Mũi có dấu hiệu tụt sụn hay lòi sụn: rút sụn và không nâng lại mũi thì sẽ thế nào?
Vết đỏ mà bạn thấy nằm ở vị trí mà sụn nâng mũi có thể gây áp lực, làm căng da đầu mũi. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ làm bào mỏng da đầu mũi và cuối cùng lòi sụn qua da. Vấn đề này thường gặp nhất khi sử dụng vật liệu độn nhân tạo hình chữ L, và trong trường hợp này tôi sẽ loại bỏ phần dọc (phần trụ mũi) và giữ lại phần ngang (phần sống mũi) của miếng độn, sau đó sửa chữa tổn thương bằng cách đặt một mảnh ghép sụn tai ở chóp mũi. Tốt nhất bạn nên xử lý vấn đề này sớm, trước khi miếng độn ăn mòn qua da hoặc bị nhiễm trùng. Tuyệt đối tránh va chạm vào mũi hoặc chạm vào vùng da màu đỏ đó vì điều này sẽ càng khiến mũi bị kích ứng hơn nữa.
Trường hợp bạn rút sụn mũi và không nâng lại thì mũi sẽ thế nào? Nếu trước đó bạn chỉ đặt sụn nâng sống mũi thì rút sụn ra mũi sẽ không bị thay đổi nhiều so với mũi ban đầu, tuy nhiên nếu bạn có tạo hình đầu mũi (như kéo dài hoặc nâng cao đầu mũi) thì khi rút sụn ra đầu mũi sẽ thấp và ngắn hơn. Bạn có thể cân nhắc tái tạo lại mũi bằng sụn tự thân của chính mình, nguy cơ nhiễm trùng, lòi sụn sẽ thấp hơn rất nhiều so với sụn nhân tạo.
Có vẻ miếng độn nâng mũi của bạn đang bị đùn ra hoặc bạn bị nhiễm trùng nhẹ ở mô xung quanh miếng độn. Để chắc chắn tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu đúng là dấu hiệu đùn, lòi sụn thì có thể dễ dàng loại bỏ miếng độn. Trong nhiều trường hợp, sau khi tháo bỏ miếng độn, cấu trúc mũi sẽ cần tái tạo lại bằng cách đặt sụn tự thân với nguy cơ đùn, lòi sụn rất thấp trong tương lai.
Nếu đúng là dấu hiệu đùn sụn thì bạn cần rút sụn nâng mũi sớm nếu không nó sẽ ăn mòn qua da và để lại vết thương rất khó điều trị và che giấu. Sau khi rút sụn và mũi lành ổn định lại, bạn có thể nâng lại mũi bằng sụn sườn, sụn tai hoặc sụn vách ngăn. Việc quan trọng lúc này của bạn là đi gặp một chuyên gia về chỉnh sửa mũi hỏng.
- Tình trạng đầu mũi phía bên trái của em bị đỏ đã bao lâu rồi. Vì có nhiều trường hợp mũi nâng 1 thời gian bỗng dưng đỏ da 1 vùng nhỏ mà không sưng, đau nhức là do do đang bịch kích ứng hoặc bị nổi mụn,... Vì vậy, nếu lo ngại vùng d đỏ là do sụn sau nâng mũi, thì mình nên thăm khám trực tiếp các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
- Trước đây em nâng mũi bằng phương pháp gì? Nếu chỉ dùng sụn nâng cao phần sống mũi, hoặc có thêm sụn vành tai bọc đầu mũi, thì việc rút sụn ra mũi có thể trở về nguyên trạng ban đầu khoảng 95%.
- Nếu thật sự vùng đỏ đó là do sụn mũi gây ra, em có thể tiến hành rút sụn và đặt trung bình mở để tránh co rút và mô da mũi được hồi phục tầm 3 - 6 tháng sau, thì có thể tiến hành nâng mũi lại hoặc không.
"NÂNG MŨI BÁC SĨ TRẦN PHƯƠNG
https://www.facebook.com/nangmuibacsitranphuong/
Hotline: (+84) 774 102 102 (Hỗ trợ Zalo/Viber)
Inbox tư vấn đọc pass ""bstranphuong"" để được bác sĩ tư vấn trực tiếp."
Các dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi?
Chào bác sĩ, tôi mới nâng mũi cách đây một tháng. Bác sĩ cho tôi hỏi các dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi là gì và làm sao để tránh được?
- 3 trả lời
- 2057 lượt xem
Xuất hiện mụn mủ màu vàng có phải là dấu hiệu áp xe mũi và nhiễm trùng?
Tôi đã nâng mũi đặt silicone được 10 năm nhưng từ 2 tháng trước đến giờ tôi bị mọc một cục mụn to có chảy dịch vàng ở trên sống mũi, trông như bị áp xe. Không thấy đau mà chỉ ngứa. Bác sĩ nói đó không phải là silicone đùn lòi ra, ông ấy cho tôi uống và bôi kháng sinh trong suốt 2 tháng qua nhưng không đỡ. Vậy liệu có phải silicone tôi đặt bị nhiễm trùng không? Nếu tháo nó ra thì bao lâu tôi có thể đặt sụn mới?
- 3 trả lời
- 1855 lượt xem
Đầu mũi bị đỏ, chảy mủ, có phải nhiễm trùng hay dấu hiệu đùn sụn, lòi sụn?
Đầu mũi tôi bắt đầu bị đỏ như vậy, sau một đêm vết đỏ càng to và bắt đầu chảy mủ. Tôi nghĩ đó là mụn nên cứ để vậy. Đến đêm thứ 2 nó vẫn như cũ, bị chảy mủ ra sau khi tôi rửa mặt. 7 tháng trước tôi đã nâng mũi đặt goretex, khi gửi cho bác sĩ bức ảnh này ông ấy đang đi nghỉ dưỡng nhưng nói rằng tôi bị nhiễm trùng và cần phải loại bỏ sụn nâng mũi. Tôi thực sự rất lo lắng. Có phải nhiễm trùng là phải rút sụn ra không, tôi không hề bị sốt hay đau nhức gì cả.
- 3 trả lời
- 1853 lượt xem
Dấu hiệu đầu mũi quá căng/phải chịu quá nhiều áp lực sau khi đặt sụn nâng mũi hình chữ L? Nguy cơ tụt sụn, lòi sụn?
Chào bác sĩ, 14 tháng trước tôi đã nâng mũi và được bác sĩ đảm bảo chỉ đặt silicone ở sống mũi, còn đầu mũi sẽ tạo hình lại bằng sụn vách ngăn. Tuy nhiên mới đây tôi phát hiện anh ấy đã đặt miếng độn hình chữ L cho mình, tôi sợ sau này nó sẽ bị đùn lòi ra. Cảm giác chóp mũi bây giờ hơi châm chích, nhói nhói, tôi vẫn nghĩ đó là do mũi còn sưng. Nhưng liệu đó có phải là do chóp mũi quá căng, chịu quá nhiều áp lực từ miếng độn không và liệu tôi có nguy cơ bị hoại tử mô không?
- 3 trả lời
- 1513 lượt xem
Nâng mũi 1năm sau khi điêu khắc chân mày mũi có dấu hiệu sưng, đau nhức, mưng mủ
Chào bác sĩ, mũi em nâng cấu trúc đã được một năm, nay phát hiện thấy dưới trụ mũi lòi sụn và chảy một ít dịch, qua ngày hôm sau em có đi điêu khắc chân mày, về là bị sưng một bên mặt phải (mũi phải, mắt phải) không biết vấn đề em đang gặp phải là gì ạ
- 1 trả lời
- 2012 lượt xem
Ngày nay, mong muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp tự nhiên của chị em đã không còn quá xa vời với sự ra đời của rất nhiều phương pháp, công nghệ nâng mũi tiên tiến.
Có bao giờ bạn thắc mắc các bác sĩ thẩm mỹ thường mổ đường nào để thực hiện một quy trình nâng mũi không?
Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.
Chóp mũi quá khổ khiến cho dáng mũi bất cân xứng trên khuôn mặt luôn là nỗi khổ tâm của biết bao cô gái.
Nâng mũi cấu trúc với nhiều ưu điểm vượt trội đã tạo nên những khác biệt ấn tượng và trở thành phương pháp thẩm mỹ làm đẹp được nhiều khách hàng đặc biệt ưa chuộng trong nhiều năm qua.