Mất bao lâu để các hoạt chất trong mỹ phẩm thẩm thấu vào da?
Tốc độ hấp thu vào da phụ thuộc vào hoạt chất có trong sản phẩm, trạng thái của hàng rào bảo vệ da, độ ẩm và nhiệt độ của da.
Một trong những khó khăn chính trong việc tạo ra các sản phẩm chăm sóc da hiệu quả là làm thế nào để các hoạt chất trong sản phẩm hấp thu vào da. Đôi khi, chất tăng thấm được thêm vào sản phẩm để giúp các thành phần khác thẩm thấu và hấp thu vào da tốt hơn.
Sản phẩm dưỡng da có thể thẩm thấu vào da không?
Một số hoạt chất dưỡng da có thể hấp thu và thẩm thấu vào các lớp sâu bên dưới của da nhưng không phải hoạt chất nào cũng vậy. Khả năng thẩm thấu vào da và tốc độ thẩm thấu của các hoạt chất phụ thuộc vào một số yếu tố:
- Tính phân cực của phân tử
- Kích thước phân tử
- Hoạt chất là chất ưa nước hay ưa chất béo
- Tình trạng của hàng rào bảo vệ da
- Nhiệt độ của da
- Độ ẩm của da
- Độ dày của lớp sừng
- Các sản phẩm khác được sử dụng trong cùng quy trình chăm sóc da
Kem dưỡng có hấp thu vào da không?
Kem dưỡng chứa nhiều loại axit béo có tự nhiên trong da. Dầu và kem dưỡng có thể thẩm thấu tốt vào da nhờ có hình dạng và cấu trúc thuận lợi. Tất nhiên, mức độ và tốc độ mà kem dưỡng được hấp thu vào da còn tùy thuộc vào loại kem dưỡng.
Khả năng thẩm thấu vào da của mỗi loại axit béo là khác nhau.
Các hoạt chất mỹ phẩm hấp thu vào da như thế nào?
Các hoạt chất trong mỹ phẩm hấp thu vào da qua 3 con đường chính:
- Con đường qua tế bào: Đây là con đường mà các chất xâm nhập vào da bằng cách di chuyển trực tiếp qua các tế bào da. Các chất phải di chuyển qua cả phần ưa nước (hút nước) và kỵ nước (đẩy nước) của các tế bào sừng (tế bào nằm ở lớp ngoài cùng của da). Đây là con đường chính mà các hoạt chất trong mỹ phẩm thẩm thấu vào da. Tuy nhiên, các phân tử phải có trọng lượng phân tử dưới 500 Dalton thì mới có thể thẩm thấu vào da qua con đường này.
- Con đường nội bào hay gian bào: Các chất di chuyển qua khoảng trống nhỏ giữa các tế bào da thay vì di chuyển trực tiếp qua tế bào.
- Di chuyển qua phần phụ: Con đường này dành cho các hợp chất ưa nước (hút nước) và các chất có kích thước phân tử lớn hơn. Di chuyển qua phần phụ có nghĩa là các chất xâm nhập vào da qua nang lông hoặc tuyến mồ hôi. Con đường này có thể thay đổi theo vị trí trên cơ thể vì các vùng khác nhau có số lượng nang lông khác nhau.
Tại sao các sản phẩm dưỡng da khó hấp thu vào da?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách mà các loại thuốc đi qua da và phát hiện ra rằng lớp sừng - lớp ngoài cùng của da - là rào cản chính ngăn cản các hoạt chất hấp thu vào da. Tốc độ thẩm thấu và di chuyển qua lớp sừng của kem dưỡng, lotion hoặc serum sẽ quyết định mức độ hấp thu vào da.
Loại dầu nào thẩm thấu vào da sâu nhất?
Độ sâu mà dầu thẩm thấu vào da phụ thuộc vào tốc độ dầu thẩm thấu qua hàng rào bảo vệ da. Loại, cấu trúc và lượng axit béo trong dầu cũng như sức mạnh của hàng rào bảo vệ da là những yếu tố quyết định tốc độ thẩm thấu của dầu. Axit oleic – một axit béo có trong nhiều loại dầu - tạo ra các lỗ thủng nhỏ trên hàng rào bảo vệ da, giúp dầu đi vào da dễ dàng hơn. Dầu ô liu là một trong những loại dầu có hàm lượng axit oleic cao nhất, đó là lý do tại sao dầu ô liu có khả năng thẩm thấu vào da sâu hơn và nhanh hơn so với nhiều loại dầu khác. Tuy nhiên, dầu ô liu lại không phải là một loại dầu dưỡng ẩm tốt vì các lỗ thủng trên hàng rào bảo vệ da sẽ khiến cho nước bốc hơi khỏi da và dẫn đến khô da.
Nếu muốn tìm một loại dầu tự nhiên để dưỡng ẩm cho da thì có nhiều lựa chọn khác tốt hơn dầu ô liu, ví dụ như dầu dừa, dầu hạnh nhân và dầu argan.
Tinh dầu có thẩm thấu vào da không?
Nhiều loại tinh dầu được hòa trộn với ethanol, menthol hoặc các loại cồn khác giúp làm tăng khả năng thẩm thấu vào da.
Một số loại tinh dầu giúp làm tăng khả năng thẩm thấu của các hoạt chất khác vào da gồm có:
- Tinh dầu hoa hồi (anise)
- Bisabolol (một hợp chất có trong tinh dầu cúc La Mã)
- Tinh dầu thảo quả (cardamon)
- Tinh dầu khuynh diệp (eucalyptus)
- Tinh dầu tràm trà (tea tree)
- Tinh dầu bạc hà (peppermint)
- Tinh dầu húng tây ngọt (sweet basil)
- Tinh dầu ngọc lan tây (ylang ylang)
Tuy nhiên, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm trà và tinh dầu bạc hà có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da, dẫn đến tăng nguy cơ dị ứng hoặc kích ứng da.
Loại axit béo nào hấp thu vào da tốt hơn: Axit béo không bão hòa hay axit béo bão hòa?
Tốc độ hấp thu vào da của kem dưỡng da mặt và kem dưỡng thể phụ thuộc vào loại axit béo và loại dầu có trong sản phẩm.
Khả năng hấp thu vào da của axit béo không bão hòa
Axit béo không bão hòa hấp thu vào da nhanh hơn. Những axit béo này thường có một hoặc nhiều liên kết đôi trong cấu trúc, điều này giúp làm tăng khả năng hấp thu vào da.
Ví dụ về các axit béo không bão hòa:
- Axit oleic
- Axit linoleic
- Axit palmitoleic
- Axit alpha-linolenic
- Axit gamma-linolenic
Nhiều loại dầu có chứa hàm lượng lớn các axit béo không bão hòa này nên được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da.
Một số loại dầu chứa chủ yếu axit béo không bão hòa:
- Dầu ô liu (có hàm lượng axit oleic cao)
- Dầu hướng dương (có hàm lượng axit linoleic cao)
- Dầu hoa rum (có hàm lượng axit linoleic cao)
- Dầu hạt nho (có hàm lượng axit linoleic cao)
- Dầu hạt lanh (có hàm lượng axit alpha-linolenic cao)
Những loại dầu này được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da khác nhau vì hàm lượng axit béo không bão hòa cao giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da.
Khả năng hấp thu vào da của axit béo bão hòa
Axit béo bão hòa hấp thu da chậm hơn axit béo không bão hòa. Điều này là do axit béo bão hòa không có liên kết đôi trong cấu trúc nên có đuôi thẳng và bó chặt. Hình dạng của đuôi và tính phân cực của các phân tử khiến cho axit béo bão hòa có kết cấu đặc hơn, do đó không được hấp thu vào da dễ dàng như axit béo không bão hòa.
Ví dụ về các axit béo bão hòa:
- Axit palmitic
- Axit stearic
- Axit myristic
- Axit lauric
- Axit caprylic
Các loại dầu có chứa hàm lượng lớn axit béo bão hòa gồm có:
- Dầu dừa (có hàm lượng axit lauric cao)
- Dầu cọ (có hàm lượng axit palmitic cao)
- Bơ ca cao (có hàm lượng axit stearic cao)
- Bơ hạt mỡ (có hàm lượng axit stearic cao)
Các axit béo bão hòa này và các loại dầu chứa chúng thường được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da vì đặc tính làm mềm nhưng các thành phần này lâu thẩm thấu da do các đặc điểm về cấu trúc nêu trên.
Như bạn có thể thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu vào da của các hoạt chất chăm sóc da.
Peptide và các yếu tố tăng trưởng là ví dụ điển hình về các hoạt chất có kích thước phân tử lớn và khó đi vào da.
Nếu sử dụng một sản phẩm nào đó có chứa hoạt chất khó thẩm thấu vào da, bạn nên kết hợp thêm các chất tăng thấm để giúp cho hoạt chất thẩm thấu vào da tốt hơn.
Thứ tự sử dụng sản phẩm dưỡng da ảnh hưởng như thế nào đến sự hấp thu và khuếch tán của hoạt chất?
Thứ tự các bước trong quy trình chăm sóc da là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của các sản phẩm dưỡng da. Điều này còn ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của các sản phẩm. Lý do là vì thành phần trong các sản phẩm mà bạn sử dụng có thể tương tác với nhau, sự tương tác này có thể có lợi, ví dụ như giúp cho các hoạt chất thẩm thấu vào da dễ hơn và phát huy tác dụng tốt hơn hoặc cũng có thể gây hại, ví dụ như làm giảm khả năng thẩm thấu hoặc giảm hiệu quả của một số hoạt chất.
Các thành phần trong mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của các thành phần khác vào da qua một trong những cơ chế sau:
- Phá vỡ cấu trúc của lớp sừng – lớp ngoài cùng của da
- Làm tổn thương hàng rào bảo vệ da
- Tương tác với protein trong da
- Có chứa dung môi làm thay đổi đặc tính của da
- Làm thay đổi sự gắn kết giữa các tế bào da
- Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của da
- Đi qua nang lông
Một số thành phần trong mỹ phẩm làm thay đổi cả con đường ưa nước và con đường kỵ nước (ưa chất béo) để tăng khả năng thẩm thấu vào da trong khi một số thành phần chỉ tác động đến một trong hai con đường này.
Hàng rào bảo vệ da có tính kỵ nước hay ưa chất béo, có nghĩa là các thành phần gốc dầu sẽ dễ dàng đi xuyên qua hơn so với thành phần gốc nước. Đó là lý do tại sao dầu thường được sử dụng làm chất tăng thấm. Tuy nhiên, dầu còn có đặc tính khóa ẩm. Điều này có nghĩa là nếu thoa dàu sau một hoạt chất nào đó, dầu sẽ giúp hoạt chất hấp thu vào da tốt hơn nhưng nếu thoa dầu trước hoạt chất, dầu sẽ cản trở hoạt chất đó thẩm thấu vào da. Loại dầu và axit béo có trong dầu cũng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tốc độ và độ sâu hấp thu vào da.
Làm thế nào để các hoạt chất dưỡng da thẩm thấu vào da tốt hơn?
Bổ sung nước có thể làm lỏng “chất keo” liên kết giữa các tế bào trong lớp sừng, nhờ đó giúp cho các hoạt chất trong sản phẩm dưỡng da thẩm thấu và hấp thu vào da tốt hơn.
Sử dụng các chất hay vật có đặc tính khóa ẩm như dầu tự nhiên cũng là một cách để tăng sự thẩm thấu các hoạt chất dưỡng da.
Axit hyaluronic là một trong những chất có tác dụng tăng cường khả năng thẩm thấu rất tốt. Axit hyaluronic mang lại lợi ích này này bằng cách tăng độ ẩm ở các lớp da bên ngoài. Khi lớp biểu bì của da đủ ẩm, các hoạt chất sẽ dễ dàng lưu lại hơn.
Các axit béo thường có trong các sản phẩm làm sạch và dưỡng ẩm da có thể tác động đến sự di chuyển và sắp xếp của lipid trong lớp sừng, điều này tạo ra các lỗ thủng nhỏ trên hàng rào bảo vệ da, giúp cho các hoạt chất khác thẩm thấu vào da dễ dàng hơn. Các axit béo không bão hòa như axit oleic, axit linoleic và axit palmitoleic có khả năng tăng cường sự thẩm thấu của các chất khác tốt hơn so với axit béo bão hòa như axit palmitic và axit stearic. Axit oleic, một loại axit béo không bão hòa, được sử dụng rất phổ biến để tăng sự thẩm thấu các thành phần khác vì axit béo này tương tác tốt với lipid ngoại bào trong lớp sừng của da.
Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến khả năng thẩm thấu của các hoạt chất trong mỹ phẩm vào da. Các hoạt chất sẽ thấm thấu tốt hơn trên da ấm. Việc bảo quản mỹ phẩm dưỡng da trong tủ lạnh có thể làm giảm tốc độ thẩm thấu của chúng vào da. Để các hoạt chất thẩm thấu vào da tốt hơn thì nên lấy sản phẩm ra ngoài và chờ cho sản phẩm về nhiệt độ phòng trước khi thoa lên da.
Có nên tăng sự thẩm thấu của các thành phần trong mỹ phẩm không?
Việc tăng sự thẩm thấu của các thành phần trong mỹ phẩm không phải lúc nào cũng có lợi. Ví dụ, việc tăng sự thẩm thấu của kem chống nắng hóa học, hương liệu và chất bảo quản có thể gây hại cho da.
Các hoạt chất trị mụn trứng cá như benzoyl peroxide và tretinoin hấp thu vào da quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ không xảy ra với các thành phần mỹ phẩm sạch vì chúng không độc hại, bất kể được hấp thu vào da nhanh hay chậm.
Đối với những hoạt chất khó thẩm thấu vào da như vitamin C, việc tăng cường sự thẩm thấu là cần thiết để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt hơn.
Như vậy, việc có nên tăng sự thẩm thấu của các thành phần trong mỹ phẩm hay không phụ thuộc vào loại thành phần cụ thể.
Điều quan trọng khi xây dựng chế độ chăm sóc da là phải hiểu về khả năng hấp thu của tất cả các hoạt chất.
Resorcinol là một thành phần làm sáng da được sử dụng để trị mụn trứng cá, thâm do mụn, đốm nâu do ánh nắng, nám và các dạng tăng sắc tố da khác. Resorcinol là một chất ức chế tyrosinase, làm sáng da bằng cách ngăn chặn sự sản xuất sắc tố melanin.
Hyaluronic acid được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và thẩm mỹ
Chất ức chế tyrosinase là một nhóm hoạt chất làm sáng da. Chất ức chế tyrosinase làm sáng da bằng cách ngăn chặn hoạt động của chất ức chế tyrosinase – một enzyme mà da cần để tạo ra melanin, sắc tố khiến cho da bị thâm sạm.
Benzoyl peroxide là một trong những hoạt chất trị mụn trứng cá được sử dụng phổ biến nhất. Hoạt chất này được sử dụng trong cả các sản phẩm trị mụn không kê đơn và thuốc trị mụn kê đơn.
Chất làm se là một thành phần quan trọng được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Nhờ có tác dụng làm săn chắc hoặc căng da tạm thời, chất làm se có thể giúp thu nhỏ kích thuớc lỗ chân lông, giảm tiết dầu, làm dịu kích ứng da nhẹ và giúp làn da trở nên mịn màng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cơ chế tác dụng của chất làm se, các lợi ích cụ thể của chất làm se đối với da, những sản phẩm thường có chứa chất làm se và danh sách một số chất làm se phổ biến.
- 0 trả lời
- 782 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!
- 0 trả lời
- 3145 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1152 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 1161 lượt xem
Thưa bác sĩ, đây là tình trạng da của em, bị thâm đỏ rất nặng ạ, đôi lúc còn bị ngứa nữa, hqua em có dùng srm Cosrx sau đó sử dụng Niacinamide của The odinary thì da mặt ngứa phát điên lên ý ạ, sáng nay dậy thì mấy chỗ thâm mụn nó đỏ rực lên và mặt lên thêm vài con mụn đầu trắng ở má và 2 bên má còn đỏ hơn ngày hôm qua :(((( . Không biết có phải em bị kích ứng với niacinamide không ạ??? Vì em nghe nói niacinamide trị thâm đỏ tốt nên mới mua dùng ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em và recommend cho em một vài sp trị thâm đỏ và srm với ạ. Da em dùng Cosrx mà vẫn bị hơi khô