Những Điều Cần Biết Về Bệnh Vảy Nến
Nếu bạn chỉ bị bệnh vảy nến nhẹ thì có thể tham khảo các phương pháp điều trị tại nhà trong bài viết này. Nhưng nếu chưa rõ mình có bị bệnh vảy nến hay không thì trước tiên vẫn nên đi khám vì một số vấn đề về da khác cũng có triệu chứng giống như bệnh vảy nến.
Khi bị bệnh vảy nến, điều quan trọng là phải kiểm soát tình trạng viêm – nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên da.
Tầm quan trọng của việc điều trị bệnh vảy nến
Tình trạng viêm da ở bệnh vảy nến có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Đó là lý do tại sao cần phải điều trị và kiểm soát tốt bệnh vảy nến.
Thêm các thành phần chống viêm vào chu trình chăm sóc da và chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát bệnh về da này. Bên cạnh đó, bạn có thể cần dùng thêm các loại thuốc bôi da để làm giảm các triệu chứng bệnh.
Bệnh vảy nến có thể gây ra bệnh tim mạch
Bệnh vảy nến không chỉ xảy ra ở da. Tình trạng viêm có thể xảy ra trên toàn cơ thể. Các nhà khoa học đã phát hiện ra các dấu ấn sinh học gây viêm trong máu của người mắc bệnh vảy nến, ví dụ như protein phản ứng C (CRP) và dấu ấn kích hoạt tiểu cầu P-selectin, những dấu ấn sinh học này tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chụp PET/CT đã cho thấy tình trạng viêm mạch máu ở người mắc bệnh vảy nến, điều này có nghĩa là tình trạng viêm liên quan đến bệnh vảy nến ảnh hưởng đến cả mạch máu và dẫn đến viêm trong thành mạch. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim mạch.
Một mối liên hệ khác giữa bệnh vảy nến và bệnh tim mạch là do tình trạng kháng insulin. Kháng insulin, một đặc trưng của bệnh tiểu đường, là một trong những yếu tố chính gây ra các vấn đề về tim mạch. Insulin có vai trò kích thích sự sản xuất oxit nitric ở nội mô, dẫn đến giãn mạch máu và cải thiện quá trình thải glucose trong cơ. Tuy nhiên, tình trạng viêm có thể phá vỡ sự cân bằng này, dẫn đến kháng insulin và giảm sản xuất oxit nitric, cuối cùng gây ra rối loạn chức năng nội mô. Ngoài ra, yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-alpha), loại cytokine chính được tìm thấy ở các bệnh lý viêm mãn tính như bệnh vảy nến, lại chống lại tác dụng của insulin.
Nhiều yếu tố gây viêm có liên quan đến bệnh vảy nến có thể góp phần dẫn đến bệnh tim mạch.
>>>> Xem thêm: chăm sóc da sau peel
Bệnh vảy nến có liên quan đến bệnh tiểu đường
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này nhưng đã có nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cắt ngang đã phân tích dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu để so sánh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của những người bị bệnh vảy nến với những người không mắc bệnh. Sau khi so sánh 16.851 người bị bệnh vảy nến và 74.987 người không mắc bệnh, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người bị vảy nến trên 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc giảm các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, cao huyết áp và cholesterol cao trong việc bảo vệ sức khỏe tổng thể về lâu dài.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công tế bào da khỏe mạnh. Điều này gây viêm và dẫn đến các triệu chứng bệnh vảy nến. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa lý giải được nguyên nhân nào gây ra sự nhầm lẫn này nhưng một số yếu tố như căng thẳng, chấn thương, một số loại thuốc và nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Bệnh vảy nến cũng có thể có sự tham gia của yếu tố di truyền nhưng các nhà khoa học chưa tìm thấy bất kỳ gen cụ thể nào gây ra bệnh về da này và nhiều người dù không có tiền sử gia đình bị bệnh vảy nến nhưng vẫn mắc bệnh.
>>>> Xem thêm: chăm sóc da mặt sau sinh
Thuốc điều trị bệnh vảy nến
Có rất nhiều loại thuốc để điều trị bệnh vảy nến, trong đó có thuốc sinh học và thuốc không sinh học.
Thuốc sinh học
Các loại thuốc này được dùng qua đường tiêm hoặc truyền:
- Adalimumab (Humira)
- Certolizumab Pegol (Cimzia)
- Etanercept (Enbrel)
- Golimumab (Simponi)
- Infliximab (Remicade)
- Ustekinumab (Stelara)
- Secukinumab (Cosentyx)
- Ixekizumab (Taltz)
- Brodalumab (Siliq)
- Guselkumab (Tremfya)
- Risankizumab (Skyrizi
- Tildrakizumab (Ilumya)
Trên đây chỉ là một số ví dụ. Ngoài ra còn rất nhiều loại thuốc sinh học khác cũng được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến. Bên cạnh đó còn có các loại thuốc mới đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm.
Thuốc không sinh học
Thuốc bôi ngoài da:
- Calcipotriene (Dovonex)
- Betamethasone dipropionate (Diprolene)
- Tazarotene (Tazorac)
- Calcitriol (Vectical)
- Clobetasol (Temovate, Clobex)
- Tacrolimus (Protopic)
- Pimecrolimus (Elidel)
Thuốc đường uống:
- Methotrexate
- Cyclosporine (Neoral, Gengraf, Sandimmune)
- Acitretin (Soriatane)
- Apremilast (Otezla)
Các loại bệnh vảy nến
Có 7 loại bệnh vảy nến:
- Bệnh vảy nến thể mảng
- Bệnh vảy nến móng
- Bệnh vảy nến thể giọt
- Bệnh vảy nến nghịch đảo.
- Bệnh vảy nến thể mủ.
- Bệnh vảy nến đỏ da toàn than
Trong đó phổ biến nhất là bệnh vảy nến thể mảng (còn được gọi là bệnh vảy nến thể thông thường). Loại này chiếm khoảng 80 - 90% số người mắc bệnh vảy nến.
Cả 7 loại bệnh vảy nến đều có tình trạng viêm.
Sự khác biệt giữa bệnh vảy nến và bệnh chàm
Có nhiều loại bệnh vảy nến nhưng các loại đều có đặc điểm chung là những mảng da dày, hơi nhô lên. Những vùng da này thường có màu đỏ và bề mặt có lớp vảy trắng bạc.
Mặt khác, bệnh chàm (eczema) thường có biểu hiện là những mảng da phẳng ửng đỏ, khô nứt, bong tróc và ngứa. Những mảng da này có thể đóng vảy nhưng không dày như bệnh vảy nến. Một cách để phân biệt bệnh chàm với bệnh vảy nến là dựa trên vị trí có triệu chứng trên cơ thể.
Bệnh vảy nến thường xảy ra trên đầu gối hoặc mặt sau của khuỷu tay, trong khi bệnh chàm lại thường xảy ra ở mặt sau của đầu gối hoặc bên trong của khuỷu tay. Bệnh vảy nến cũng phổ biến ở mặt, da đầu và lưng dưới. Bệnh chàm có thể xảy ra ở những khu vực khác như sau tai, trên bàn tay, cổ tay hoặc xung quanh mắt cá chân.
>>>> Xem thêm: chăm sóc vùng da dưới cánh tay
Bị bệnh vảy nến nên ăn những loại thực phẩm nào?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến làn da và mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến. Trên thực tế, điều chỉnh chế độ ăn uống là một cách để kiểm soát bệnh vảy nến. Người bị bệnh vảy nến nên ăn các loại thực phẩm chống viêm như dầu hạt lanh, dầu argan, cá hồi… Axit béo trong các loại cá béo như cá hồi và dầu hạt lanh (đặc biệt là axit béo omega 3) có tác dụng giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Dầu argan có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm có lợi cho da và hỗ trợ chữa lành vết thương. Các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm khác còn có quả mọng, cà chua, dầu ô liu, các loại hạt và quả hạch, rau màu xanh đậm, trà xanh…
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Không có biện pháp khắc phục tại nhà nào có thể chữa khỏi bệnh vảy nến. Đây là bệnh xảy ra do sự tấn công của hệ miễn dịch lên da vì vậy cần điều trị bằng các loại thuốc bôi hoặc thuốc đường uống giúp giảm viêm hoặc giảm hoạt động của hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm ngứa, khô da và các triệu chứng khác của bệnh vảy nến. Một số biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến gồm có ngâm nước ấm, giấm táo và sử dụng các loại dầu như dầu argan. Cần lưu ý, các biện pháp khắc phục tại nhà này không thể thay thế cho thuốc điều trị bệnh vảy nến.
Có rất nhiều loại thuốc hiệu quả dành cho bệnh vảy nến, gồm có thuốc đường uống, thuốc tiêm và thuốc bôi. Bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và kê thuốc điều trị. Không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà.
Bệnh vảy nến và hệ vi sinh vật đường ruột
Hệ vi sinh vật đường ruột là cộng đồng vi sinh vật đa dạng sống trong hệ tiêu hóa của con người. Nghiên cứu đã phát hiện ra sự khác đáng kể về hệ vi sinh vật đường ruột ở những người mắc bệnh vảy nến so với những người khỏe mạnh, tình trạng này được gọi là rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Ở cấp độ ngành (phylum), phần lớn các nghiên cứu cho thấy rằng người mắc bệnh vảy nến thường có số lượng vi khuẩn Bacteroidetes tương đối thấp hơn và số lượng vi khuẩn Firmicutes tương đối cao hơn so với người không bị bệnh vảy nến.
Có dấu hiệu cho thấy số lượng vi khuẩn Proteobacteria giảm ở những người mắc bệnh vảy nến, trong khi các nghiên cứu về vi khuẩn Actinobacteria cho kết quả không nhất quán, một số trường hợp tăng trong khi một số trường hợp lại giảm vi khuẩn này.
Ở cấp độ họ (family), bệnh vảy nến có liên quan đến sự gia tăng tương đối nhiều họ vi khuẩn, gồm có Ruminococcaceae, Lachnospiraceae và Enterococcaceae cùng những họ vi khuẩn khác. Mặt khác, một số họ vi khuẩn như Prevotellaceae, Lactobacillaceae và Streptococcaceae lại giảm ở những người mắc bệnh vảy nến. Đáng chú ý, một số nghiên cứu cho kết quả mâu thuẫn về sự hiện diện của một vài họ vi khuẩn như Bacteroidaceae và Veillonellaceae.
Ở cấp độ chi (genus), các chi vi khuẩn cụ thể, gồm có Paraprevotella và Alistipes được phát hiện là giảm ở những người bị bệnh vảy nến, trong khi các chi như Ruminococcus và Blautia lại dường như có số lượng nhiều hơn ở người bị vảy nến. Bằng chứng về số lượng một số chi vi khuẩn nhất định, chẳng hạn như Bacteroides và Faecalibacteria là khác nhau giữa các nghiên cứu.
Ở cấp độ loài, số lượng một số loài vi khuẩn có sự chênh lệch rõ rệt giữa người bị bệnh vảy nến và người khỏe mạnh. Ví dụ, số lượng vi khuẩn Prevotella copri, Faecalibacteria prausnitzii và Akkermiansia muciniphila được phát hiện là giảm đáng kể ở người mắc bệnh vảy nến trong khi số lượng vi khuẩn Ruminococcus gnavus và Escherichia coli ở người bị bệnh vảy nến lại cao hơn người không bị vảy nến.
Sự thay đổi về hệ vi sinh vật đường ruột ở người mắc bệnh vảy nến phản ánh sự tương tác phức tạp giữa da và đường ruột. Điều này cho thấy bản chất toàn thân của bệnh vảy nến và mở ra một hướng mới trong việc điều trị. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định loại lợi khuẩn có thể giúp điều trị bệnh vảy nến.
Sản phẩm chăm sóc da cho bệnh vảy nến
Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh vảy nến hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể kết hợp dùng thuốc với các sản phẩm chăm sóc da thích hợp.
Các thành phần chăm sóc da kháng viêm có thể giúp làm dịu da và giảm triệu chứng của bệnh vảy nến. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các loại dầu có chứa axit béo giúp làm dịu phản ứng viêm.
Trước khi tẩy lông cho vùng da mặt, bạn cần biết rõ mức độ nhạy cảm của làn da mình đối với sự thay đổi sắc tố.
Tất cả các bác sĩ da liễu đều thống nhất về tầm quan trọng các chất chống oxy hóa đối với làn da.Tuy nhiên, việc sử dụng một loạt các loại vitamin khác nhau lên da không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy được mọi thứ sống trên da nhưng trên thực tế, có một nhóm vi sinh vật với chủng loại rất đa dạng sinh sống trên làn da và trong cơ thể của chúng ta. Những vi sinh vật này hoàn toàn vô hại và đôi khi còn có lợi trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể và làn da.
Bệnh trứng cá đỏ là một tình trạng viêm da khá phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người. Khuôn mặt trở nên ửng đỏ sau khi tập luyện cường độ cao hoặc sau khi uống rượu mà không giảm đi theo thời gian có thể là dấu hiệu của bệnh trứng cá đỏ.
Nên hay không nên dùng kem chống nắng có vẻ như là một cuộc tranh luận không bao giờ chấm dứt. Trong khi có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác hại khủng khiếp mà ánh nắng mặt trời có thể gây ra cho làn da và nhấn mạnh tầm quan trọng của kem chống nắng thì lại có ý kiến cho rằng cơ thể chúng ta cần tiếp xúc với ánh nắng để kích hoạt sự sản xuất vitamin D tự nhiên. Vậy đâu mới là sự thật?