Làm Thế Nào Để Giảm Tiết Bã Nhờn Từ Bên Trong?
Bã nhờn là gì?
Bã nhờn (sebum) là loại dầu tự nhiên do các tuyến bã nhờn bên trong da tiết ra để giữ ẩm và bảo vệ cho da. Mức độ hoạt động của tuyến bã nhờn và lượng dầu được tạo ra bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, nội tiết tố và cả chế độ ăn uống. Mặc dù di truyền là yếu tố không thể thay đổi nhưng có thể điều chỉnh nồng độ hormone và chế độ ăn uống để kiểm soát sự tiết bã nhờn.
Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến sự tiết bã nhờn
Chế độ ăn đường huyết thấp
Tỷ lệ axit béo bão hòa và axit béo không bão hòa đơn thay đổi khi thực hiện chế độ ăn đường huyết thấp (low glycemic diet). Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, chế độ ăn đường huyết thấp đã làm tăng lượng axit béo không bão hòa đơn so với axit béo bão hòa. Sự gia tăng axit béo bão hòa đơn dẫn đến tăng tiết bã nhờn. Điều này có nghĩa là chế độ ăn đường huyết thấp làm tăng tiết bã nhờn. Như vậy, chế độ ăn đường huyết thấp có lợi cho da khô nhưng lại không có lợi cho da nhờn.
>>>> Xem thêm: chăm sóc da sau bắn laser
Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa
Một nghiên cứu đã cho thấy rằng tăng lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn sẽ làm giảm tiết bã nhờn, tuy nhiên đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ và sau đó không có nghiên cứu nào khác về chủ đề này. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng LDL cholesterol (cholesterol xấu), điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh khác. Như vậy, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa sẽ có hại nhiều hơn lợi. Một cách an toàn hơn là sử dụng kem dưỡng ẩm chứa axit béo bão hòa để trực tiếp bổ sung axit béo bão hòa cho da. Tuy nhiên, những loại kem dưỡng này thường gây cảm giác nhờn và không phù hợp với da dầu.
Chế độ ăn giàu vitamin A
vitamin A có tác dụng làm giảm tiết bã nhờn khi bổ sung qua đường uống dưới dạng retinoid (dẫn xuất của vitamin A). Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chế độ ăn uống thì sẽ rất khó cung cấp đủ vitamin A cho tuyến bã nhờn trên da. Một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy rằng lượng vitamin A trong máu tăng 4,8% từ thực phẩm giúp làm giảm 1,4% sự tiết bã nhờn.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm có:
- Cà rốt
- Cải xoăn kale
- Rau chân vịt
- Bông cải xanh
- Sữa
- Trứng
- Gan bò
- Xoài
- Dưa lưới
Mức giảm 1,4% là không đáng kể. Như vậy, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A không phải một cách hiệu quả để giảm tiết bã nhờn. Vậy còn uống bổ sung vitamin A thì sao?
Có nên uống bổ sung vitamin A để giảm tiết bã nhờn không?
Uống bổ sung vitamin A có thể làm giảm sự tiết bã nhờn. Tuy nhiên, vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, có thể tích tụ trong cơ thể và gây độc nếu bổ sung quá nhiều. Phụ nữ đang mang thai nếu muốn uống bổ sung vitamin A thì cần trao đổi trước với bác sĩ. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (Recommended Dietary Allowance - RDA) của vitamin A là 2700 IU mỗi ngày đối với phụ nữ. Không được uống quá 10.000 IU vitamin A mỗi ngày, kể cả người không mang thai vì uống vitamin A quá liều có thể gây ra nhiều vấn đề như rụng tóc.
Tốt hơn hết vẫn nên ăn thực phẩm giàu vitamin A và bôi retinoid thay vì uống bổ sung vitamin A.
Nếu bạn chưa dùng retinoid thì có thể tìm hiểu về cách sử dụng trong bài viết này.
Không có loại thực phẩm chức năng nào khác được chứng minh là có tác dụng giảm tiết bã nhờn.
Thuốc uống giảm tiết bã nhờn
Một loại thuốc đường uống có tác dụng giảm tiết bã nhờn là retinoid. Đây là một trong những loại thuốc đường uống được sử dụng phổ biến nhất để trị mụn trứng cá. Retinoid là tên gọi một nhóm dẫn xuất của vitamin A. Có nhiều loại retinoid như isotretinoin, tretinoin, etretinate, adapalene, tazarotene…
>>>> Xem thêm: tiêm meso exosome
Tác động của nội tiết tố đến sự tiết bã nhờn
Hormone có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tiết bã nhờn là testosterone. Da có thể tiết nhiều dầu hơn khi tập thể dục cường độ cao hoặc sử dụng liệu pháp thay thế testosterone do những điều này làm tăng nồng độ testosterone trong cơ thể.
Các loại thuốc ức chế 5-alpha reductase như Propecia giúp làm giảm nồng độ testosterone.
Spironolactone cũng là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để giảm mức testosterone.
Tác động của stress đến sự tiết bã nhờn
Nhiều người cho rằng da tiết nhiều dầu hơn khi bị stress nhưng trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa stress và mức độ tiết bã nhờn trên da. Đúng là stress có thể gây ra mụn trứng cá nhưng điều này không phải là do sự gia tăng lượng bã nhờn.
Các cách giảm tiết bã nhờn
Hương liệu có thể ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn trong da nhưng có rất nhiều loại hương liệu và nghiên cứu chưa chỉ ra loại hương liệu cụ thể nào gây tăng tiết bã nhờn và loại nào có thể giúp giảm bã nhờn.
Một nghiên cứu cho thấy uống trà xanh có thể làm giảm tiết bã nhờn. Tuy nhiên, sử dụng trà xanh trực tiếp trên da sẽ mang lại hiệu quả giảm bã nhờn tốt hơn so với uống trà xanh.
Mặc dù trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp kiềm dầu nhưng để giảm bã nhờn một cách hiệu quả thì bạn cần có một chế độ chăm sóc da hoàn chỉnh với sự kết hợp của nhiều sản phẩm khác nhau phù hợp với tình trạng da. Điều quan trọng khi có da dầu là phải tránh các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông.
Nhiều người nghĩa rằng mình có làn da dầu nhưng thực ra không phải. Do đó, điều quan trọng trước hết là phải xác định đúng loại da để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
>>>> Xem thêm: tế bào gốc exosome là gì
Trong những năm gần đây, có nhiều ý kiến lo ngại rằng thành phần trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của người dùng. Những chất này được gọi chung là chất gây rối loạn nội tiết và có thể ảnh hưởng đến estrogen, testosterone, hormone tuyến giáp hoặc các nội tiết tố khác trong cơ thể. Một số chất gây rối loạn nội tiết phổ biến có trong các loại mỹ phẩm gồm có paraben, phthalate, chất lọc tia cực tím (benzophenone), chiết xuất đậu nành và triclosan. Và danh sách này ngày càng dài thêm khi ngày càng có thêm nhiều nghiên cứu được thực hiện.
Nhiều người muốn sử dụng các chất dưỡng ẩm từ thiên nhiên, tránh xa những hợp chất hóa học tổng hợp. Tuy nhiên chưa hẳn các kem dưỡng ẩm chứa các chất dưỡng ẩm tự nhiên đã phù hợp với bạn. Vậy, những chất dưỡng ẩm tự nhiên nào có thể gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bạn?
Bạn đã bao giờ nói không với sản phẩm chăm sóc da nói chung hoặc kem dưỡng ẩm nói riêng đơn giản bởi vì nó chứa các loại dầu tự nhiên?
Chất giữ ẩm glycerin là một trong những thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là kem dưỡng ẩm.
Kem dưỡng ẩm ban đêm hoặc ban ngày đều có chung chức năng là dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên hai loại này có một số điểm khác biệt. Vậy cái nào quan trọng hơn?