Những dấu hiệu nhận biết bệnh trứng cá đỏ
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Bệnh trứng cá đỏ khiến cho mặt bạn đỏ bùng và mạch máu giãn có thể được nhìn thấy dưới da.
- Ngoài ra bệnh này có thể gây ra những nốt mụn mủ hoặc cục nhỏ trông giống như mụn trứng cá hoặc côn trùng cắn.
- Di truyền, ánh nắng, nội tiết hay mạt da là những nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá đỏ.
- Khi thấy những dấu hiệu của bệnh trứng cá đỏ thì cần đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị.
Tuy nhiên, vì các triệu chứng chính như đỏ mặt theo cơn và nốt sần giống như mụn trứng cá thường bị nhầm lẫn với các vấn đề về da khác nên bệnh trứng cá đỏ thường không được chẩn đoán. Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn hiểu thêm về bệnh trứng cá đỏ, những đố tượng có thể mắc phải ai, và các cách xác định xem bạn có bị bệnh này hay không.
Ai có thể bị bệnh trứng cá đỏ?
Dấu hiệu của bệnh trứng cá đỏ có thường xuất hiện trong độ tuổi từ 30 - 50, mặc dù bất kì ai bất kì lứa tuổi nào đều có thể mắc phải, kể cả trẻ em.
Mặc dù hiện nay các bác sĩ vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của vấn đề này, nhưng bệnh trứng cá đỏ có thể liên quan đến di truyền, vì vậy nếu một thành viên trong gia đình bị bệnh trứng cá đỏ thì khả năng bạn bị bệnh sẽ cao hơn bình thường.
Ngoài ra, phụ nữ dễ bị bệnh trứng cá đỏ cao hơn nam giới, nhưng một khi bị thì các triệu chứng ở nam giới thường nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ
- Di truyền. Mặc dù không phải tất cả nhưng những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh trứng cá đỏ sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn
- Ánh nắng. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện trên những bệnh nhân mắc bệnh trứng cá đỏ, 81% những người được hỏi đều trả lời rằng sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra hiện tượng đỏ bừng mặt và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh trứng cá đỏ.
- Mạt da. Da của tất cả mọi người, cho có bị bệnh trứng cá đỏ hay không, là môi trường của rất nhiều loại vi sinh vật cùng sinh sống. Trong đa số các trường hợp, các sinh vật này hoàn toàn vô hại hoặc thậm chí hữu ích cho da. Tuy nhiên, quá nhiều vi khuẩn hoặc mạt vô hại cũng có thể gây ra vấn đề. Các nhà nghiên cứu tin rằng khi một loại mạt da thông thường, được gọi là Demodex tăng mạnh về số lượng thì, có thể góp phần gây bệnh trứng cá đỏ (New Scientist).
- Thay đổi nội tiết. Mặc dù nội tiết tố có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh trứng cá đỏ nhưng có thể gây ra phản ứng viêm trong da, điều này sẽkích thích các triệu chứng bệnh trứng cá đỏ.
Dấu hiệu phổ biến của bệnh trứng cá đỏ
Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trứng cá đỏ là hiện tượng đỏ bừng mặt và mạch máu giãn có thể được nhìn thấy dưới da. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng duy nhất của bệnh trứng cá đỏ, và không phải tất cả những người bị bệnh trứng cá đỏ đều có những triệu chứng này.
Bệnh nhân trứng cá đỏ cũng có thể bị những nốt mụn mủ hoặc cục nhỏ trông giống như mụn trứng cá hoặc côn trùng cắn. Bạn cũng có thể sẽ nhận thấy da dày lên, có thể kèm theo hiện tượng đỏ. Triệu chứng này chủ yếu xảy ra trên mũi. Ngoài ra, những người bị bệnh trứng cá đỏ thể mắt còn có thể gặp hiện tượng mắt bị ngứa đỏ và nhạy cảm với ánh sáng.
Bốn thể của bệnh trứng cá đỏ
Vì bệnh trứng cá đỏ không phải lúc nào cũng đi kèm với hiện tượng đỏ bừng mặt nên bạn cần hiểu các thể khác nhau của bệnh này để biết mình có bị bệnh hay không. Bốn thể của bệnh trứng cá đỏ là:
- Erythematotelangiectatic rosacea (trứng cá đỏ giãn mạch). Đây là một trong những thể bệnh trứng cá đỏ phổ biến nhất và có biểu hiện là các cơn đỏ bừng mặt và các mạch máu màu xanh hoặc đỏ có thể nhìn thấy được bên dưới da.
- Papaceaopustular rosacea (trứng cá đỏ mụn sẩn). Những bệnh nhân thuộc nhóm này sẽ nhận thấy có những nốt sẩn giống như mụn trứng cá trên da, nhưng những tổn thương này không phải vi khuẩn P. acnes gây ra. Bạn cũng có thể nhìn thấy các mạch máu giãn dưới da và hiện tượng đỏ bừng.
- Phymatous rosacea (Bệnh trứng cá đỏ thể phì đại). Ở những người bị thể này, da thường dày lên và đỏ, nhất là ở vùng mũi.
- Ocular rosacea (Bệnh trứng cá đỏ thể mắt). Nhiều người không biết rằng bệnh trứng cá đỏ cũng có thể ảnh hưởng đến mắt. Với bệnh trứng cá đỏ thể mắt, mắt của bạn sẽ bị rát, ngứa, đỏ, xuất hiện tia máu, và cảm thấy khó chịu. Trong một số trường hợp, triệu chứng này còn có thể khiến cho mắt bị mờ.
Phải làm gì khi gặp các dấu hiệu trên?
Nếu bạn gặp các dấu hiệu trên và nghĩ rằng mình bị bệnh trứng cá đỏ thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán. Một trong những điều phức tạp trong việc điều trị bệnh trứng cá đỏ là có rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau có liên quan đến căn bệnh này, do đó, việc điều trị cần phải giải quyết được cả triệu chứng bên ngoài da và nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn bên trong.
Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm bệnh trứng cá đỏ nhưng vẫn có một số loại thuốc để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, bao gồm cả thuốc kê đơn mới được phát triển Rhofade. Đây là một loại kem bôi da chỉ được thoa mỗi ngày một lần và mang lại tác dụng giảm đỏ cùng các triệu chứng khác trong 12 giờ.
Bất cứ ai đang bị bệnh trứng cá đỏ đều biết rằng việc sử dụng các thành phần chăm sóc da phù hợp là một bước vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát các cơn đỏ bừng mặt và các triệu chứng khác.
Mụn nước ở trên môi có phải là rộp miệng do herpes không?
Bệnh vảy nến là một bệnh về da có biểu hiện là các mảng da đỏ, bong tróc, ngứa ngáy, thường được bao phủ bởi vảy trắng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến ở mỗi người là khác nhau và cũng có thể thay đổi theo thời gian
Nhiều chuyên gia da liễu trên thế giới đều thống nhất một điều rằng các chất chống oxy hóa có tầm quan trọng ngang với kem chống nắng trong việc bảo vệ da.
Trước khi tẩy lông cho vùng da mặt, bạn cần biết rõ mức độ nhạy cảm của làn da mình đối với sự thay đổi sắc tố.
- 1 trả lời
- 1069 lượt xem
Các chị ơi, cho em hỏi, hiện nay, mặt nạ nội địa trung khá nổi bật trên thị trường với các ưu điểm như giá thành rẻ , chất lượng ngang bằng với các thương hiệu mặt nạ đắt tiền khác. Vậy đó có thật sự đúng không ạ? Em muốn dùng thử nhưng còn đang phân vân.