Tạo hình mí mắt lão hóa, chảy xệ ở người có tuổi và những lưu ý
Những thay đổi xung quanh mắt do lão hóa gồm có da chảy xệ, vết chân chim, thoát vị mỡ hốc mắt và những thay đổi ở mí mắt. Mục đích của phương pháp tạo hình mí mắt trong những trường hợp này là nhằm khắc phục các vấn đề lão hóa, khôi phục lại vẻ trẻ trung nhưng vẫn giữ được các nét đặc trưng của người Châu Á.
Các vấn đề cần đánh giá và lưu ý trước khi tạo hình mí mắt ở người có tuổi
Đôi mắt lão hóa ở người có tuổi thường xuất hiện nhiều vấn đề, vì thế trước khi phẫu thuật cắt mí bác sĩ cần lưu ý đánh giá kỹ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Da chảy xệ và tình trạng sụp mí
Nhiều người lớn tuổi cho rằng mình bị sụp mí nhưng trên thực tế đa phần vấn đề chỉ là da và cơ bị chảy xệ. Bác sĩ cần kéo da lên và đo khoảng cách từ bờ mi đến điểm phản xạ ánh sáng của đồng tử để xác định xem có phải bệnh nhân bị sụp mí thật hay là chỉ là bị da chảy xệ. Nếu da chảy xệ thì chỉ cần thao tác cắt bỏ bớt trong quá trình phẫu thuật, không phải khắc phục sụp mí. Tuy nhiên, tuổi càng cao nguy cơ sụp mí cũng cao hơn, do đó nếu bệnh nhân nào vừa bị sụp mí vừa có da chảy xệ thì cần vừa điều chỉnh sụp mí vừa cắt bớt da thừa trong quá trình tạo hình mí mắt.
Hốc mắt trũng sâu
Tình trạng lão hóa thường khiến bệnh nhân có hốc mắt trũng sâu, tình trạng này còn gây sụp mí, đến thường xuyên phải nhướng mày để mở to mắt và khiến tình trạng trũng sâu thêm nặng hơn. Đôi khi, việc loại bỏ quá nhiều mỡ trong lần cắt mí trước đó cũng có thể gây ra tình trạng này. Trong trường hợp này, ngoài phẫu thuật cắt mí để tạo nếp mí rõ hơn, bênh nhân có thể cần kết hợp tiêm filler hoặc mỡ tự thân vào hốc mắt để trẻ hóa mắt.
Vị trí chân mày
Chân này ở nữ giới thường nằm ngang bằng với bờ ổ mắt trên, chân mày ở nam giới thì thấp hơn một chút. Tuy nhiên, chân mày thường bắt đầu xệ xuống ở sau độ tuổi trung niên, tình trạng này có thể khiến vấn đề sụp mí và da chảy xệ thêm nặng hơn. Bác sĩ phải kiểm tra xem chân mày có bị xệ không trước khi tiến hành phẫu thuật cắt mí. Nếu có thì cần quyết định nên thực hiện phương pháp nâng chân mày/căng da trán trước hay thực hiện cùng lúc trong quy trình cắt mí. Nếu vấn đề chân mày xệ không được phát hiện và khắc phục thì khi cắt mí sẽ phải cắt đi khá nhiều da và cơ, dẫn đến chứng hở mi sau này.
Nếp gấp mí mắt
Ở những người từng cắt mí trước đây rồi thì quy trình cắt mí để khắc phục các vấn đề lão hóa sẽ được thực hiện giống như các trường hợp có nếp mí tự nhiên. Nhưng cũng có những trường hợp khi còn trẻ từng cắt mí và nếp mí nằm quá cao do cắt bỏ quá nhiều da và mỡ. Hậu quả là da mí mắt còn lại rất ít không thể cắt được nữa. Lúc này nếu tiếp tục cắt bỏ da hay nâng chân mày thì sẽ khiến mí mắt càng mất tự nhiên hơn. Do đó, nếu bạn ở trong trường hợp này thì không nên cắt mí nữa vì phần da xệ do lão hóa sẽ xệ xuống che bớt nếp mí cao đivà làm cho nếp mí tự nhiên hơn, không còn quá cao nữa. Ngoài ra có thể tiêm mỡ tự thân hoặc tiêm chất làm đầy dọc theo vùng chân mày và mí mắt trên để cải thiện tính thẩm mỹ. Chỉ khi bị sụp mí nặng thì mới cần phẫu thuật một lần nữa để khắc phục.
Thoát vị mỡ hốc mắt
Trong quá trình lão hóa, vách hốc mắt trở nên mỏng và chùng, dẫn đến hiện tượng thoát bị mỡ hốc mắt và mắt bụp. Mặc dù mí mắt trên không có túi mỡ ngoài nhưng túi mỡ giữa có thể mở rộng ra vùng đuôi mắt và che đi phần đằng trước của tuyến lệ. Do đó cần đánh giá, xác định để xử lý trong quá trình phẫu thuật.
Nếp nhăn mí mắt
Một số dấu hiệu lão hóa điển hình ở vùng quanh mắt là các nếp nhăn ngang và dọc do cơ mảnh khảnh và cơ mày gây ra ở vùng giữa hai đầu lông mày cùng với các đường chân chim do cơ vòng mi gây ra ở đuôi mắt. Những nếp nhăn này có thể được xóa bỏ phần nào với phương pháp cắt mí, nhưng đa phần thì sẽ vẫn cần tiêm thêm chất làm đầy hoặc botulinum toxin.
Kết cấu bề mặt da và độ dày của da
Những thay đổi về kết cấu bề mặt da do lão hóa ở mỗi người là khác nhau nhưng thường tỉ lệ thuận với mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Lớp biểu bì mỏng đi và suy giảm lượng collagen khiến cho da mất đi độ đàn hồi. Ngoài ra, tình trạng mất mỡ, cùng với tác động của trọng lực và sự chùng nhão của cơ dẫn đến sự hình thành các nếp nhăn động và tĩnh. Ở những người có da dày thì nên tạo nếp mí ở vị trí thấp và cắt bỏ da ở mức tối thiểu.
Vị trí tuyến lệ
Tuyến lệ nằm ở phía đuôi mắt, ngay bên dưới bờ ổ mắt, nhưng khi lão hóa tuyến lệ thường bị sa xuống dễ bị nhầm lẫn với thoát vị mỡ hoặc bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ cần kiểm tra kỹ để kết hợp đưa tuyến lệ về đúng vị trí trong quá trình phẫu thuật.
Khả năng bảo vệ giác mạc và tiết nước mắt
Cần đảm bảo trước phẫu thuật mí mắt có thể đóng lại hoàn toàn khi nhắm mắt vì nếu không bệnh nhân sẽ dễ bị viêm hoặc loét giác mạc sau phẫu thuật. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra kỹ khả năng tiết nước mắt, ví dụ bệnh nhân có bị kích ứng, khó chịu hay khô mắt không. Nếu có thì cần xử lý trước khi tiến hành cắt mí để tránh vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Quy trình tạo hình mí mắt ở người có tuổi
Quy trình này có thể được thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê, bệnh nhân vẫn nhận thức được để có thể phối hợp với bác sĩ trong quá trình thực hiện.
Bước quan trọng nhất trong quy trình cắt mí là xác định đường rạch, cũng là xác định lượng da và cơ cần cắt bỏ. Lưu ý, ở mắt người có tuổi, lượng da thừa hai bên có thể khác nhau do đó cần phải cắt cắt sao cho lượng da còn lại ở giữa chân mày và mí mắt đều cân bằng nhau ở cả hai bên chứ không được cắt đi lượng da giống nhau.
Đường rạch thường được đánh dấu ở độ cao 4 – 7mm tính từ bờ mi và không nên cao quá 10mm. Nếu như bệnh nhân muốn mí mắt thật tự nhiên thì đường rạch có thể được tạo thấp hơn, gần hơn với bờ mi. Nên dùng laser CO2 và sóng cao tần để làm công cụ cắt rạch giúp hạn chế chảy máu.
Sau khi rạch, cắt bỏ da, cơ và tiếp cận được mỡ hốc mắt, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách, dịch chuyển và/hoặc cắt bỏ mỡ nếu có hiện tượng thoát vị mỡ, đồng thời có thể kết hợp xử lý sụp mi hoặc sa tuyến lệ nếu có. Sau đó tạo nếp mí bằng cách cố định da với cân cơ nâng mi hoặc sụn mi và khâu đóng đường rạch bằng chỉ không tự tiêu. Cuối cùng bôi thuốc mỡ kháng sinh cho vết khâu.
Sau khi phẫu thuật cắt mí, cần chườm đá trong suốt 48 tiếng đầu tiên để hạn chế chảy máu và sưng phù. Ở những người không bị tiểu đường thì có thể tiêm steroid để giảm viêm và sưng phù. Chỉ thường được tháo bỏ sau 5 - 7 ngày.
Các biến chứng có thể gặp phải
Biến chứng trong quy trình tạo hình mí mắt lão hóa, chảy xệ ở người có tuổi nhìn chung cũng giống với ở quy trình cắt mí của những bệnh nhân trẻ tuổi hơn bao gồm: mí mắt không đều, cắt bỏ quá nhiều da, hở mi, xuất huyết hốc mắt, tổn thương giác mạc, tổn thương tuyến lệ, nếp mí quá cao hay hốc mắt trũng sâu. Tuy nhiên quy trình chỉnh sửa thường sẽ phức tạp hơn do đặc điểm mô da ở người có tuổi khác nhiều so với những người trẻ tuổi.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
1. Da nhăn nheo và mắt trũng sâu sau khi cắt mí dưới
Tôi 62 tuổi và đã từng cắt mí dưới hơn 10 năm trước. Bây giờ, vùng dưới mắt tôi bị trũng và da còn bị nhăn nheo. Tôi cần làm gì để khắc phục những vấn đề này?
Bấm mí luồn chỉ nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây ra các vấn đề như nếp mí không đều, lật mí, kích ứng giác mạc, hình thành u nang, lộ chỉ khâu...
Sau cắt mí có thể gặp phải các biến chứng liên quan đến phẫu thuật nói chung như sẹo, nhiễm trùng và các biến chứng thẩm mỹ của vùng mắt như mắt bị trợn, nếp mí quá to, mắt không đều,....
Sụp mí là tình trạng mí mắt bị sụp, xệ xuống làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân.
- 9 trả lời
- 2473 lượt xem
Tôi chỉ mới 20 tuổi và có quầng thâm sẫm dưới mắt. Bắt đầu từ năm 18 tuổi thì tôi nhận thấy rằng quầng thâm đã biến thành bọng mắt và ngày càng trở nên lớn hơn. Mọi người bên nhà ngoại của tôi đều bị vấn đề này. Ngoài ra, tôi còn bị dị ứng nặng khiến bọng mắt trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi cần phải làm gì?
- 6 trả lời
- 2168 lượt xem
Tôi bắt đầu có bọng mắt vào năm ngoái. Không phải chỉ bị sưng vào buổi sáng mà lúc nào cũng như vậy. Tôi chườm lạnh cho vùng mắt vào mỗi buổi sáng trong 30 phút và thử dùng nhiều loại kem mắt nhưng không có hiệu quả. Mẹ tôi cũng bị tình trạng này. Phương pháp phẫu thuật mí mắt có phải giải pháp phù hợp với tôi không? Nếu có thì tôi chỉ cần phẫu thuật không thôi hay phải làm săn chắc da nữa?
- 8 trả lời
- 1647 lượt xem
Tôi đã có bọng mắt và đã thử mọi cách nhưng không thấy có tác dụng. Theo tôi biết thì cần phải phẫu thuật để loại bỏ vấn đề này. Tôi nhận thấy dưới mắt sưng phồng nặng hơn vào các buổi sáng, đặc biệt là khi tôi uống rượu bia vào đêm hôm trước. Tôi thậm chí còn phải đeo kính để che bớt bọng mắt đi. Tôi mới 31 tuổi thì đã cần phẫu thuật chưa?
- 23 trả lời
- 12193 lượt xem
Có cách nào không cần phẫu thuật để cải thiện mí mắt bị chảy xệ không?
- 16 trả lời
- 13834 lượt xem
Mí mắt tôi bị chảy xệ thì nên phẫu thuật nâng chân mày hay cắt mí?