FUT, Follicular Unit Transplant, tạm dịch là kỹ thuật cắt dải nang tóc. Đây là phương pháp cấy tóc tự thân, tức là lấy chính các nang tóc tự nhiên của bệnh nhân để cấy vào vùng bị rụng tóc, hói đầu, giúp phục hồi mảng tóc rụng vĩnh viễn.
Tóc tự nhiên mọc thành nhóm từ 1-4 nang lông riêng biệt, phân tách nhau bởi mô mềm ở giữa. Các nhóm tóc này được gọi là các đơn vị nang tóc – follicular unit. FUT là kỹ thuật vi phẫu (phẫu thuật sử dụng kính hiển vi), bác sĩ thao tác tách các đơn vị nang tóc, rồi cấy các nang tóc vào vùng bị rụng tóc. Nang tóc được sắp xếp vị trí và điều chỉnh xoay theo hướng tóc mọc tự nhiên ở vùng nhận tóc. Sau khi hồi phục, bệnh nhân sẽ có đường chân tóc tự nhiên và mật độ tóc thích hợp.
Ngoài FUT, cấy tóc tự thân còn một kỹ thuật nữa là cấy tóc FUE – chiết từng nang tóc. Hai kỹ thuật này về căn bản khác nhau ở chỗ FUT cắt một dải da đầu kèm theo nang tóc trên đó, sau đó thu hoạch nang tóc rồi cấy vào vùng nhận. Còn FUE là thu hoạch từng nang riêng rẽ, không cần cắt da, như vậy nó không để lại sẹo to và dài. FUT là một kỹ thuật an toàn, tỉ lệ biến chứng khá thấp và thời gian nghỉ ngơi ngắn. Tuy rằng hiện nay FUE nổi lên như một phương pháp ưu việt hơn, nhưng FUT vẫn có những giá trị riêng và trong một số trường hợp, nó có thể có lợi cho bệnh nhân hơn FUE. Tóm lại, kỹ thuật nào cũng không quan trọng bằng tay nghề của bác sĩ, kết quả sau cùng phụ thuộc rất nhiều vào sự tính toán cẩn thận của người trực tiếp thực hiện.
Ưu điểm của kỹ thuật cấy tóc FUT:
Nhược điểm của cấy tóc FUT:
Giúp bệnh nhân chọn đúng phương pháp điều trị là yếu tố rất quan trọng để đạt được kết quả thành công. Thực ra không có quá nhiều chống chỉ định tuyệt đối đối với kỹ thuật cấy tóc FUT, quá trình đưa ra quyết định phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ. Có những đặc điểm khiến bệnh nhân không phải đối tượng lý tưởng cho thủ thuật này, ví dụ như:
Đa số mọi người đều phù hợp với thủ thuật cấy tóc tự thân, nhưng có một số người thích hợp hơn vì những đặc điểm như:
Trong quá trình tư vấn ban đầu, tất cả những yếu tố này sẽ được bác sĩ đánh giá cẩn thận cùng bệnh nhân để có thể đặt ra mức độ mong đợi đúng với thực tế, từ đó đảm bảo mức độ hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Mặc dù có rất nhiều chi tiết nhỏ quan trọng đối với từng kỹ thuật cấy tóc (loại dao mổ, kỹ thuật cấy, loại kính phóng đại...) nhưng hầu hết đội ngũ phẫu thuật sẽ đảm bảo hai yếu tố tiêu chuẩn: các bước cơ bản và bảo toàn nang tóc cấy.
Việc đánh giá và sàng lọc bệnh nhân sẽ được thực hiện trong các buổi tư vấn từ trước. Bệnh nhân sẽ được cho biết cụ thể về tình trạng bệnh, loại phẫu thuật, các bước phẫu thuật, những điều cần chú ý, kiêng tránh...
Bệnh sử và các kết quả xét nghiệm cũng sẽ được đánh giá. Sau đó bác sĩ đưa ra phương án phẫu thuật dựa trên yêu cầu và tình trạng thực tế của bệnh nhân, rồi thống nhất lịch mổ. Vào ngày mổ, bác sĩ sẽ khám qua và xem lại bệnh sử của bệnh nhân một lần nữa. Vùng làm phẫu thuật sẽ được đánh dấu, sau đó chuẩn bị tiến hành phẫu thuật.
Chuyển sang giai đoạn cấy tóc. Quá trình cấy phải được thực hiện một cách cực kỳ cẩn thận (chỉ di chuyển mảnh ghép bằng mô quanh nang để tránh tổn thương nang, thao tác nhanh chóng tránh làm mảnh ghép bị khô...).
Bệnh nhân sẽ được ra về ngay trong ngày, sau khi đã bôi thuốc kháng sinh và được cho dùng miếng bảo vệ đầu không dính. Về cơ bản, bệnh nhân cần giữ sạch da đầu, vệ sinh bằng nước, nước muối sinh lý, nước xà phòng... Mỗi bác sĩ sẽ có quy định riêng và sẽ dặn dò bệnh nhân trước hoặc sau khi làm phẫu thuật. Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ, thì bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ của mình.
Đây là một số thông tin để người đọc tham khảo:
Như với mọi kỹ thuật cấy tóc khác, tóc sau khi cấy bằng phương pháp FUT sẽ bắt đầu mọc trở lại sau khoảng 3-4 tháng. Ban đầu tóc có thể còn mảnh nhỏ, nhưng khi tóc mọc dài hơn thì thân tóc cũng sẽ to, dày hơn. Đến cuối cùng, tóc mọc mới sẽ giống y như tóc ở vùng chẩm.
Đa số bệnh nhân cần 2-3 lần cấy để đạt được mức độ che phủ mong muốn. Mỗi lần thực hiện nên cách nhau 6 tháng.
Nhìn chung, bệnh nhân sau cấy tóc ít gặp biến chứng, vì da đầu là vùng được cung cấp máu mạnh mẽ, nên tốc độ hồi phục nhanh và tỉ lệ nhiễm trùng thấp. Tuy nhiên, thủ thuật này vẫn có biến chứng, những biến chứng phổ biến là:
Nếu có nghi ngờ, hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc cơ sở làm phẫu thuật để được hướng dẫn đầy đủ và can thiệp kịp thời.
Bạn của tôi đã nâng ngực bằng túi độn và túi độn được đặt trên cơ ngực, và bây giờ trông nó bị gợn sóng ở phía dưới. Trong buổi khám và tư vấn bởi một bác sĩ thẩm mỹ có uy tín khác, ông ấy nói với tôi rằng đặt túi ngực dưới cơ sẽ tốt hơn nhiều, nó ít nguy cơ bị co thắt bao xơ, dễ dàng hơn trong kiểm tra ung thư vú, và ngực trông tự nhiên hơn. Có phải như vậy không?
Tôi tham khảo các thông tin trên mạng thấy có nhiều hướng dẫn khác nhau về cách mát xa vú sau phẫu thuật nâng ngực. Tôi muốn tìm hiểu các kỹ thuật mát xa thích hợp cho ngực sau mổ.
Sau khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 400cc, kích thước vòng một của tôi tăng từ 34AA lên cỡ C cup. Tôi muốn biết có phải mặc áo ngực thể thao hay áo ngực định hình không và mặc trong bao lâu? Một chiếc áo ngực nịt chặt thì có tốt hơn so với cái lỏng không?
Tôi hình dung sau phẫu thuật tạo hình bụng sẽ có các vết sẹo mổ được che, giấu kín dưới lớp quần lót. Có đúng là như vậy không? Tôi có thể mặc bộ bikini một năm sau tạo hình thu gọn bụng không?
Tôi vừa mới phẫu thuật hàm để khắc phục vẩu. Trước đấy tôi cứ nghĩ là phương pháp này sẽ làm giảm tình trạng cười hở lợi nhưng sau khi phẫu thuật xong thì vẫn thế. Tôi rất muốn xử lý vấn đề này nhưng không muốn phải phẫu thuật lại một lần nữa. Vậy thì tôi có những lựa chọn nào? Có thể dán sứ Veneer không?
Tìm chúng tôi trên:-
-