểu bì bám dính và trung bì sau chấn thương, phẫu thuật hoặc viêm. U nang biểu bì cũng có thể hình thành một cách tự phát (không rõ lý do). Sự tích tụ từ từ của keratin dẫn đến hình thành cục cứng không đau dưới da.
Chất dịch màu trắng chảy ra từ u nang biểu bì là gì?
Chất dịch màu trắng, có mùi hôi chảy ra từ u nang biểu bì là keratin hay còn gọi là chất sừng –thành phần chính tạo nên lớp biểu bì của da. Sở dĩ chất dịch này có mùi hôi vì vi khuẩn trên da sử dụng keratin làm nguồn thức ăn. Lớp biểu bì bao quanh u nang bã nhờn tiếp tục tạo ra ngày càng nhiều keratin. U nang biểu bì dưới da ngày càng lớn do sự tích tụ keratin bên trong.
Chẩn đoán u nang biểu bì
Làm thế nào để biết cục cứng dưới da là u nang biểu bì hay một vấn đề về da khác?
Bác sĩ da liễu thường có thể chẩn đoán u nang biểu bì bằng cách sử dụng máy soi da và hỏi người bệnh về quá trình hình thành u nang dưới da.
Sau khi cắt bỏ, u nang sẽ được mang đi phân tích nếu bác sĩ nghi ngờ đó có thể là ung thư da hoặc các vấn đề về da khác nhưng những trường hợp này rất hiếm gặp. Sự hiện diện của chất dịch màu trắng đục có mùi chảy ra từ u nang là một dấu hiệu cho thấy nó lành tính và không gây nguy hiểm.
Trên thực tế có rất nhiều vấn đề về da có biểu hiện là cục cứng hay mụn chứa mủ dưới da.
Bác sĩ da liễu có thể dựa trên các đặc điểm của tổn thương để đưa ra chẩn đoán ban đầu:
- U nang biểu bì: cục cứng tròn chứa keratin nằm dưới da. U nang biểu bì có thể tăng hoặc giảm kích thước.
- U mỡ (lipoma): hình thành từ các tế bào mỡ, có dạng bướu mềm dưới da. U mỡ có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. U mỡ thường giữ nguyên kích thước hoặc tăng kích thước.
- U sợi bì (dermatofibroma): có dạng sẩn cứng, tròn trên da, thường lõm xuống khi ấn lên. U sợi bì thường xuất hiện ở cẳng chân. U sợi bì có thể do di truyền. U sợi bì có thể giữ nguyên kích thước nhưng cũng có thể tăng kích thước.
- U nang pilar: những sẩn mịn, cứng hình thành dưới da đầu, cũng chứa keratin.
Các phương pháp khám cận lâm sàng thường không cần thiết nhưng đôi khi được thực hiện để chẩn đoán u nang biểu bì.
Siêu âm và chụp cộng hưởng từ
Khi bác sĩ da liễu không biết chắc sẩn cứng dưới da có phải là u nang biểu bì không hoặc khi u nang nằm ở một vị trí nguy hiểm như chính giữa ở phần trên của khuôn mặt hoặc gần các động mạch lớn thì có thể cần tiến hành siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá chính xác đặc điểm của sẩn cứng dưới da, từ đó đưa ra chẩn đoán.
Trong trường hợp u nang biểu bì, hình ảnh siêu âm và chụp cộng hưởng từ sẽ cho thấy những điều dưới đây:
Siêu âm:
- Hình dạng và cấu trúc: U nang biểu bì thường có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục.
- Viền: U nang biểu bì thường có viền rõ ràng, sắc nét.
- Không có máu lưu thông: U nang biểu bì thường không có mạch máu bên trong, có nghĩa là không có máu lưu thông đến u nang.
- Vị trí: U nang biểu bì thường nằm ngay dưới da.
- Tăng sóng âm: Sóng siêu âm tăng lên hoặc khuếch đại khi đi qua u nang. Điều này giống như khi bạn hét lên trong hang động và nghe thấy tiếng vọng lại lớn hơn tiếng hét ban đầu.
- Đổ bóng: U nang biểu bì có thể đổ bóng sang bên cạnh, khiến cho vùng bên cạnh u nang tối hơn trên hình ảnh siêu âm.
Cộng hưởng từ (MRI):
- Hình ảnh T1W: Trên hình ảnh T1W, u nang biểu bì thường có vẻ hơi sẫm màu hơn vùng mô xung quanh.
- Hình ảnh T2W: Trên hình ảnh T2W, u nang biểu bì có thể có màu từ vừa đến rất sáng.
- Khuếch tán hạn chế: Điều này có nghĩa là các phân tử nước trong u nang biểu bì không di chuyển tự do như trong các mô khác. Đây là một đặc điểm nổi bật của u nang biểu bì.
Hiểu được những điều này là rất quan trọng vì những dấu hiệu này giúp bác sĩ phân biệt giữa u nang biểu bì – một vấn đề lành tính với những vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư da.
Phân tích dưới kính hiển vi
Khi sinh thiết hoặc cắt bỏ và nhìn dưới kính hiển vi, u nang biểu bì thường gồm có một khoảng trống với bề mặt bên trong được bao phủ bởi biểu mô vảy sừng hóa. Khoảng trống này có chứa vật liệu keratin mỏng. Thành u nang được tạo nên từ lớp biểu bì của da với lớp hạt và chứa keratin.
Tại sao u nang biểu bì khó loại bỏ?
U nang biểu bì được tạo nên từ lớp biểu bì của da và lớp biểu bì gồm có các tế bào sừng liên tục tạo ra keratin. Do đó, chừng nào còn lớp biểu bì bao quanh (lớp vỏ) thì u nang biểu bì sẽ còn tiếp tục tái phát.
Vì vậy, nếu bạn chỉ làm vỡ u nang biểu bì và bóp chất dịch bên trong ra ngoài mà không loại bỏ đi lớp vỏ của u nang thì keratin sẽ lại tích tụ và u nang sẽ lại to lên. U nang biểu bì giống như một quả bóng hơi trong da có thể tự bơm đầy sau khi xẹp.
Đây là lý do tại sao phẫu thuật là giải pháp hiệu quả nhất để loại bỏ u nang biểu bì.
Điều trị u nang biểu bì
U nang biểu bì sẽ không tự biến mất mà thường tồn tại rất lâu (nhiều tháng đến nhiều năm), ngay cả khi bạn làm vỡ u nang, nặn hay hút dịch trong u nang bằng kim tiêm. Cách điều trị u nang biểu bì phụ thuộc vào vị trí và kích thước của u nang. Trong hầu hết các trường hợp, giải pháp xử lý u nang biểu bì là tiểu phẫu cắt bỏ. Có nhiều phương pháp cắt bỏ u nang biểu bì. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách và an toàn.
Có thể tự điều trị u nang biểu bì tại nhà không?
Không được cố gắng làm vỡ, nặn hay hút dịch trong u nang biểu bì tại nhà vì:
- U nang biểu bì nằm sâu dưới da và cần phải rạch vào lớp trung bì thì mới có thể mở u nang. Điều này sẽ gây ra sẹo nếu thực hiện không đúng cách.
- U nang biểu bì rất dễ bị nhiễm trùng do có quá nhiều vi khuẩn
- U nang biểu bì sẽ hình thành trở lại nếu toàn bộ lớp biểu bì bao quanh không được loại bỏ.
Việc cố gắng cạy hoặc nặn u nang biểu bì có thể đẩy u nang vào sâu hơn vào da và gây hình thành sẹo. U nang biểu bì không phải một vấn đề mà bạn có thể tự điều trị tại nhà mà cần phải đến bác sĩ da liễu.
Bác sĩ da liễu điều trị u nang biểu bì bằng cách nào?
Các phương pháp điều trị u nang biểu bì mà bác sĩ thường sử dụng gồm có:
- Dùng thuốc kháng sinh nếu u nang bị nhiễm trùng. Bạn sẽ phải tái khám sau một hoặc hai tuần.
- Tiêm steroid như Kenalog để thu nhỏ kich thước u nang biểu bì
- Rạch mở u nang, loại bỏ chất dịch bên trong và nạo bỏ vỏ u nang.
- Cắt bỏ và khâu toàn bộ u nang để ngăn keratin tích tụ bên trong.
Cắt bỏ toàn bộ u nang là cách tốt nhất để ngăn u nang biểu bì quay trở lại.
Thói quen chăm sóc da để ngăn ngừa u nang biểu bì
Một số lỗi sai trong thói quen chăm sóc da hàng ngày có thể dẫn đến hình thành u nang biểu bì:
- Tẩy tế bào chết quá nhiều
- Sử dụng sản phẩm chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông
- Sử dụng kem dưỡng ẩm chứa loại axit béo không phù hợp
- Không trị mụn trứng cá đúng cách
- Không sử dụng retinoid
Sử dụng các loại retinoid như retinol là cách tốt nhất để ngăn ngừa u nang biểu bì ở hầu hết các loại da. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng retinoid đúng cách để tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn khác như kích ứng da.
Khám phá những cách hiệu quả để điều trị tăng sắc tố sau viêm da và tái tạo làn da khỏe mạnh. Tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc da và sản phẩm dưỡng trắng độc đáo tại đây.
Dị ứng da là tình trạng da có phản ứng với những chất vốn vô hại do hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Những chất gây ra phản ứng này gọi là chất gây dị ứng (dị nguyên).
Mụn ẩn là một trong những loại mụn gây khó chịu nhiều nhất. Một trong những lý do là chúng nằm sâu dưới da và khó xử lý. Nếu có kích thước từ 1cm trở lên thì mụn ẩn có thể được gọi là mụn cục cứng. Mụn ẩn có thể biến thành u nang biểu bì hay u nang bã nhờn nếu không được điều trị đúng cách. Không giống như mụn trứng cá thông thường có đầu đen hoặc đầu trắng rõ ràng, mụn ẩn thường nằm sâu dưới da và không xuất hiện ngòi mủ. Loại mụn này không thể nặn và có thể trở nên nặng hơn nếu bạn cố nặn hay cạy.
Vào mùa hè, kem chống nắng là món đồ không thể thiếu. Mặc dù bên cạnh những thông tin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ da khỏi ảnh náng vẫn có những ý kiến về mặt tiêu cực của kem chống nắng.
Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người lớn.
- 0 trả lời
- 3137 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 2360 lượt xem
Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1147 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 2296 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^
- 0 trả lời
- 1948 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!