Hydroquinone – Một Trong Những Thành Phần Làm Sáng Da Hiệu Quả Nhất
Tác dụng của hydroquinone
Hydroquinone là một trong những thành phần làm sáng da mạnh nhất. Hydroquinone được sử dụng để điều trị thâm, nám, đốm nâu trên da, tăng sắc tố sau viêm và các dạng tăng sắc tố khác do dư thừa melanin.
Cơ chế làm sáng da của hydroquinone
Hydroquinone là một chất ức chế tyrosinase.
Hydroquinone làm sáng da thông qua các cơ chế sau đây:
- Làm giảm hoạt động của tyrosinase – emzyme làm tăng sản xuất sắc tố melanin trong da
- Gây độc tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocyte)
- Gây ức chế sự chuyển hóa tế bào bằng cách ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp DNA và RNA (tác dụng này có thể đảo ngược)
Dùng hydroquinone bao lâu sẽ có kết quả?
Giống như tất cả các chất ức chế tyrosinase khác, thường phải sử dụng hydroquinone 6 – 12 tuần thì mới bắt đầu có sự cải thiện rõ rệt.
Kết hợp hydroquinone với các thành phần khác
Hydroquinone có thể được sử dụng một mình nhưng thường được kết hợp với các thành phần làm sáng da khác như tretinoin, axit glycolic, axit kojic, axit azelaic và corticosteroid.
Hydroquinone có phải là thành phần tự nhiên không? Hydroquinone có nguồn gốc từ đâu?
Hydroquinone là một thành phần tự nhiên, có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, trái cây, ngũ cốc, cà phê, trà, bia và rượu vang.
Hydroquinone có an toàn không?
Vào năm 2000, hydroquinone đã bị cấm sử dụng ở châu Âu. Ở châu Á, việc sử dụng hydroquinone được kiểm soát nghiêm ngặt. Hydroquinone đã được sử dụng trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da không kê đơn với nồng độ từ 2% trở xuống cho đến khi Đạo luật CARES của Hoa Kỳ được thông qua vào năm 2020. Đạo luật này đã thay đổi cách kiểm soát hydroquinone. Tại Hoa Kỳ, hydroquinone hiện được coi là một loại thuốc và được bán theo đơn của bác sĩ
Từ lâu hydroquinone đã được các bác sĩ da liễu sử dụng để điều trị tăng sắc tố da và mới chỉ có rất ít báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng. Sở dĩ hydroquinone gây lo ngại là vì đây là một chất chuyển hóa của benzen – một hợp chất gây ung thư. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hydroquinone gây ung thư.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng hydroquinone liều cao qua đường uống (không phải bôi ngoài da) gây nên một số dấu hiệu chỉ ra bệnh ung thư ở chuột. Tuy nhiên, ở con người, hydroquinone được xử lý ở gan và được chuyển hóa theo cách rất khác so với ở chuột. Ở người, hydroquinone có thể được chuyển hóa thành các dẫn xuất được khử độc, chẳng hạn như glucuronide và sunfat liên hợp.
Hydroquinone đã được sử dụng làm thành phần chăm sóc da điều trị tăng sắc tố trong suốt nhiều chục năm và chưa có bất kỳ trường hợp ung thư do hydroquinone nào được ghi nhận
Ochronosis ngoại sinh
Rủi ro chính khi sử dụng hydroquinone là một dạng rối loạn sắc tố da có tên là ochronosis ngoại sinh. Đây là tình trạng da xuất hiện những đốm xanh đen ở vùng bôi hydroquinone. Điều này xảy ra sau khi sử dụng hydroquinone trong thời gian dài và phổ biến hơn ở người châu Á cũng như người có da tối màu. Vì lý do này nên FDA đã quy định hydroquinone cần được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.
Ochronosis ngoại sinh xảy ra khi sử dụng các sản phẩm hydroquinone bôi tại chỗ là do hydroquinone ức chế enzyme homogentisic acid oxidase trong da. Điều này dẫn đến sự tích tụ axit homogentisic cục bộ, sau đó axit homogentisic trùng hợp và tạo thành sắc tố ochronotic. Mặc dù hydroquinone được sử dụng rộng rãi nhưng đến nay chưa ghi nhận nhiều trường hợp ochronosis ngoại sinh do thành phần này.
Tác dụng phụ của hydroquinone
Hydroquinone có thể gây phát ban da do dị ứng. Trên thực tế, đây là vấn đề khá phổ biến. Hydroquinone còn có thể làm thay đổi màu móng tay.
Sử dụng hydroquinone nồng độ thấp sẽ ít có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hơn. Khi sử dụng hydroquinone lần đầu, bạn nên chấm thử một ít lên da để kiểm tra phản ứng dị ứng. Và nên ngừng sử dụng hydroquinone một thời gian sau mỗi 3 - 4 tháng.
>>>>> Xem thêm: Lợi ích của exosome trong chăm sóc da và điều trị vấn đề về da
Nhóm các sản phẩm chống lão hóa cũng chiếm phần lớn trong số các loại sản phẩm dưỡng da và dường như mọi dòng sản phẩm chống lão hóa đều có chứa một thành phần nổi bật đóng vai trò duy trì sự trẻ trung cho làn da, ví dụ như peptide, yếu tố tăng trưởng, AHA, BHA,...
Chất ức chế tyrosinase là một nhóm hoạt chất làm sáng da. Chất ức chế tyrosinase làm sáng da bằng cách ngăn chặn hoạt động của chất ức chế tyrosinase – một enzyme mà da cần để tạo ra melanin, sắc tố khiến cho da bị thâm sạm.
Nếu có da nhạy cảm, bạn có thể chọn các sản phẩm dưỡng da với thành phần tự nhiên để làm dịu da.
Bất cứ ai đang bị bệnh trứng cá đỏ đều biết rằng việc sử dụng các thành phần chăm sóc da phù hợp là một bước vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát các cơn đỏ bừng mặt và các triệu chứng khác.
Mục tiêu của việc làm sáng da không phải là thay đổi màu sắc của toàn bộ da mà là giúp cho làn da đều màu hơn bằng cách làm sáng các vết thâm hay vùng da tối màu do tăng sắc tố.
- 0 trả lời
- 1124 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ