Tìm hiểu về các chất gây rối loạn nội tiết trong mỹ phẩm
Nhưng các thành phần mỹ phẩm ảnh hưởng đến nội tiết tố không phải lúc nào cũng có hại. Ví dụ, ở phụ nữ mãn kinh có nồng độ estrogen thấp, việc sử dụng các thành phần kích thích estrogen trên da có thể sẽ có lợi. Tuy nhiên, ở phụ nữ đang mang thai, đang cố gắng thụ thai hoặc người mắc bệnh ung thư vú, những thành phần mỹ phẩm này lại có thể gây hại.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem những thành phần mỹ phẩm nào có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, thành phần nào an toàn và thành phần nào cần tránh.
Tác động của thành phần mỹ phẩm đến nội tiết tố
Một số thành phần trong mỹ phẩm có thể thẩm thấu qua da, đi vào trong cơ thể và kích thích các cơ quan tiếp nhận hormone. Chúng được gọi là các chất chủ vận. Ví dụ, chất chủ vận estrogen khi vào cơ thể sẽ liên kết với thụ thể estrogen và khiến thụ thể hoạt động tương tự như khi liên kết với estrogen. Chất chủ vận bắt chước hoạt động của hormone tự nhiên. Ví dụ, chất chủ vận testosterone có hoạt động giống như testosterone tự nhiên. Mặt khác, các chất đối kháng hormone sẽ ngăn cản hoạt động của hormone cũng như chất chủ vận hormone. Ví dụ, chất đối kháng estrogen sẽ ngăn cản hoạt động của chất chủ vận estrogen hoặc của chính estrogen.
Do chưa có nhiều nghiên cứu dài hạn được thực hiện nên chưa rõ những tác động này mạnh đến mức nào và liệu chúng có gây ra bất kỳ vấn đề lâu dài nào cho da hay không. Trên thực tế, nhiều thành phần mỹ phẩm đã được sử dụng trong suốt một thời gian dài và cũng đã có báo cáo về những trường hợp gặp phải vấn đề sức khỏe trong thời gian sử dụng nhưng chưa rõ liệu các thành phần này có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra vấn đề hay không. Nói tóm lại, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm rõ tác động của các chất chủ vận và đối kháng hormone trong mỹ phẩm đến sức khỏe người dùng về lâu dài. Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, đang ở tuổi dậy thì hoặc mắc bệnh ung thư nhạy cảm với hormone thì tốt nhất nên tránh những thành phần dài hạn vẫn chưa được thực hiện này.
Nghiên cứu trên tế bào nuôi cấy và nghiên cứu trên động vật
Mặc dù các nghiên cứu trên tế bào nuôi cấy và trên động vật đã chỉ ra tác động tiêu cực của một số thành phần mỹ phẩm đến nội tiết tố nhưng chưa có nhiều nghiên cứu trên người để kiểm chứng những phát hiện này. Hơn nữa, các thử nghiệm sử dụng chất gây rối loạn nội tiết với liều lượng cao trong khi liều lượng sử dụng thực tế hàng ngày thông qua các loại mỹ phẩm lại thấp hơn nhiều. Hơn nữa, do sự khác biệt về đặc điểm sinh học nên những gì được quan sát thấy trong nghiên cứu trên động vật chưa chắc cũng xảy ra trên con người. Ví dụ, cơ thể chuột chuyển hóa các chất nhanh hơn nên các chất gây hại sẽ không tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài như ở da và mô của con người. Thêm nữa, tỷ lệ giữa liều lượng hóa chất sử dụng và khối lượng cơ thể chuột khác xa với tỷ lệ ở người. Trong các nghiên cứu, những con chuột được cho dùng lượng hóa chất cao hơn gấp 10 lần khối lượng cơ thể của chúng hàng ngày trong khi đó, nồng độ hóa chất tương tự trong serum dưỡng da chỉ là 0,1% và không phải ai cũng dùng serum hàng ngày. Vì vậy, mặc dù các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy một số hóa chất trong mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đến con đường kiểm soát các hormone quan trọng nhưng mức độ tiếp xúc trong thực tế với các hóa chất này thông qua sử dụng mỹ phẩm hàng ngày lại có sự khác biệt rất nhiều về liều lượng, tần suất và thời gian. Thời gian sử dung mỹ phẩm trong thực tế thường dài hơn so với khoảng thời gian được nghiên cứu. Hưn nữa, có quá nhiều sự khác biệt giữa tế bào nuôi cấy, động vật thí nghiệm có thời gian sống ngắn và con người. Cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu xem nếu được sử dụng lâu dài, các thành phần mỹ phẩm có làm thay đổi thời điểm bắt đầu dậy thì, khả năng sinh sản, thời điểm mãn kinh hay các yếu tố sức khỏe khác của người dùng hay không.
Những ai nên thận trọng khi dùng mỹ phẩm chứa hormone?
Một số nhóm đối tượng cần hết sức thận trọng khi sử dụng các sản phẩm chứa hormone, ví dụ như:
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ sơ sinh
- Trẻ em vẫn đang trong quá trình phát triển
- Trẻ ở tuổi dậy thì
- Phụ nữ và nam giới đang cố gắng thụ thai
- Người có vấn đề về khả năng sinh sản
- Người đang mắc các bệnh ung thư nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng
Nếu bạn thuộc bất kỳ nhóm đối tượng nào trong số này thì nên tránh dùng tất cả các loại mỹ phẩm chứa estrogen, chất chủ vận estrogen cũng như các chất gây rối loạn nội tiết khác.
Chất gây rối loạn nội tiết là gì?
Chất gây rối loạn nội tiết (endocrine disruptor) là những hợp chất hóa học làm thay đổi hoặc bắt chước hoạt động của các hormone tự nhiên trong hệ nội tiết của cơ thể. Hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất, sinh sản, chức năng mô, tăng trưởng và phát triển thông qua việc giải phóng các hormone như estrogen, testosterone và hormone tuyến giáp. Các chất gây rối loạn nội tiết có thể liên kết với các thụ thể hormone, ngăn cản hoặc làm tăng hoạt động của chúng hoặc thay đổi con đường truyền tín hiệu.
Tác động của chất gây rối loạn nội tiết đến cơ thể
Việc tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết, ngay cả ở liều lượng thấp, có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển, khả năng sinh sản và các khía cạnh khác của sức khỏe. Điều này là do các chất gây rối loạn nội tiết tác động đến các con đường nội tiết trong cơ thể theo thời gian. Cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định ngưỡng tiếp xúc an toàn đối với nhiều chất bị nghi ngờ là có thể gây rối loạn nội tiết.
Hiện chưa có báo cáo nào về việc sử dụng lâu dài các thành phần mỹ phẩm được chứng minh là gây xáo trộn nội tiết tố. Chưa có thử nghiệm dựa trên bằng chứng nào chứng minh rằng những thành phần mỹ phẩm gây rối loạn nội tiết này nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng thụ thai (cả nam giới và phụ nữ), đang mang thai, đang cho con bú hoặc mắc bệnh ung thư nhạy cảm với hormone thì nên tránh tất cả các sản phẩm chứa thành phần có thể ảnh hưởng đến hormone tự nhiên.
Hormone trong thuốc kê đơn
Các hormone như estrogen và testosterone có trong một số loại thuốc bôi. Các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh, testosterone thấp và các vấn đề khác. Các hormone này có thể dễ dàng xâm nhập qua da vào cơ thể. Đó là lý do tại sao liệu pháp hormone thay thế có cả dạng miếng dán và thuốc bôi ngoài da.
Hormone trong mỹ phẩm
Một số thành phần thường thấy trong mỹ phẩm có thể tương tác với các thụ thể hormone và con đường nội tiết trong cơ thể. Điều này có nghĩa là các thành phần mỹ phẩm có thể được hấp thụ vào cơ thể và làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố cũng con đường truyền tín hiệu trong các mô tương tự như các loại thuốc kê đơn. Không giống như các loại thuốc, các thành phần mỹ phẩm không cần trải qua quá trình thử nghiệm tính an toàn về lâu dài cũng như tác động đến nội tiết tố trước khi được bán ra thị trường.
Các sản phẩm được gắn nhãn “Clean Beauty” (mỹ phẩm sạch) thường không chứa các chất gây rối loạn nội tiết hay hormone nhưng đến nay chưa có tiêu chuẩn định nghĩa cụ thể thế nào là mỹ phẩm sạch. Một số tổ chức như Nhóm hoạt động vì môi trường (EWG) đã đưa ra danh sách các thành phần mỹ phẩm có thể gây rối loạn nội tiết hoặc gây hại cho sức khỏe người dùng.
Các chất gây rối loạn nội tiết trong mỹ phẩm
Dưới đây là một số chất gây rối loạn nội tiết phổ biến trong mỹ phẩm:
- Paraben (methylparaben, ethylparaben, propylparaben, butylparaben)
- Benzophenon (oxybenzone, sulisobenzone)
- Phthalate (dimethyl phthalate, diethyl phthalate, dibutyl phthalate)
- Triclosan
- Octinoxate
- Homosalate
- Octocrylene
- Paraffin/mineral oil
- Chất bảo quản BHA và BHT
- Formaldehyde
- Hương liệu
- Retinyl palmitate
- Chiết xuất đậu nành (glycine soja)
- Genistein
- Daidzein
- Resorcinol
- Hydroquinone
- Một số chất tạo màu
Chất chủ vận estrogen trong mỹ phẩm
Có rất nhiều thành phần mỹ phẩm có thể bắt chước hoạt động của estrogen khi vào trong cơ thể.
Dưới đây là một số ví dụ.
Chất tạo màu
- Blue 1 Lake (Ci 42090)
- D&C Red 33 (Ci 17200)
- Ext Violet 2 (Ci 60730)
- Yellow 6 (Ci 15985)
Paraben và chất bảo quản
- Methylparaben
- Ethylparaben
- Propylparaben
- Butylparaben
- BHA- butylated hydroxyanisole
- BHT- butylated hydroxytoluene
Kem chống nắng hóa học
- Avobenzone
- Benzophenone (oxybenzone)
- Octinoxate-
- Homosalate
- Octocrylene
Hương liẹu
- Musk tibetene
Các chất chủ vận estrogen an toàn trong mỹ phẩm
Đậu nành, genistein, resveratrol và methyl estradiolpropanoate được coi là những chất chủ vận estrogen an toàn trong mỹ phẩm và những chất này có thể giúp cải thiện một số triệu chứng về da trong thời kỳ mãn kinh. Nma giới và những người nhạy cảm không nên sử dụng sản phẩm chứa các thành phần này trên vùng da rộng trong thời gian dài. Tuy nhiên, nói chung lợi ích của những thành phần này lớn hơn rủi ro.
Metyl estradiolpropanoate (MEP)
Methyl estradiolpropanoate (MEP) là một este sterol estrogen tổng hợp được sử dụng trong loại mỹ phẩm để kích hoạt thụ thể estrogen mà không cần dùng đến hormone. Methyl estradiolpropanoate được gọi là chất kích hoạt thụ thể estrogen không phải nội tiết tố (NERA). MEP có thể giúp điều trị các vấn đề về da do thiếu hụt estrogen và cải thiện tình trạng da ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy MEP an toàn, hiệu quả và không gây tác dụng phụ về nội tiết tố.
Mặc dù bắt chước hoạt động của estrogen trên da nhưng khi vào trong cơ thể, MEP được chuyển hóa thành một hợp chất không hoạt động nên sẽ không gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Sau khi được hấp thụ vào máu, MEP nhanh chóng chuyển thành chất chuyển hóa không hoạt động. Vì vậy, mặc dù hoạt động trên da giống như estrogen nhưn MEP không ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể và không làm xáo trộn chức năng sinh sản.
Bằng cách khôi phục phản ứng estrogen cục bộ, MEP giúp cải thiện tình trạng của da mà không cần kích hoạt nội tiết tố và không gây ra mối lo ngại nào về sức khỏe ở cả nam giới lẫn phụ nữ. Do có khả năng hấp thụ vào cơ thể kém nên estrogen tại chỗ không gây ra những thay đổi đáng kể về nội tiết tố miễn là duy trì sử dụng ở liều thấp và chỉ dùng ngoài da. Các nghiên cứu đang được thực hiện để tìm hiểu xem liệu sử dụng MEP có thể làm thay đổi quá trình lão hóa da nội tại mà không gây ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu về lâu dài hay không.
MEP là hoạt chất trong một số sản phẩm chăm sóc da được sử dụng để làm giảm các triệu chứng trên da do thiếu hụt estrogen ở phụ nữ mãn kinh. Nhưng MEP có cơ chế tác dụng rất khác so với liệu pháp hormone thay thế toàn thân truyền thống.
Chiết xuất đậu nành
Không phải tất cả các chất chiết xuất từ đậu nành đều bắc chước hoạt động của estrogen. Loại đậu nành cần tránh là đậu nành chưa lên men.
Phospholipid đậu nành (ví dụ như lecithin đậu nành): có đặc tính estrogen ở mức tối thiểu và ít tác động đến nội tiết tố. Lecithin đậu nành chứa hàm lượng isoflavone hoạt tính sinh học rất thấp. Do đó, các sản phẩm chứa phospholipid đậu nành như lecithin đậu nành an toàn cho nam giới và những người nhạy cảm với estrogen.
Protein đậu nành: Đậu nành có chứa hai loại protein là STI (chất ức chế trypsin) và BBI (chất ức chế protease Bowman-Birk). Cả hai đều là chất ức chế PAR-2 và có tác dụng điều trị tăng sắc tố da. Các protein này được chiết xuất từ đậu nành và hoàn toàn không bắt chước hoạt động của estrogen trong cơ thể.
Đậu nành chưa lên men: Đậu nành chưa lên men chứa hàm lượng hợp chất isoflavone cao hơn, ví dụ như genistein và daidzein. Những hợp chất này bắt chước hoạt động của estrogen. Đậu nành chưa lên men có đặc tính estrogen mạnh nhất.
Ví dụ về đậu nành chưa lên men:
- Đậu nành nguyên hạt
- Sữa đậu nành
- Đậu hũ
- Protein đậu nành phân lập (được dùng trong thực phẩm chế biến và bột protein)
- Đậu nành Edamame
- Bột đậu nành (sản phẩm gây lo ngại nhiều nhất về nguy cơ rối loạn nội tiết)
Đậu nành lên men: Quá trình lên men sẽ làm biến đổi các isoflavone mạnh như genistein và các hợp chất khác trong đậu nành. Vì vậy nên đậu nành lên men có rất ít hoặc hoàn toàn không có đặc tính estrogen.
Ví dụ về đậu nành lên men:
- Tempeh: một loại tương nén làm từ đậu nành nấu chín lên men
- Miso: tương đậu nành lên men với ngũ cốc
- Nước tương: được làm từ đậu nành và lúa mì lên men
- Natto: một món ăn được làm bằng cách lên men đậu nành đã hấp chín
- Đậu hũ lên men
- Đồ uống làm từ đậu nành lên men như kombucha
Tóm tắt: Phospholipid đậu nành, lecithin đậu nành và protein đậu nành (STI và BBI) là những chất chiết xuất từ đậu nành ít tác động đến nội tiết tố nhất. Các sản phẩm đậu nành chưa lên men như sữa đậu nành, đậu hũ, bột đậu nành và đậu nành nguyên hạt có khả năng bắt chước hoạt động của estrogen cao hơn.
Resveratrol
Resveratrol được coi là một loại phytoestrogen. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thường cho tế bào tiếp xúc với lượng resveratrol cao hơn nhiều so với lượng tiêu thụ trong chế độ ăn uống hoặc mỹ phẩm thực tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cho thấy resveratrol có thể:
- kích hoạt trực tiếp thụ thể estrogen tương tự như estrogen tự nhiên
- tăng cường sự sản xuất estrogen
- phân hủy estrogen chậm
Vì vậy, về mặt lý thuyết, việc sử dụng resveratrol có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Nhưng điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào liều lượng resveratrol và bạn tiêu thụ resveratrol qua đường uống hay chỉ dùng ngoài da. Khi dùng ngoài da, chỉ có một lượng nhỏ resveratrol đi vào cơ thể và do đó ít ảnh hưởng đến nội tiết tố nhưng nếu dùng resveratrol qua đường uống hàng ngày thì sẽ mức độ ảnh hưởng đến nội tiết tố sẽ cao hơn. Chưa có nhiều dữ liệu xác định chính xác lượng resveratrol hấp thu vào da nên chưa có mức giới hạn an toàn đối với mỹ phẩm. Ngoài ra, các sản phẩm bôi da không đi vào gan, nơi diễn ra quá trình chuyển đổi làm tăng hiệu lực của resveratrol. Vì thế, sử dụng mỹ phẩm chứa resveratrol nói chung khá an toàn.
Mặt khác, việc uống bổ sung resveratrol liều cao liên tục trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người hơn nhưng khi sử dụng ở mức độ vừa phải, resveratrol ít gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nhóm nhạy cảm thì tốt nhất nên tránh resveratrol.
Genistein
Genistein, một hợp chất isoflavone có nhiều trong đậu nành, hoạt động như một phytoestrogen. Genistein liên kết và kích hoạt thụ thể estrogen beta (ER-beta) tốt hơn thụ thể estrogen alpha (ER-alpha). Ở phụ nữ, genistein có thể ức chế chức năng buồng trứng và quá trình tạo steroid khi dùng ở liều cao, đồng thời cho thấy khả năng điều trị các tình trạng như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Tác động của genistein trong thai kỳ có vẻ phức tạp, có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực, tùy thuộc vào liều dùng, thời gian và một số yếu tố khác. Genistein còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương tinh hoàn, những tác động này càng mạnh hơn nếu genistein được kết hợp cùng với các chất gây rối loạn nội tiết như phthalate. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy genistein mang lại một số lợi ích cho tinh trùng khi dùng ở liều thấp trong thời gian ngắn nhưng việc tiếp xúc trong thời gian dài có thể làm giảm chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản. Ngoài những tác động trực tiếp đến nội tiết tố, việc tiếp xúc với genistein trong giai đoạn đang phát triển có thể làm xáo trộn quá trình lập trình các dấu hiệu biểu sinh trong các mô sinh sản ở cả hai giới. Cần nghiên cứu sâu hơn trên người để làm sáng tỏ hiệu lực sinh học của genistein và kiểm chứng xem những tác động cuả genistein trên động vật có xảy ra trên người hay không, từ đó xác định ngưỡng tiêu thụ an toàn trong chế độ ăn uống. Nhưng các bằng chứng hiện tại cho thấy genistein có tác động đến sức khỏe sinh sản ở người trưởng thành và sự phát triển của trẻ nhỏ. Đây là điều cần được cân nhắc về các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành.
Phytoestrogen trong thực phẩm và thành phần mỹ phẩm tự nhiên
Phytoestrogen về cơ bản là các hóa chất không chứa steroid, có nguồn gốc từ thực vật, có thể kích thích hoạt động giống estrogen trong cơ thể.
Một số ví dụ về phytoestrogen:
- Genistein và daidzein: có nguồn gốc từ đậu nành
- Glycitein: có trong đậu nành/sản phẩm làm từ đậu nành cùng với genistein và daidzein
- Coumestrol: một hợp chất có trong cỏ ba lá và một số cây họ đậu
- Formononetin: có trong cỏ ba lá đỏ (red clover/Trifolium pratense)
- Biochanin A: có trong cỏ ba lá đỏ
- Quercetin: một loại flavonoid có trong nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc
- Resveratrol: có trong vỏ nho, các loại quả mọng, đậu phộng
- Musestrol và cycloartanol: có trong dầu hoa hồng xạ hương (rosa moschata)
- Matairesinol và secoisolariciresinol: có trong lignan hạt lanh
Những loại thực phẩm có hàm lượng hợp chất phytoestrogen cao nhất là đậu nành, các loại cây họ đậu như cỏ ba lá, hạt lanh và nhiều loại trái cây, rau củ. Các hợp chất được liệt kê ở trên là một số loại phytoestrogen phổ biến trong chế độ ăn uống.
Resorcinol là một thành phần làm sáng da được sử dụng để trị mụn trứng cá, thâm do mụn, đốm nâu do ánh nắng, nám và các dạng tăng sắc tố da khác. Resorcinol là một chất ức chế tyrosinase, làm sáng da bằng cách ngăn chặn sự sản xuất sắc tố melanin.
Chất ức chế tyrosinase là một nhóm hoạt chất làm sáng da. Chất ức chế tyrosinase làm sáng da bằng cách ngăn chặn hoạt động của chất ức chế tyrosinase – một enzyme mà da cần để tạo ra melanin, sắc tố khiến cho da bị thâm sạm.
Có nhiều yếu tố quyết định khả năng hấp thu mỹ phẩm, thuốc và các hóa chất vào da. Các hoạt chất trong sản phẩm chăm sóc da phải được hấp thu vào da thì mới có hiệu quả về lâu dài, đặc biệt là các hoạt chất chống lão hóa da và trị nếp nhăn.
Chất làm se là một thành phần quan trọng được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Nhờ có tác dụng làm săn chắc hoặc căng da tạm thời, chất làm se có thể giúp thu nhỏ kích thuớc lỗ chân lông, giảm tiết dầu, làm dịu kích ứng da nhẹ và giúp làn da trở nên mịn màng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cơ chế tác dụng của chất làm se, các lợi ích cụ thể của chất làm se đối với da, những sản phẩm thường có chứa chất làm se và danh sách một số chất làm se phổ biến.
Nhiều người muốn sử dụng các chất dưỡng ẩm từ thiên nhiên, tránh xa những hợp chất hóa học tổng hợp. Tuy nhiên chưa hẳn các kem dưỡng ẩm chứa các chất dưỡng ẩm tự nhiên đã phù hợp với bạn. Vậy, những chất dưỡng ẩm tự nhiên nào có thể gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bạn?
- 0 trả lời
- 763 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!
- 0 trả lời
- 1125 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 1110 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!
- 0 trả lời
- 726 lượt xem
Em đang muốn tìm một sản phẩm để dưỡng ẩm mà không biết nên mua loại nào, da em là da mụn giống y sì như trong ảnh luôn. Bác sĩ có thể đề xuất giúp em những sản phẩm dưỡng ẩm mà giá học sinh một chút được không, em cảm ơn nhiều lắm ạ