Mối liên hệ giữa mụn trứng cá và cảm xúc
Mù cảm xúc là hội chứng khó diễn đạt, hiểu và mô tả cảm xúc. Hội chứng này không phải là sự kìm nén cảm xúc mà là không biết cách diễn đạt và thấu hiểu được cảm xúc.
Từ hơn 40 năm trước, các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng hội chứng mù cảm xúc làm cho nạn nhân dễ mắc phải các loại bệnh hơn và khiến cho mọi phương pháp chữa trị trở nên khó khăn hơn. Những người bị mắc hội chứng này thường bị đau phần lưng dưới, đau cơ xơ hóa, hội chứng ruột kích thích, dị ứng, hen phế quản, chóng mặt và mụn trứng cá.
Mụn trứng cá tất nhiên không phải là dấu hiệu của hội chứng mù cảm xúc nhưng nếu bị hội chứng này thì khả năng bị mụn trứng cá là rất cao. Mối liên hệ giữa hội chứng tâm lý này và mụn trứng cá sẽ được giải thích thông qua mối liên hệ giữa não bộ và da.
Mối liên hệ giữa não và da
Những người bị mắc hội chứng mù cảm xúc thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa những cảm giác do xúc cảm và cảm giác do các vấn đề thể chất tạora. Họ thường suy nghĩ về những việc nằm ngoài khả năng kiểm soát, rất ít khi vui vẻ và gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc của mình với người khác.
Những triệu chứng tâm lý này thường đi kèm với các vấn đề về thể chất. Các dây thần kinh kiểm soát hoạt động có tự chủ thường hoạt động tích cực quá mức. Tim đập hanh hơn nhưng lại bơm máu kém đi, khiến cho các mô trong cơ thể nhận được ít oxy hơn. Da trở nên dẫn điện tốt hơn, khiến cho các áp lực lên da tác động nhanh hơn và mạnh hơn. Bên cạnh đó, da cũng có những phản ứng mạnh hơn đối với áp lực.
Cũng giống như não bộ da cũng có một cơ chế chống áp lực riêng. Da cũng có thể giải phóng ra hormone kích thích corticotrophin khi nhận thấy khi áp lực. Chất này gửi đi tín hiệu đến các tế bào chứa chất gây viêm histamine để giải phóng ra histamine. Histamine sau đó bắt đầu tiêu hủy những tế bào xung quanh. Điều này làm tăng độ nhạy cảm của hệ thần kinh da, khiến da bị ngứa, đỏ và nổi mụn.
Nên làm gì khi bị hội chứng mù cảm xúc và mụn trứng cá
Những người bị cả hội chứng mù cảm xúc và mụn trứng cá có một vài lựa chọn về phương pháp điều trị, nhưng những phương pháp này không đến từ việc điều trị tâm lí hay điều trị về da, mà là một phương pháp tự nhiên. Mặc dù phương pháp tự nhiên này không thể trị được sự rối loạn trong các phản ứng ở não bộ và các cảm xúc tiêu cực gây mù cảm xúc nhưng lại có tác dụng nhất định đối với mụn.
Vào đầu thập niên 30, những nhà khoa học tại Mỹ đã nhận thấy hai điều ở những người ăn nhiều thực phẩm chứa lợi khuẩn. Thứ nhất là những người này ít khi bị căng thẳng và lo âu. Thứ hai là họ ít bị mụn trứng cá hơn.
Trong suốt hàng chục năm sau đó, các bác sĩ vẫn không lí giải được về mối liên hệ giữa lợi khuẩn, mụn trứng cá và sự căng thẳng. Tuy nhiên khoảng 5 năm trước, một nhóm các nhà khoa học tại Mỹ đã nhận thấy rằng điểm chung ở mụn trứng cá và hiện tượng căng thẳng thần kinh là phản ứng viêm và lợi khuẩn có thể giúp làm giảm các phản ứng viêm do hệ miễn dịch tạo ra.
Căng thẳng và lo âu là những hiện tượng do các phản ứng viêm trong não bộ gây ra, còn mụn trứng cá là do các phản ứng viêm trong da gây ra. Mặc dù việc bổ sung lợi khuẩn không giúp ích được cho hội chứng khó bộc lộ cảm xúc, tuy nhiên việc hạn chế phản ứng viêm sẽ giúp làm giảm tác động của các dây thần kinh lên da.
Cách mà lợi khuẩn làm giảm các phản ứng viêm là “rèn” cho hệ miễn dịch tạo ra ít phản ứng viêm hơn. Lợi khuẩn Lactobacilluskhông gây bệnh và cũng không tiết ra các chất độc hại. Tuy nhiên, hệ miễn dịch không hiểu được điều này và vẫn tấn công lợi khuẩn như bình thường. Đầu tiên, hệ miễn dịch tạo ra các chất gây viêm để tấn công vi khuẩn Lactobacillus. Những chất gây viêm này không thể loại bỏ hết được số lợi khuẩn. Tuy nhiên, vì lợi khuẩn không gây bệnh nên hệ miễn dịch sẽ ngừng việc giải phóng ra các chất gây viêm trong đường ruột.
Một số tế bào bạch cầu được “rèn luyện” nói trên được đưa đến da và hệ miễn dịch trong da cũng sẽ không tiết ra quá nhiều chất gây viêm khi tấn công vi khuẩn gây mụn nữa.
Mặc dù lợi khuẩn không có ích lợi gì đối với các phản ứng trong não bộ của người mắc hội chứng mù cảm xúc nhưng chúng có thể làm giảm các phản ứng viêm và ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.
Việc bổ sung lợi khuẩn thường dễ dàng hơn nhiều so với các phương pháp trị liệu về tâm lí và cho kết quả nhanh hơn, hơn nữa lợi khuẩn có những lợi ích mà các phương pháp trị liệu tâm lí không có. Mặc dù những người bị các vấn đề về tâm lý vẫn nên tìm đến các phương pháp điều trị tâm lí nhưng quá trình điều trị sau đó vẫn cần được tiến hành một cách tự nhiên.
Các bác sĩ da liễu đã nhận thấy một điều rằng những người hút thuốc lá thường gặp vấn đề về mụn trứng cá trên da. Bài viết này sẽ không thuyết phục người đọc phải bỏ thuốc (mặc dù bạn thực sự nên bỏ) mà sẽ đưa ra những lời khuyên về những biện pháp kiểm soát mụn khi hút thuốc.
Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một dạng trầm cảm với triệu chứng mệt mỏi, chán nản vào những thời điểm nhất định, đặc biệt là vào những mùa có ngày ngắn hơn như mùa đông hay mùa thu.
Việc bổ sung kẽm có thể có tác dụng rất lớn đối với quá trình điều trị mụn nhờ khả năng làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch. Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ thì có thể đọc bài viết này để hiểu rõ thêm.
Việc trị mụn cho da dầu đòi hỏi phải dùng đến các phương pháp đặc biệt. Việc hiểu rõ về da dầu sẽ giúp bạn tránh mắc phải các sai lầm khi trị mụn cho loại da này.
Liti đã được sử dụng trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực từ rất nhiều năm nay. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc khác cũng được dùng để điều trị vấn đề về tâm lý này nhưng xét về giá cả, liti vẫn là một lựa chọn hợp lí hơn.
- 3 trả lời
- 2548 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 5 trả lời
- 3796 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?