Những mụn nước trên môi có phải dấu hiệu của bệnh rộp miệng hay không?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Khi bị virus herpes simplex (HSV) tấn công, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhói ở vùng môi đó, rồi môi sẽ có màu hồng và hình thành mụn nước. Đó là bệnh rộp miệng.
- bệnh rộp miệng do vi-rút herpes gây ra có xu hướng xuất hiện trên môi hoặc vùng mũi và các nốt mụn nước tồn tại trong vài ngày.
- Các nguyên nhân khác gây mụn nước trên môi có thể là do lực hút/ma sát, cháy nắng hoặc bỏng do thức ăn, đồ uống nóng.
- Khi thấy những triệu chứng của bệnh rộp miệng, cần đi khám ngay để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bệnh rộp miệng là gì?
Bệnh rộp miệng thường là do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Nhiều người bị nhiễm loại virus này từ khi còn nhỏ do dùng chung các vật dụng hoặc được các thành viên trong gia đình hôn. Vì loại virus này nằm im và không hoạt động trong các đầu mút dây thần kinh nên có thể bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong suốt nhiều năm.
Khi hệ miễn dịch của bạn bị tác động, có thể là do bị cảm lạnh hoặc do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, virus herpes sẽ bắt đầu gây hại. Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy cơn đau nhói trong một hoặc hai ngày. Sau đó, khu vực đó sẽ có màu hồng và hình thành mụn nước. Đây là giai đoạn dễ lây nhiễm bệnh nhất.
Cần làm gì khi phát hiện có mụn nước trên môi
Khi bắt đầu nhận thấy những triệu chứng này, bạn cần đi khám da liễu ngay lập tức. Bác sĩ da liễu sẽ xác định virut herpes bằng cách thực hiện kỹ thuật chẩn đoán tế bào Tzanck, cụ thể là bác sĩ sẽ lấy một phần của vết rộp và soi dưới kính hiển vi.
Làm thế nào để điều trị bệnh rộp miệng?
Sau khoảng 4 - 7 ngày, những vùng mụn nước sẽ đóng vảy và tự lành mà không hình thành sẹo.Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, bạn có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, ví dụ như bổ sung lysine để rút ngắn thời gian hoạt động của virus. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy hiệu quả của phương pháp này.
Một lựa chọn khác là dùng các loại thuốc mỡ không kê đơn có chứa phenol và tinh dầu bạc hà như Abreva. Thế nhưng, các phương pháp điều trị này lại không thực sự rút ngắn được chu kỳ hoạt động và giảm sự lây lan của virus.
Mặt khác, các loại thuốc mỡ kháng vi-rút theo đơn của bác sĩ như thuốc mỡ acyclovir (Zovirax®) và kem bôi penciclovir (Denavir®) có thể giúp rút ngắn chu kỳ hoạt động của vi-rút herpes. Bạn nên bắt đầu dùng các loại thuốc này khicó các cơn đau thần kinh - dấu hiệu cho thấy virus đã được kích hoạt. Bạn sẽ ngăn ngừa được sự hình thành mụn nước nếu bắt đầu dùng thuốc đúng lúc.
Mặc dù chưa có cách tiêu diệt dứt điểm vi-rút herpes nhưng những người bị rộp miệng nhiều hơn ba lần/năm có thể dùng valacyclovir hoặc acyclovir để giảm hoặc loại bỏ mụn. Những loại thuốc này có thể được dùng lâu dài mà không có bất kỳ biến chứng nào.
Bạn nên dùng valacyclovir trước khi tiêm filler cho môi, trước khi phải tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh sáng mặt trời, khi bị ốm hoặc sốt và trong thời kì căng thẳng.
Các nguyên nhân khác gây mụn nước trên môi
Mặc dù vi-rút HSV là nguyên nhân phổ biến nhất nhưng không phải tất cả các hiện tượng mụn nước trên môi đều là bệnh rộp miệng do vi-rút HS gây ra. Bệnh lở miệng tái hồi (RAS), có thể xuất hiện trên môi nhưng thường phổ biến trên lưỡi hoặc bên trong miệng hơn. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng mụn nước nhỏ nhưng sẽ trở thành vết loét đau đớn và tái phát nhiều lần.
Mặt khác, bệnh rộp miệng do vi-rút herpes gây ra có xu hướng xuất hiện trên môi hoặc vùng mũi và các nốt mụn nước tồn tại trong vài ngày. Các nguyên nhân khác gây mụn nước trên môi có thể là do lực hút/ma sát, cháy nắng hoặc bỏng do thức ăn, đồ uống nóng.
Bệnh trứng cá đỏ là một tình trạng viêm da khá phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người. Khuôn mặt trở nên ửng đỏ sau khi tập luyện cường độ cao hoặc sau khi uống rượu mà không giảm đi theo thời gian có thể là dấu hiệu của bệnh trứng cá đỏ.
Bạn tự hỏi về kem dưỡng ẩm không gây mụn? "Non comedogenic"- không tạo nhân mụn, không gây mụn là một từ đáng giá mười đô la mà bạn có thể nhìn thấy trên một loạt các sản phẩm chăm sóc da. Cụ thể hơn, nó thường xuất hiện trên nhãn của sản phẩm được thiết để kiểm soát và điều trị mụn trứng cá
Nhiều chuyên gia da liễu trên thế giới đều thống nhất một điều rằng các chất chống oxy hóa có tầm quan trọng ngang với kem chống nắng trong việc bảo vệ da.
Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da là một điều cần thiết để có được hiệu quả tối ưu.
Chắc hẳn ai cũng biết không nên đi ngủ với lớp trang điểm trên mặt và nên sử dụng một chất chống oxy hóa vào mỗi sáng, nhưng có một số quy tắc chăm sóc da mà không phải ai cũng để ý.
- 0 trả lời
- 2292 lượt xem
Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1120 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 1424 lượt xem
Bác sĩ ơi giúp em với ạ hic. Từ khi sang nhật, Da em cứ rửa mặt xong là nó khô, ngứa và căng như này. Thi thoảng nổi cả mụn viêm với sưng nữa ạ. Em nên skincare thế nào để khắc phục tình trạng này ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 878 lượt xem
Bác sĩ ơi, hiện tại em đang gặp 2 vấn đề 1. Môi bị khô và chảy máu, nứt nẻ và mình k thể xài son. Dù đã dùng dầu dừa, dưỡng môi các hãng, uống nước nhiều nhưng tình trạng môi vẫn ntn, tách và chảy máu. Nhìn rất đau. 2. Da bị mụn ẩn nhiều quá. Mn xem có cách nào trị da mụn ntn k ạ? Bây giờ em mới chú trọng skincare ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1912 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!