1

Tại sao cần chụp X-quang khi niềng răng?

Vào lần hẹn đầu tiên với bác sĩ chỉnh nha trước khi tiến hành niềng răng, chắc chắn bạn sẽ được chụp X-quang. Bạn có thắc mắc bước này để làm gì không?
Tại sao cần chụp X-quang khi niềng răng? Tại sao cần chụp X-quang khi niềng răng?

Bác sĩ có thể nhìn thấy gì trên ảnh X-quang? Ngoài ra, nhiều người còn lo ngại về nguy cơ ung thư khi chụp X-quang và có thật sự là như thế không? Bài viết này sẽ giải đáp cho tất cả các câu hỏi trên và giúp bạn thấy yên tâm hơn khi đến chụp X-quang.

Chụp X-quang để làm gì?

Thứ nhất, X-quang là một công cụ chẩn đoán quan trọng đối với quá trình chỉnh nha. Thiết bị chụp X-quang sử dụng chùm tia bức xạ tập trung để có thể hiển thị hình ảnh của cấu trúc xương bên dưới lớp mô mềm, bao gồm cả răng. Tùy thuộc vào việc chụp bên trong hay bên ngoài miệng mà thiết bị này sẽ cho ra những thông tin khác nhau về tình trạng răng của bệnh nhân.

Xem thêm: Niềng răng

Phim chụp X-quang sọ nghiêng (Cephalometric X-ray) cho phép bác sĩ có thể nhìn thấy toàn bộ vùng đầu và đánh giá tình trạng của răng trong mối tương quan với hàm. Phim chụp X-quang toàn hàm (panoramic x-ray) lại giúp bác sĩ có thể nhìn thấy toàn bộ bên trong miệng của mỗi người chỉ với một hình ảnh duy nhất. Trong khi đó, với phim X-quang cánh cắn (bitewing X-ray) thì bác sĩ lại có thể nhìn gần hơn, chi tiết hơn vào mỗi răng.

Bác sĩ có thể cần phải thực hiện chụp X-quang theo nhiều kiểu khác nhau để có được thông tin cần thiết và chính xác, từ đó đưa ra các lựa chọn điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề sai lệch và các yếu tố khác mà lựa chọn điều trị có thể là niềng răng kim loại truyền thống, các loại niềng trong suốt như Invisalign hoặc trong các trường hợp phức tạp hơn thì sẽ cần can thiệp bằng cách phẫu thuật.

Bác sĩ có thể nhìn thấy gì trên phim chụp X-quang?

Thực tế, bước chụp X-quang được thực hiện bởi nha sĩ không hề giống với bước được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh nha.

Các bác sĩ nha khoa sử dụng thiết bị X-quang để chẩn đoán các vấn đề như sâu răng và bệnh về lợi trong khi bác sĩ chỉnh nha lại sử dụng để đánh giá các vấn đề liên quan đến sự thẳng hàng của răng và khớp cắn. Do đó, các vấn đề như răng mọc chen chúc, lệch, khớp cắn sâu và khoảng cách thưa giữa các răng chỉ có thể được phát hiện trên phim chụp X-quang chỉnh nha.

Xác định chính xác vấn đề là bước đầu tiên trong việc quyết định một kế hoạch điều trị thích hợp để giúp bạn có được hàm răng hoàn hảo.

Chụp X-quang có nguy hiểm không?

Một số người cho rằng họ có nguy cơ mắc bệnh ung thư khi chụp X-quang. Mặc dù đúng là nguy cơ ung thư sẽ tỉ lệ thuận với mức độ tiếp xúc phóng xạ nhưng lượng phóng xạ phát ra từ thiết bị chụp X-quang thậm chí còn thấp hơn so với lượng mà bạn có thể gặp phải khi đi máy bay nên việc chụp X-quang không hề nguy hiểm. Hơn nữa, những lợi ích mà X-quang mang lại lớn hơn rất nhiều so với rủi ro.

Chụp X-quang có đau không?

Những người chưa bao giờ chụp X-quang trước đây có thể có thể sẽ thấy lo lắng vì không biết lúc chụp có đau hay không. Quy trình chụp X-quang không hề đau đớn và chỉ giống như khi chụp một bức ảnh thông thường. Tuy nhiên, bạn cần thả lỏng, thoải mái khi chụp vì nếu cơ thể di chuyển quá nhiều thì hình ảnh sẽ bị mờ và cần phải được chụp lại.

Sau khi chụp X-quang

Sau khi bác sĩ đánh giá xong phim chụp X-quang và đưa ra chẩn đoán, quá trình điều trị sẽ bắt đầu. Tất nhiên, lựa chọn điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác và tình trạng của răng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bác sĩ có thể đưa ra:

  • Niềng răng kim loại truyền thống
  • Niềng răng mặt trong hoặc niềng mắc cài sứ
  • Niềng tự buộc
  • Niềng trong suốt Invisalign
  • Khí cụ headgear (thường được sử dụng để khắc phục các vấn đề về khớp cắn)
  • Phẫu thuật hàm

Tại sao đã bắt đầu điều trị mà vẫn cần chụp X-quang?

Trong quá trình nắn chỉnh răng, bác sĩ có thể vẫn yêu cầu bệnh nhân phải chụp X-quang định kỳ. Mục đích của việc này là để theo dõi tiến triển của quá trình điều trị xem có đang diễn ra theo đúng như kế hoạch hay không.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái
Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái

Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign
Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign

Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.

Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi
Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi

Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.

Vệ sinh răng miệng dễ dàng và thuận tiện hơn với niềng invisalign
Vệ sinh răng miệng dễ dàng và thuận tiện hơn với niềng invisalign

Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
  •  6 năm trước
  •  4 trả lời
  •  3219 lượt xem

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
  •  6 năm trước
  •  5 trả lời
  •  2367 lượt xem

Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?

Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
  •  6 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2443 lượt xem

Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?

Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
  •  6 năm trước
  •  6 trả lời
  •  12177 lượt xem

Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?

Độ tuổi niềng răng hiệu quả
  •  6 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1852 lượt xem

Đến bao nhiêu tuổi thì không nên niềng răng nữa? Người trưởng thành niềng răng có vấn đề gì không?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11939 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 4 năm trước
 7428 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 7083 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 5 năm trước
 6663 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 4 năm trước
 5703 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 5207 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây