Trị mụn như thế nào là đúng cách?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Vi khuẩn không phải nguyên nhân duy nhất gây mụn. Vi khuẩn chỉ gây mụn khi bị mắc trong lỗ chân lông cùng với dầu thừa.
- Có thể trị mụn bằng kháng sinh, Benzoyl peroxide, dầu tràm trà hay ánh sáng xanh và đỏ. Mỗi loại có một công dụng riêng trong việc trị và ngăn ngừa mụn.
- Nặn mụn sẽ làm mụn nặng thêm. Cách tốt nhất để trị mụn là áp dụng một quy trình dưỡng da hoàn chỉnh.
Giới thiệu
Liệu có thể trị mụn chỉ sau một đêm hay trong vòng từ 1 – 5 ngày không? Sự thật là bạn cần ít nhất một tuần để trị được mụn mà trên thực tế, khoảng thời gian này thường là 30 ngày. Những người bị mụn thường có tâm lý tìm cách trị mụn nhanh nhất có thể và dễ tin vào những quảng cáo trị mụn cấp tốc, tuy nhiên, những lời quảng cáo là hoàn toàn vô lý. Bạn sẽ cần thời gian 3-4 tuần để có được một làn da khỏe mạnh, sạch mụn.
Trong độ tuổi từ 8-18, khả năng bạn bị mụn là khá cao. Có khoảng 80% thanh thiếu niên niên trong độ tuổi này có vấn đề về mụn, và con số này ở người trưởng thành là 25%.
Mụn là một vấn đề phổ biến và còn được coi như một chuyện bình thường trước tuổi trưởng thành, tuy nhiên, điều này vẫn không làm cho chúng ta đỡ khó chịu khi soi gương và phát hiện một cục mụn to bự nằm trên mặt. bài viết này sẽ lý giải tại sao bạn lại bị mụn và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trị mụn. Tuy nhiên, trước hết hãy cùng tìm hiểu mụn là gì và nguyên nhân nào gây ra mụn.
Mụn trứng cá là gì?
Trứng cá là một vấn đề về da phổ biến và có thể gây ra những biểu hiện khác nhau. Một số loại trứng cá chỉ bít lỗ chân lông với da chết, bã nhờn và vi khuẩn mụn. Loại mụn này gọi là mụn đầu trắng.
Khi những bã nhờn này trở nên cứng hơn, và phần trên cùng khi tiếp xúc với oxy trong không khí sẽ bị oxy hóa, biến dần thành màu xám rồi màu đen, tạo nên mụn đầu đen. cả mụn đầu trắng và mụn đầu đen đều có thể bị viêm và trở thành mụn mủ.
Sự mưng mủ làm lỗ chân lông bị sưng đỏ thường do vi khuẩn mụn, nhưng không phải hoàn toàn do vi khuẩn mụn. Trên thực tế, vi khuẩn mụn có sẵn trên da. Bình thường những vi khuẩn này sẽ trôi ra ngoài lỗ chân lông theo dầu thừa và không gây bít tắc. Ngoài ra, chúng còn phá vỡ các lớp sáp do da sản sinh thành các axit béo, diều này thậm chí còn cung cấp dinh dưỡng có lợi cho làn da.
Những vi khuẩn mụn này thường có lợi cho da, và chỉ gây mụn khi bị kẹt lại dưới lớp da chết trên thành lỗ chân lông. Lúc này, chúng sẽ tích tụ lại trong lỗ chân lông và bị hệ miễn dịch phát hiện, gây ra các phản ứng viêm để tiêu diệt. tuy nhiên, những vi khuẩn này lại tiết ra những chất có tác dụng khiến phản ứng viêm gây hại ngược lại cho da. Điều này tạo cơ hội cho chúng thoát ra ngoài và gây nên những nốt một xấu xí trên da.
Loại mụn nào không phải mụn trứng cá
Trứng cá không phải nguyên nhân duy nhất gây ra các nốt mụn sưng mủ trên mặt. Lý do phổ biến thứ hai gây mụn mủ là do một loại nhiễm khuẩn có tênbệnh chốc lở. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ
Có hai loại chốc lở. Một loại được gây ra những vết phồng rộp, sau 2-3 ngày chúng sẽ vỡ và chảy ra chất lịch màu nâu vàng, để lại một lớp vảy cứng màu nâu. Loại này được gọi là chốc bọng nước. Loại thứ hai là chốc không gây bọng nước, làm mọc những nốt phồng mọc theo cụm, gây ngứa và vỡ sau 1 ngày, tiết ra chất dịch nâu. Loại này còn có thể gây sưng hạch bạch huyết.
Bệnh chốc lở thường đi kèm sưng mủ, và khó coi hơn rát nhiều so với mụn trứng cá. Có một số điểm khác biệt giữa bệnh chốc lở và mụn trứng cá, đó là:
- Bạn có thể bị lây chốc lở từ người khác chứ không bị lây trứng cá.
- Chốc lở chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng trứng cá có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc nhiều năm.
- Chốc lở thường mọc ở vùng mông, trong khi trứng cá thường mọc trên mặt.
- Chốc lở xuất hiện ở vùng da bị tổn thương, (phương pháp mài da trị mụn đôi khu cũng gây chốc lở, còn mụn trứng cá thì bắt đầu ở lỗ chân lông.
- Để chốc lở, bạn phải diệt được phế cầu khuẩn gây bệnh và một khi phế cầu khuẩn bị diệt trừ, bệnh chốc lở sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với mụn trứng cá mụn, diệt vi khuẩn mụn chưa chắc đã có hiệu quả.
Trị mụn mủ với kháng sinh
Nếu bạn đến khám bác sỹ để trịmụn mủ, phương pháp điều trị đầu tiên mà bạn được khuyên thường là dùng thuốc kháng sinh. Các bác sỹ tin dùng kháng sinh vì chắc chắn sẽ có hiệu quả dù ít hay nhiều và kháng sinh lại thường có giá thành thấp.
Cơ chế hoạt động của kháng sinh là tiêu diệt các vi khuẩn mụn trong lỗ chân lông và ngăn chặn các phản ứng viêm do chúng gây ra. Tuy nhiên, kháng sinh lại không trị được mụn đầu trắng và mụn đầu đen bởi loại mụn này không phải do viêm. Và ngay cả khi vi khuẩn bị loại vỏ, hiện tượng sưng đỏ và mưng mủ vẫn có thể tiếp diễn.
Minocycline, chất trị mụn thường được bán dưới những cái tên như Dynacin và Minacin, là loại kháng sinh được kê nhiều nhất tại Mỹ. Loại thuốc này gây chóng mặt (do sự chuyển động của các chất dịch ở tai giữa) ở 30% người dùng. Khi loại thuốc này được dùng dưới dạng viên trong trị mụn, nó có thể diệt cả các vi khuẩn có lợi trong ruột già và gây tiêu chảy. nó cũng có thể làm răng chuyển màu đen hoặc xanh. Tuy vậy, sự chuyển màu của răng thường xảy ra rất chậm, thường phải mất vài năm mà những người dùng minocycline lại thường trị được đến 50% mụn chỉ sau 90 ngày.
Doxycycline, thường được bán dưới tên Doryx hay Vibramycin, là một loại kháng sinh thường được kê để trị mụn ở Ấn Độ và vùng Trung Đông. Cũng giống như minocycline, doxycycline cũng gây ngả màu cho răng, và nó cũng được chống chỉ định với người bị nấm men, thiếu máu, hay các bệnh về gan. Nguồi dùng Doxycycline có theer giảm đến 62% mụn chỉ trong 10 ngày.
Azithromycin , thường được bán dưới tên Zithromax hoặc Zmax, được kê khi các loại kháng sinh khác không có tác dụng, nhưng tại Ấn Độ, loại kháng sinh này thường được kê đầu tiên. Có đến 50% người dùng doxycycline gặp phản ứng phụ là tiêu chảy. Azithromycin còn có thể gây đầy hơi, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, nôn mửa và đau bụng.Tuy hiên, loại kháng sinh này lại có tác dụng trị mụn đến 74% trong 10 ngày.
Clindamycin, thường được bán dưới dạng lotion hay thuốc viên với tên Cleocin or Clindesse. Tại Canada, đây là loại kháng sinh được kê đầu tiên khi trong trị mụn. Clindamycin cũng được dùng để trị ố răng. Khoảng 10% người dùng bị tiêu chảy khi dùng Clindamycin. Clindamycin có tác dụng trị 60% mụn sau 12 tuần.
Erythromycin, từng được kê làm kháng sinh trị mụn những hiện nay, vi khuẩn mụn đã kháng lại loại thuốc này. Erythromycin được bán dưới dạng thuốc viên và dạng kem, nhưng Erythromycin dạng kem thường được kê dưới dạng kem bởi dạng kem có thể trị được 80% mụn trong 2 tuần. Tuy nhiên, các vi khuẩn mụn thường quay trở lại và gây thêm mụn mới vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 và sau 90 ngày, tình trạng mụn còn có thể biến chuyển nặng hơn lúc ban đầu.
Dùng kháng sinh thường không thể trị được hết mụn và đó cũng không phải cách duy nhất để trị mụn.
Trị mụn với benzoyl peroxide
Benzoyl peroxide là loại thuốc không kê đơn được dùng phổ biến nhất trong trị mụn. Benzoyl peroxide không phải kháng sinh và không tác động lên sự trao đổi chất của vi khuẩn mụn. Thay vào đó, nó phân chia thành hydrogen peroxide trong lỗ chân lông và tiết ra oxy, phá hủy lớp màng bảo vệ của vi khuẩn. Tuy nhiên, điều này đồng thời cũng phá hủy lớp màng bảo vệ của té bào da. Benzoyl peroxide có công dụng tị được khoảng 30% mụn trong 1 tuần đầu dung thuốc, 20% trong tuần thứ hai và 10% trong tuần thứ ba. Vậy là bạn đã có thể trị được khoảng 60% mụn với một loại thuốc chỉ có giá khoảng $10 và không cần đến gặp bác sỹ.
Tại sao benzoyl peroxide lại không thể trị mụn hoàn toàn? Benzoyl peroxide có một nhược điểm là gây khô da. Các tế bào da chết khi bong ra sẽ gây bít lỗ chân lông, làm phát sinh mụn. Vì thế khi dùng benzoyl peroxide bạn có thể trị được mụn trên một vùng nào đó nhưng lại khiến mọc mụn mới trên vùng khác của da. Mụn mới sẽ liên tục mọc thêm tuy nhiên sẽ không nhiều như ban đầu.
Bởi benzoyl peroxide có giá thành không đắt nên đây vẫn là một biện pháp đáng để thử. Khi mới bắt đầu, bạn nên thử dùng benzoyl peroxide với nồng độ thấp nhất, khoảng 2.5% hoặc thấp hơn. Khi bị mụn nặng hơn mới nên dùng nồng độ 5%, và lưu ý đừng để benzoyl peroxide dính lên da hay quần áo bởi nó có khả năng tẩy màu. Bạn có thể dùng song song benzoyl peroxide và kháng sinh để trị mụn nhưng có một phương pháp trị mụn bằng thảo dược còn tốt hơn thế.
Trị mụn với dầu tràm trà
Dầu tràm trà là loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và cành của cây tràm trà. Giống như benzoyl peroxide, dầu tràm trà có tác dụng diệt khuẩn mụn. Tuy nhiên, dầu tràm trà có một ưu điểm so với benzoyl peroxide là nó có thể trị được nhiễm khuẩn da, chốc lở (thường là do tụ cầu khuẩn), và còn có thể giảm sưng đỏ.
Thoa dầu tràm trà 10% có thể diệt được gần như tất cả các vi khuẩn mụn trong lỗ chân lông trong khoảng 72 giờ, giúp cho lỗ chân lông hồi phục. Dầu tràm trà cũng giúp mụn giảm đỏ sau 1 đêm, và tình trạng sưng tấy giảm sau 1 -2 tuần. Đây là tác dụng không có ở benzoyl peroxide hay bất kì loại kháng sinh nào.
Tuy nhiên, các loại dầu tràm trà có bán trên thị trường thường chỉ chứa 5% tràm trà hoặc thậm chí ít hơn, và nếu muốn trị được mụn, bạn cần dùng thêm các sản phẩm trị mụn khác. Nếu không mua được dầu tràm trà 10% và chỉ dùng dầu trầm trà 5%, tình trạng mụn sẽ chỉ giảm được 45% sau 6 tháng. Đó là lý do vì sao bạn chỉ nên coi dầu tràm trà là một phần trong quy trình dưỡng da.
Trị mụn với ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ
Các loại sản phẩm trị mụn dạng thuốc viên, dạng kem, hay dạng lotion đều không phải phương pháp duy nhất để trị mụn. Hiện nay bạn còn có thể chọn cách trị mụn bằng ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ, tuy nhiên, những ánh sáng này thường có công dụng ngăn ngừa mụn tốt hơn là trị mụn.
Trị mụn bằng ánh sáng sẽ không làm khô da. Lớp da bao phủ trên mụn quá cứng để lỗ chân lông bị khô,
Mục đích của việc dùng ánh sáng xanh, đỏ là tiêu diệt các vi khuẩn mụn và giảm tiết dầu trên da. Ánh xanh nhìn thấy được tác động và phá hủy lớp màng bảo vệ bên ngoài vi khuẩn mụn, khiến chúng phải phục hồi lại hoặc tạm thời ngừng hoạt động.
Ánh sáng đỏ có tác dụng đến vùng da sâu hơn đến tuyến bã nhờn dưới da, nơi sản sinh ra các bã nhờn gây bít lỗ chân lông. Ánh sáng đỏ không thể chiếu vào sâu trong mụn nhưng vẫn có thể ngăn chặn sự tiết bã nhờn, và có thể diệt được nhiều vi khuẩn hơn ánh sáng xanh.
Nếu bạn có làn da trắng, một liệu trình kéo dài 8-12 tuần là đủ để trị mụn. Nếu bạn có da nâu, đen hay da châu Á, liệu trình như vậy chưa đủ để trị mụn mà chỉ giúp bạn ngăn ngừa mụn mọc thêm. Một điều quan trọng bạn cần biết về trị liệu bằng ánh sáng là có nhiều phương pháp trị mụn khiến da trở nên nhạy cảm với ánh sáng, vì thế bạn không nên để mặt quá gần nguồn sáng để tránh làm bỏng da.
Nặn mụn
Phần lớn thanh thiếu niên khi bị mụn đều không có đủ kiên nhẫn để chờ 3 tháng hoặc hơn để mụn được chữa khỏi mà sẽ chọn cách nặn mụn. Tuy nhiên, đừng bao giờ làm thế, dưới đây là lý sao vì sao.
Khi bạn nặn hay dùng kim chọc mụn, bạn chỉ đang ép dầu trong lỗ chân lông ra ngoài và đẩy vi khuẩn vào sâu hơn. Vi khuẩn này khi vào sâu hơn sẽ tiếp tục phát triển. Hệ miễn dịch sẽ tiếp tục tấn công chúng bằng các phản ứng viêm và tiếp tục gây hại cho da. Trong khi đó, các tế bào da vẫn tiếp tục phát triển trên vùng bị mụn và giữ vi khuẩn bên trong. Các vi khuẩn này lại tiếp tục phát triển trong khi hệ miễn dịch tiếp tục gây viêm. Quá trình này cứ tiếp tục và sinh ra mụn viêm, mụn viêm lai tiếp tục phát triển và trở thành mụn nang, khi này bạn sẽ không thể cậy hay nặn chúng khỏi da nữa.
Nếu bạn tiếp tục nặn mụn, những vấn đề còn kinh khủng hơn sẽ xảy ra. Một người đàn ông tại Đức đã bị đột quỵdo cố nặn mụn và các làm vỡ mảng choresterol trong động mạch cảnh. Một người lính tại Iraq sau khi cố nặn một nốt mà anh ta tưởng là mụn đã bị sốt cao, cảm lạnh và đổ mồ hôi. Hóa ra, thứ anh ta nặn không phải mụn mà là bệnh leishmaniasis, một căn bệnh do bị ruồi cát cắn, bệnh này có thể lan đên hạch bạch huyết và lá lách. Nếu nguồi bệnh cố nặn, vi trùng leishmaniasis sẽ bị đẩy vào máu. Khi bị nhiễm bệnh đậu mùa, nếu người bệnh nặn những nốt mủ, sự nhiễm khuẩn sẽ bị đẩy đi xa hơn, khiến mụn có thể lan ra toàn thân.
Bệnh trứng cá đỏ roacea cũng là một vấn đề về da có thể trở nên trầm trọng hơn do nặn mụn. những nốt mụn nhỏ li ti trên da do mắc rosacea không phải do vi khuẩn hay dầu bên trong lỗ chân lông. Chúng xuất hiện là do máu bị rò rỉ dưới da. Lúc này, việc bóp hay nặn sẽ khiến các mạch máu vốn đã đã bị tổn thương rò rỉ thêm nhiều máu ra ngoài.
Nếu bạn có mụn, việc nặn mụn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây mụn nang hoặc để lại sẹo.Tuy nhiên, nếu bạn vẫn không đủ kiên nhẫn để chờ các loại thuốc trị mụn phát huy tác dụng, bạn có thể chọn cách tạm thời che đi những nốt mụn.
Che mụn
Có ba cách chính để che mụn. Cách thứ nhất, khá tốn kém và có thể gây tác dụng phụ, đó là để các bác sỹ da liễu tiêm cortisone, prednisone, prednisolone hay các loại steroid khác trực tiếp vào nốt mụn. Nốt mụn sẽ lập tức xẹp chỉ trong vài giờ và hiện tượng đỏ cũng sẽ biến mất trong vòng 1 ngày. Tuy nhiên, nếu tiêm hai lần vào cùng một chỗ, da bạn sẽ bị mỏng đi và trở nên mất màu, phương pháp này có thể làm da xuất hiện khuyết điểm trong còn khó coi hơn mụn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải chi khoảng $100 cho mỗi mũi tiêm.
Cách thứ hai, đỡ tốn kém hơn, là bạn có thể dùng Milk of magnesia – một loại thuốc trị táo bón chấm trực tiếp lên nốt mụn. Màu trắng của dung dịch Milk of magnesia có thể làm mờ mụn. Mỗi lọ Milk of magnesia chỉ có giá $0.10, rẻ hơn 1000 lần so với phương pháp tiêm steroid. Tuy nhiên, cách này sẽ chỉ phát huy tác dụng khi bạn có làn da đồng màu với màu trắng của dung dịch.
Cách thứ ba và cũng là cách thực tế nhất là dùng mỹ phẩm trang điểm để che phủ mụn. chỉ với khoảng $20, bạn đã có thể sắm cho mình đầy đủ mỹ phẩm để tiến hành làm mụn tạm thời biến mất. Và bạn còn được tùy chọn loại kem che khuyết điểm phù hợp với nhu cầu.
Nếu bạn yêu cầu cao, bạn có thể chọn mua hững loại che khuyết điểm màu xanh để chấm lên nốt mụn và dùng kem nền để che đi màu xanh. Loại che khuyết điểm này có thể che mụn gần như hoàn hảo nhưng lại gây trở ngại cho quá trình lành mụn. Ngoài ra, nếu da bạn là da nhờn, lượng dầu mà da tiết da sẽ làm trôi đi lớp kem nền, làm lộ ra những đốm màu xanh của kem che khuyết điểm, khiến gương mặt trở nên kỳ cục.
Nếu bạn không muốn gặp phải tình huống như vậy, bạn có thể chọn môt phương pháp che khuyết điểm đơn giản hơn với các loại che khuyết điểm trùng với tone da, như màu vàng cho da trắng, màu nâu cho da vàng, da nâu hay da đen. Loại che khuyết điểm này sẽ giúp che bớt đi các nốt mụn và vẫn có thể dùng một mình.
Để có hiệu quả tốt hơn, bạn có thể đánh thêm một lớp kem nền để giúp da được đều màu hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ chọn loại kem nền phù hợp với loại da bạn, kem nền dạng kem cho da khô và dạng phấn bột cho da dầu.
Trang điểm có thể giúp che đi tất cả các loại mụn, nhưng lại làm mụn lâu khỏi hơn. Hãy nhớ tẩy trang da kỹ càng vào cuối ngày và bôi các loại dưỡng da khác để trị mụn dứt điểm.
Ngăn ngừa mụn trước khi chúng xuất hiện bằng việc dưỡng da
Cách hữu hiệu nhất để chiến đấu với lũ mụn là tiêu diệt chúng một cách triệt để bằng một quy trình dưỡng phức hợp bao gồm các bước như: rửa mặt, tẩy da chết giữ cho lỗ chân lông se khít và ngăn bã nhờn gây mụn, giảm tình trạng viêm, làm mờ các vết nhăn và sẹo trên da.
Bạn muốn trị mụn nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Bài viết này sẽ đưa ra những bước dưỡng da cơ bản dành cho mụn trứng cá thể nhẹ mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
Việc nặn mụn sẽ không có vấn đề gì miễn là bạn làm đúng.
Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh là mối quan tâm ngày càng gia tăng.
Tìm các phương pháp điều trị mụn phù hợp với từng loại mụn- như kem retinoid, thuốc kháng sinh, isotretinoin, laser và isolaz
Mụn trứng cá dù nặng đến mức độ nào cũng có thể điều trị được. Điều trị càng sớm sẽ càng hiệu quả.
- 15 trả lời
- 2726 lượt xem
Tôi ghét mụn ở lưng mà tôi đã bị quá lâu rồi. Cách trị mụn ở lưng nào thực sự hiệu quả để loại bỏ chúng? Trị mụn ở lưng có giống với trị mụn ở trên mặt không?
- 21 trả lời
- 1947 lượt xem
Tôi đang dùng bộ sản phẩm trị trứng cá của Proactiv của Mỹ nhưng nó không có hiệu quả mấy. Mụn trứng cá của tôi khá nặng và đau. Liệu có cách trị mụn hiệu quả nào giúp loại bỏ mụn không? Tôi nghe nói trị mụn bằng laze có thể mang đến hiệu quả tốt nhất?
- 7 trả lời
- 2036 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?
- 3 trả lời
- 3751 lượt xem
Tôi không bao giờ có mụn trứng cá cho đến gần đây. Tôi gần 40 tuổi và bị mụn bọc do nội tiết tố. Tôi đã kiểm tra nội tiết và hormone testosterone là rất cao. Tôi muốn biết những cách trị mụn tốt nhất để điều trị vấn đề này. Tôi không muốn uống thuốc Isotretinoin. Tôi đã thử các phương pháp như IPL, siêu mài mòn, lột da, serum, và tazorac, và Aldactone. Da của tôi bị rất nhiều vết thâm sau mụn trông rất khủng khiếp
- 5 trả lời
- 3796 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?