Niềng răng có những bộ phận nào?
Chun buộc
Đây là những chiếc chun rất nhỏ, có tác dụng giữ dây cung với mắc cài.
Dây cung
Đây chính là bộ phận chính của niềng răng, được làm từ kim loại và có tác dụng dịch chuyển răng. Dây cung luôn được điều chỉnh thường xuyên trong suốt quá trình đeo niềng để liên tục nắn thẳng răng của bệnh nhân.
Loop
Không phải bộ niềng nào cũng có bộ phận này nhưng nếu có thì để nhằm mục đích đóng khoảng trống do nhổ một chiếc răng để lại.
Mắc cài
Bộ phận này có tác dụng giữ cố định dây cung. Trước đây thường phải dùng đến chun buộc để giữ mắc cài với răng nhưng hiện giờ, tất cả mắc cài đều được gắn vào răng bằng keo chuyên dụng nên điều này không còn cần thiết nữa.
Ống mặt ngoài
Đây là một ống rỗng được gắn trên các band ở răng hàm nhằm mục đích đeo headgear vào với niềng răng. Bộ phận này thường chỉ được sử dụng cho những người cần phải đeo Headgear.
Lò xo
Nếu cần đến lò xo thì bộ phận này sẽ được gắn ở đoạn dây cung giữa hai mắc cài với mục đích là để nới rộng khoảng cách giữa các răng. Đây cũng là một bộ phận không bắt buộc.
Dây buộc kim loại
Đây cũng là một bộ phận được sử dụng để giữ cho dây cung ở đúng vị trí. Nó là một sợi dây kim loại mảnh quấn quanh mắc cài.
Band (khâu)
Band là một mảnh kim loại ôm vừa khít xung quanh răng. Nó được sử dụng để gắn mắc cài vào răng.
Móc
Đây là một phần của niềng răng được sử dụng để đeo thun kéo hay còn được gọi là thun liên hàm.
Thun kéo
Thun kéo được móc từ một điểm của hàm trên với một điểm ở hàm dưới, với công dụng là tác động lực và buộc răng phải di chuyển vào vị trí thích hợp.
Khi mới đeo niềng, bạn sẽ thấy việc ăn uống trở nên khó khăn hơn nhiều, thậm chí một số món mà trước đây bạn vẫn hay ăn giờ đã trở nên không an toàn cho niềng răng.
Khi đã quyết định bắt đầu niềng răng, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc về những gì mà bạn sẽ trải qua trong các giai đoạn khác nhau của quá trình. Tất nhiên, mỗi trường hợp đều khác nhau nhưng dưới đây là những trải nghiệm chung của đa số những người đã từng niềng răng.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
- 1 trả lời
- 1479 lượt xem
Em năm nay 25 tuổi muốn niềng để cải thiện tình trạng răng hô. Vì công việc của em phải tiếp xúc với nhiều người nên em đang phân vân giữa mắc cài sứ và mắc cài kim loại. Các bác sĩ có thể tư vấn được không ạ?
- 1 trả lời
- 4267 lượt xem
Em đang niềng răng và đã trả tiền hơn phân nửa. Nhưng vì e không thích cách chăm sóc và thái độ của chổ này nên em muốn đổi phòng khám khác. Không biết như vậy có được không ạ?
- 4 trả lời
- 3231 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 5 trả lời
- 2372 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 3 trả lời
- 2455 lượt xem
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?