1

Mối liên hệ giữa kẽm và mụn trứng cá

Việc bổ sung kẽm có thể có tác dụng rất lớn đối với quá trình điều trị mụn nhờ khả năng làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch. Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ thì có thể đọc bài viết này để hiểu rõ thêm.
Mối liên hệ giữa kẽm và mụn trứng cá Mối liên hệ giữa kẽm và mụn trứng cá

Tóm tắt bài viết:

  • Vi khuẩn mụn p. acnes không gây hại cho da mà chính sự phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn mới là nguyên nhân làm hại da.
  • Kẽm làm hệ miễn dịch tiết ra ít chất gây viêm hơn khi mụn vừa hình thành, đặc biệt là khi da bị căng thẳng.
  • Kẽm thường phù hợp cho việc ngăn ngừa mụn cám, mụn đầu đen hơn là trị mụn mủ.
  • Dùng kem chống nắng có chứa kẽm oxit là một cách để bổ sung kẽm cho những vùng da nhất định nhưng những loại kem chống nắng này lại để lại vệt trắng trên da tối màu.
  • Cách tốt nhất để bổ sung kẽm là dùng các loại thuốc có chứa cả kẽm và đồng.

Vi khuẩn mụn và kẽm

Mụn trứng cá là một vấn đề có liên quan đến sự sinh sôi quá mức của vi khuẩn mụn Propionibacterium (p. acnes). Giống như nhiều loại vi khuẩn khác sống trên da và trong cơ thể người, vi khuẩn p. acnes thường chỉ tồn tại với số lượng nhỏ. Tuyến bã nhờn dưới da tạo ra dầu để bôi trơn và giữ cho da đàn hồi, giúp da không bị nhăn, nứt khi chúng ta cười, nói chuyện hay ăn uống.

Vi khuẩn p. acnes tiêu thụ dầu trong lỗ chân lông và nhả ra axit béo làm da mềm mại và ngăn ngừa sự tích tụ của dầu thừa trên da. Mối quan hệ giữa da và vi khuẩn mụn có thể được xem là quan hệ “hai bên cùng có lợi”, cho đến khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông.

Nguyên nhân gây mụn không phải là do sựsinh sôi quá mức của vi khuẩn khiến da bị phá hủy mà là do cơ chế sinh tồn của vi khuẩn khiến chúng tìm cách để chuyển sang các lỗ chân lông khác để tiếp tục sinh sôi. Tuy nhiên, vi khuẩn không trực tiếp tấn công da mà chúng tiết ra một số loại chất để đưa các tế bào bạch cầu tập trung lại gây bít lỗ chân lông và các chất khác để khiến vùng da quanh lỗ chân lông bị bít trở nên nhạy cảm hơn với các chất gây viêm do tế bào bạch cầu tiết ra.

Các phản ứng viêm sẽ dẫn đến một trong hai kết quả sau. Thứ nhất là mở đường cho vi khuẩn thoát ra ngoài hoặc thứ hai là tiêu diệt các mô da giúp cho vi khuẩn đi sâu vào da hơn và sau đó lỗ chân lông bị viêm sẽ bị che phủ bởi một lớp da mới, dẫn đến sự hình thành mụn viêm hoặc mụn mủ.

Kẽm làm gián đoạn quá trình gây viêm

Cơ thể người dùng kẽm để tạo ra hơn 300 loại enzym khác nhau, những loại enzyme này có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm lại các phản ứng hóa học. Kẽm là một thành phần quan trọng trong enzym, và có tác dụng điều chỉnh các loại enzyme khác trong cơ thể. Trong da, kẽm điều chỉnh sự sản sinh ra hormone giải phóng corticotrophin, hay còn gọi là CRH.

CRH là loại hormone mà não gửi đến tuyến thượng thận để tuyến thượng thận tiết ra hormone giảm stress cortisol. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng bên trong da cũng có cơ chế tương tự. Khi da phải chịu các tác động như cháy nắng, dị ứng các chất hóa học hay bít lỗ chân lông, các dây thần kinh trong da gửi đi tín hiệu đến các tế bào sừng để giải phóng ra CRH.

Trong da không tồn tại tuyến thượng thận và hormone giải phóng corticotrophin cũng không tạo ra cortisol. Thay vào đó, nó kích hoạt các dưỡng bào tiết ra histamine để tiêu hủy các tế bào da bị tổn thương. Histamine cũng là chất gây ra các phản ứng dị ứng trên da.

CRH còn làm tăng sự biệt hóa tế bào da – quá trình tạo nên thành lỗ chân lông. Tuy nhiên, khi lỗ chân lông bị bít bởi dầu thừa và vi khuẩn mụn p. acnes thì sự sản sinh thêm tế bào mới lại không phải điều có lợi mà chỉ khiến cho lỗ chân lông càng thu hẹp lại.

CRH còn làm tăng sự sản sinh dầu. Mặc dù bình thường dầu có chức năng bảo vệ da nhưng ở trường hợp này, sự tiết dầu thừa chỉ gây hại cho lỗ chân lông vốn đang bị thu hẹp lại bởi sự phát triển quá mức của tế bào.

Kẽm có khả năng ngăn cản sự sản sinh ra hormone giải phóng corticotrophin, từ đó không cho histamine được tiết ra, bên cạnh đó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào da và sự sản sinh dầu thừa.

Tất cả các tác động nêu trên đều diễn ra ở giai đoạn đầu trong sự hình thành mụn, trước khi vi khuẩn gửi đi các tín hiệu của chúng. Kẽm có tác dụng giúp ngăn ngừa sự hình thành của mụn cám và mụn đầu đen trước khi chúng trở thành mụn mủ, ngoài ra còn ngăn không cho da phát triển trùm lên mụn mủ và hình thành mụn bọc. Kẽm không có tác dụng làm giảm sưng đỏ hay trị viêm do vi khuẩn mụn p. acnes gây ra nhưng có thể ngăn chặn các dấu hiệu ban đầu của sưng đỏ và kích ứng do dưỡng bào gây ra.

Cách để bổ sung kẽm

Từ những điều kể trên, có thể thấy rằng kẽm có hiệu quả đối với ngăn ngừa mụn hơn là trị mụn. Vì thế, tốt hơn hết bạn nên bổ sung kẽm khi chưa bị mụn, thay vì bôi các loại kem có chứa kẽm để trị mụn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bổ sung kẽm cho những vùng da nhất định thì có thể dùng kem chống nắng có thành phần kẽm oxit. Kẽm oxit có thể vừa làm giảm phản ứng của da với các tác động bên ngoài lại vừa bảo vệ da khỏi ánh mặt trời.

Loại kẽm được khoa học chứng minh là có thể giảm viêm mụn là kẽm gluconate. Các loại kẽm khác như kẽm carbonate, kẽm sulfat và kẽm picolinate đều có tác dụng nhưng vẫn chưa được chứng minh. Kẽm gluconate có giá đắt hơn một chút so với kẽm sulfat nhưng lại được hấp thụ qua đường ruột tốt hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng kẽm quá liều, cụ thể là không quá 50mg mỗi ngày. Nguyên nhân không nên bổ sung quá nhiều kẽm là do kẽm có thể cạnh tranh với đồng để được hấp thụ vào cơ thể. Một số người sau khi uống quá nhiều kẽm trong nhiều tuần liên tục đã gặp phải tình trạng thiếu đồng trầm trọng, gây mỏi cơ, suy nhược cơ thể kèm theo các triệu chứng về tâm lý. Cách để ngăn ngừa tình trạng này là dùng các loại thuốc có chứa cả kẽm và đồng hoặc bổ sung thêm ít nhất 1mg đồng mỗi ngày.

Kẽm trong gel và lotion trị mụn

Kẽm oxit trong kem chống nắng có hiệu quả gần như với tất cả những ai bị mụn nhưng đối với người có da tối màu, loại kem chống nắng này sẽ để lại những vệt màu trắng trên da. Vì hiệu quả ngừa mụn của kẽm tốt hơn hiệu quả trị mụn nên tốt nhất bạn nên uống bổ sung kẽm hàng ngày, thay vì cố gắng tìm các loại gel hay lotion có thành phần kẽm. Tuy nhiên vẫn có những sản phẩm bôi da có thành phần kẽm phù hợp cho da dầu, da dễ bị dị ứng, da dễ nhăn và da bị thâm.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mối liên quan giữa hút thuốc lá và mụn trứng cá ở phụ nữ
Mối liên quan giữa hút thuốc lá và mụn trứng cá ở phụ nữ

Các bác sĩ da liễu đã nhận thấy một điều rằng những người hút thuốc lá thường gặp vấn đề về mụn trứng cá trên da. Bài viết này sẽ không thuyết phục người đọc phải bỏ thuốc (mặc dù bạn thực sự nên bỏ) mà sẽ đưa ra những lời khuyên về những biện pháp kiểm soát mụn khi hút thuốc.

Mối liên hệ giữa rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) và mụn trứng cá
Mối liên hệ giữa rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) và mụn trứng cá

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một dạng trầm cảm với triệu chứng mệt mỏi, chán nản vào những thời điểm nhất định, đặc biệt là vào những mùa có ngày ngắn hơn như mùa đông hay mùa thu.

Mối liên quan giữa da dầu và mụn trứng cá
Mối liên quan giữa da dầu và mụn trứng cá

Việc trị mụn cho da dầu đòi hỏi phải dùng đến các phương pháp đặc biệt. Việc hiểu rõ về da dầu sẽ giúp bạn tránh mắc phải các sai lầm khi trị mụn cho loại da này.

Mối liên hệ giữa chất lithium và mụn trứng cá
Mối liên hệ giữa chất lithium và mụn trứng cá

Liti đã được sử dụng trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực từ rất nhiều năm nay. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc khác cũng được dùng để điều trị vấn đề về tâm lý này nhưng xét về giá cả, liti vẫn là một lựa chọn hợp lí hơn.

Mối liên hệ giữa mụn trứng cá và cảm xúc
Mối liên hệ giữa mụn trứng cá và cảm xúc

Một trong những chủ đề mới trong các nghiên cứu về mụn trứng cá là mối liên hệ giữa mụn và một hội chứng tâm lý tên là alexithymia (mù cảm xúc).

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi đang uống Bactrim lần thứ hai. Liệu mụn trứng cá còn tái phát sau lần uống này nữa không?
  •  8 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2371 lượt xem

Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?

Cách nhận biết mụn trứng cá do nội tiết?
  •  7 năm trước
  •  5 trả lời
  •  3630 lượt xem

Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?

Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt 06:33
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt
♻️ Laser CO2 Fractional - Công nghệ SỐ 1 về điều trị mụn thịt? Chỉ 40 phút thực hiện ? Liệu trình: 1-2 lần? Điều trị tận gốc...
 4 năm trước
 2139 Lượt xem
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot 01:25
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1856 Lượt xem
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không 01:06
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không
❌ Đột nhập phòng trị mụn, phỏng vấn khách hàng trực tiếp☄ Ánh sáng Nano tác động vào vùng da mụn?Tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn?Ức chế...
 3 năm trước
 1520 Lượt xem
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ 08:26
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1286 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây