1

Da Đầu Khô, Bong Tróc Và Ngứa: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Bằng Cách Nào?

Đôi khi, hiện tượng da đầu và tóc có nhiều vảy trắng không đơn giản chỉ là gàu do da đầu bị khô mà rất có thể là do một vấn đề tiềm ẩn khiến cho da đầu bị bong tróc. Vậy da đầu bị bong tróc là do đâu? Làm thế nào để phân biệt gàu do da đầu khô và các nguyên nhân khác gây bong tróc da đầu? Điều trị tình trạng bong tróc bằng cách nào?
Da Đầu Khô, Bong Tróc Và Ngứa: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Bằng Cách Nào? Da Đầu Khô, Bong Tróc Và Ngứa: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Bằng Cách Nào?

Da đầu bong tróc có thể không đơn giản chỉ là gàu

Khi bị ngứa đầu, chúng ta thường gãi cho đến khi hết ngứa và việc gãi nhiều sẽ khiến cho da đầu bị bong, tạo thành các mảnh vảy màu trắng xuất hiện trên tóc và rơi xuống quần áo. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đây là gàu và tìm các giải pháp khắc phục mà một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến nhất là dùng dầu gội trị gàu.

Tuy nhiên, gàu không phải nguyên nhân duy nhất khiến cho da đầu bị ngứa. Nhiều vấn đề về da đầu khác cũng có thể gây ngứa và bong tróc da đầu.

Gàu và các nguyên nhân khác gây bong tróc da đầu có các điểm khác biệt sau đây.

Các nguyên nhân khác gây bong tróc da đầu

Da đầu khô và bong tróc là triệu chứng của rất nhiều bệnh ngoài da khác nhau. Đó có thể là do phản ứng dị ứng hoặc viêm da khiến cho các tế bào da thay đổi bất thường và bong ra.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà tình trạng bong tróc da đầu sẽ có những đặc điểm khác nhau, có thể chỉ là những vảy trắng nhỏ cho đến những mảng vảy lớn bám trên tóc.

Nếu bạn nhận thấy da đầu bị bong tróc, xuất hiện các mảng đỏ, rụng tóc nhiều hay có các dấu hiệu bất thường khác thì nên đi khám vì nguyên nhân gây ra những triệu chứng này thường không phải là gàu mà là do những vấn đề nghiêm trọng hơn và không thể tự điều trị. Một số bệnh cần điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Gàu

Gàu thực ra cũng là một dạng bong tróc da đầu nhưng không nghiêm trọng như các nguyên nhân gây bong tróc da đầu khác.

Không giống như các dạng bong tróc da đầu khác, gàu đa phần là do các nhiều yếu tố môi trường gây ra. Các yếu tố này làm cho da đầu bị khô hoặc tiết ra quá nhiều dầu (bã nhờn). Gàu không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị, gàu có thể dẫn đến rụng tóc.

Có hai loại gàu là gàu khô và gàu ướt.

Gàu khô

Gàu khô là do da đầu có ít dầu hơn bình thường. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như không khí khô hanh, thường xuyên sử dụng hóa chất gây khô đầu hoặc các tuyến bã nhờn dưới da đầu tiết ra quá ít dầu.

Dầu do tuyến bã nhờn tạo ra có tác dụng giữ ẩm cho tóc và da đầu. Khi có quá ít dầu, da đầu sẽ trở nên khô và các tế bào da bị bong tróc, tạo thành các vảy gàu khô.

Gàu khô có đặc điểm là các vảy nhỏ màu trắng, bám trên tóc và vai áo, tương tự như các nguyên nhân gây bong tróc da đầu khác. Tuy nhiên, gàu khô hoàn toàn không gây mẩn đỏ, sưng tấy hay các triệu chứng khác trên da đầu trong khi các nguyên nhân gây bong tróc da đầu khác thường đi kèm các biểu hiện cho thấy da đầu bị tổn thương.

Gàu ướt

Gàu ướt là do tuyến bã nhờn trong nang tóc hoạt động quá mức và khiến cho da đầu có quá nhiều dầu. Khi có quá nhiều dầu, một loại nấm ăn bã nhờn tồn tại tự nhiên trên da đầu có tên là Malassezia Globosa sẽ sinh sôi, phát triển tốt hơn bình thường. Nấm Malassezia Globosa sẽ ăn dầu sinh ra ra axit oleic gây kích ứng da đầu và điều này gây viêm nhẹ ở da đầu.

Phản ứng viêm trên da đầu khiến cho quá trình tái tạo tế bào da diễn ra nhanh hơn. Các tế bào da này sẽ dính lại với nhau và kết hợp với dầu thừa tạo thành gàu ướt. Gàu ướt có màu vàng, dính, dày và lớn hơn gàu khô.

Các nguyên nhân gây bong tróc da đầu

Nguyên nhân bong tróc da đầu
Các nguyên nhân gây bong tróc da đầu

Da đầu bị bong tróc có thể là do nhiều bệnh lý gây ra. Ở những người mắc các bệnh này, da đầu bị viêm hoặc kích ứng, khiến cho các tế bào da có sự thay đổi bất thường và bong tróc nhiều. Có 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng bong tróc da đầu là:

  • Viêm da tiếp xúc
  • Viêm da tiết bã
  • Bệnh vảy nến
  • Nấm da đầu

Da đầu bong tróc do viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra do da đầu dị ứng với một số chất. Sự tiếp xúc với những chất này khiến cho da đầu bị viêm, ửng đỏ, ngứa, bong tróc, nóng rát và phồng rộp. Có hai tác nhân gây viêm da tiếp xúc là chất gây dị ứng và chất gây kích ứng.

Viêm da tiếp xúc do chất gây kích ứng

Dạng viêm da tiếp xúc này xảy ra khi tiếp xúc với một số chất làm tổn thương lớp ngoài của da, làm cho da bị viêm, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Những triệu chứng này xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với chất gây kích ứng và mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Các chất gây kích ứng có trong nhiều sản phẩm mà chúng ta vẫn thường sử dụng hàng ngày, chẳng hạn như dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn, ép tóc, chất bảo quản,…

Viêm da tiếp xúc do chất gây dị ứng

Đây là một dạng dị ứng da. Đôi khi phản ứng dị ứng không xảy đến ngay lập tức như viêm da tiếp xúc do chất gây kích ứng. Lần đầu tiên tiếp xúc với chất gây dị ứng sẽ kích hoạt hoạt động của hệ miễn dịch và khi tiếp xúc lại một lần nữa, hệ miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng viêm.

Các chất gây dị ứng có mặt trong nhiều sản phẩm được sử dụng trên da đầu và các vật dụng xung quanh chúng ta, chẳng hạn như găng tay cao su, nước hoa hay đồ vật bằng niken. Chất gây dị ứng còn có trong tự nhiên như phấn hoa, nhựa cây, bụi, lông động vật, nấm mốc…

Tuy nhiên, viêm da tiếp xúc do chất gây dị ứng hiếm khi xảy ra trên da đầu vì ngoài các sản phẩm chăm sóc tóc, da đầu rất ít khi tiếp xúc với các sản phẩm khác.

Các chất gây dị ứng phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc ở da đầu là thuốc nhuộm tóc, ép tóc, uốn tóc, dầu gội và dầu xả.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc

  • Da đầu nổi mụn nước đỏ ở những khu vực tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng
  • Ngứa, nóng rát
  • Da đầu khô, bong tróc do phản ứng viêm
  • Ửng đỏ, sưng tấy

Điều trị viêm da tiếp xúc

Nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm da tiếp xúc thì chưa cần phải đi khám. Hãy nhớ lại xem đã tiếp xúc với những gì để xác định tác nhân gây dị ứng, kích ứng và tránh xa những tác nhân đó. Thông thường, các triệu chứng sẽ tự biến mất sau khi ngừng tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Trong thời gian này không được gãi vì gãi sẽ gây tổn thương da đầu.

Điều quan trọng là phải biết được tác nhân kích hoạt các triệu chứng viêm da tiếp xúc để có cách phòng tránh và ngăn tình trạng tái phát.

Nếu ngứa ngáy dữ dội hoặc các triệu chứng không tự biến mất thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp vì nếu không điều trị, tình trạng viêm nghiêm trọng trên da đầu có thể gây hình thành sẹo và khiến tóc vĩnh viễn không mọc lên được.

Da đầu bong tróc do viêm da tiết bã

viem da tiet ba
Viêm da tiết bã cũng là nguyên nhân gây bong tróc da đầu

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã hay viêm da đầu xảy ra do các tuyến bã nhờn ở da đầu hoạt động quá mức, tiết ra quá nhiều dầu và tạo điều kiện cho nấm Malassezia Globosa sinh sôi. Đây cũng là loại nấm gây ra gàu ướt. Ngoài da đầu, tình trạng viêm da do nấm Malassezia Globosa còn có thể xảy ra ở những vùng có nhiều dầu khác trên cơ thể như mặt, lông mày và tóc mai.

Các nguyên nhân khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gồm có căng thẳng, không nghỉ ngơi đủ, mắc một số bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, nồng độ hormone bất thường, điều kiện thời tiết hoặc phản ứng của hệ miễn dịch.

Triệu chứng viêm da tiết bã

  • Da đầu có vảy trắng hoặc vảy vàng, xuất hiện các mảng đỏ có ranh giới không rõ ràng
  • Khó chịu và ngứa đầu do phản ứng viêm
  • Các triệu chứng xuất hiện ở các khu vực khác ngoài đầu như mặt, mũi, lông mày, sau tai, ngực, lưng.

Điều trị viêm da tiết bã

Viêm da đầu hay viêm da tiết bã tuy không nguy hiểm nhưng nên điều trị dứt điểm vì ngoài gây ngứa ngáy, khó chịu và da đầu bong tróc, tình trạng viêm da đầu còn có thể tấn công các nang tóc, khiến tóc rụng nhiều và mái tóc trở nên thưa mỏng.

Phương pháp điều trị viêm da tiết bã chủ yếu là kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn bằng các cách như không gội đầu bằng nước quá nóng hay quá lạnh, thư giãn, giảm căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tránh những thực phẩm khiến tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều dầu chẳng hạn như đồ ăn nhiều dầu mỡ và vitamin B.

Nếu đã thử các cách này mà tình trạng vẫn không đỡ thì có thể thử dùng các loại dầu gội đầu có tác dụng kiểm soát dầu hoặc dầu gội trị gàu có chứa ketoconazole để giảm nấm Malassezia.

Khi giải quyết được các nguyên nhân gây bệnh như da đầu quá nhiều dầu và nấm Malassezia, các triệu chứng viêm da tiết bã sẽ cải thiện. Còn nếu tình trạng không thuyên giảm thì nên đi khám. Bác sĩ có thể sẽ kê steroid để điều trị.

Da đầu bong tróc do bệnh vảy nến

Bong tróc da đầu do bị bệnh vảy nến
Da đầu bong tróc do bị bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến xảy ra do các tế bào da mới được tạo ra với tốc độ nhanh hơn bình thường khi các tế bào da cũ còn chưa kịp bong ra. Điều này dẫn đến kết quả là các lớp tế bào tích tụ và hình thành nên các mảng vảy dày trên da. Khi xảy ra trên da đầu, bệnh vảy nến khiến cho da đầu bị bong tróc thành từng mảng.

Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công chính các tế bào da khỏe mạnh và làm xáo trộn quá trình thay tế bào da tự nhiên.

Hiện nay y học vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra điều này nhưng bệnh vảy nến có thể là do di truyền vì nếu bố và mẹ bị bệnh vảy nến thì nguy cơ con mắc bệnh có thể lên đến 80%.

Bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính và các triệu chứng xảy ra theo đợt. Một số yếu tố kích hoạt các triệu chứng của bệnh vảy nến là nhiễm trùng, các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, một số loại thuốc, sức khỏe yếu, thay đổi nồng độ hormone, căng thẳng, tổn thương da… Sau một thời gian, các triệu chứng sẽ biến mất nhưng có thể xuất hiện lại bất cứ lúc nào.

Triệu chứng bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có nhiều thể và mỗi thể lại có các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như da có vảy dày cứng, nổi mụn nước hoặc bong tróc nhưng bệnh vảy nến da đầu thường gây ra các triệu chứng dưới đây:

  • Da mẩn đỏ ở các bộ phận khác của cơ thể trước khi xuất hiện triệu chứng ở da đầu
  • Da đầu có những mảng ửng đỏ có ranh giới rõ ràng.
  • Da đầu đóng vảy dày, đỏ, bề mặt màu trắng bạc, thường là dọc theo đường chân tóc và đôi khi lan xuống trán
  • Các mảng vảy khô nứt và chảy máu
  • Da đầu bị kích ứng và ngứa nhiều.

Điều trị bệnh vảy nến

Khi có các triệu chứng của bệnh vảy nến thì cần đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và tìm ra yếu tố kích hoạt các triệu chứng bùng phát. Đôi khi chỉ là do căng thẳng nhưng cũng có thể là do một căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng như ung thư.

Nếu bệnh nhẹ thì có thể chỉ cần sử dụng dầu gội đầu trị vảy nến 2 - 3 lần một tuần nhưng nếu bệnh nặng thì bác sĩ sẽ kê steroid tại chỗ để ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và giảm viêm.

Người bệnh nên để da đầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15 phút mỗi ngày vì tia cực tim (UV) trong ánh nắng có thể làm giải hoạt động của tế bào lympho - một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch, nhờ đó làm giảm phản ứng viêm và cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến.

Hiệu quả điều trị không kéo dài vĩnh viễn vì nguyên nhân gốc rễ gây bệnh vảy nến là do yếu tố di truyền và đến nay vẫn chưa có cách thay đổi được gen di truyền. Người bệnh sẽ phải tiếp tục điều trị khi các triệu chứng xuất hiện và cần chăm sóc tốt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần để giảm nguy cơ tái phát.

Bệnh vảy nến không gây rụng tóc nhưng gãi nhiều do ngứa có thể gây rụng tóc và mỏng tóc.

Da đầu bong tróc do nấm da đầu

nam da dau
Da đầu bị bong tróc do nấm da đầu

Nguyên nhân gây nấm da đầu

Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng do các loại nấm thuộc nhóm Dermatophyte gây ra. Tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở nang tóc, thân tóc và lớp trên của da đầu.

Nấm phá hủy chất sừng (keratin) trong nang tóc, gây rụng tóc từng mảng, tóc bạc, sợi tóc yếu, da đầu bong tróc, viêm và nếu nhiễm trùng nặng thì có thể gây áp-xe da đầu do nấm (kerion).

Các loại nấm gây ra bệnh nấm da đầu không tồn tại tự nhiên trên cơ thể giống như nấm Malassezia mà có ở trong đất hoặc ở động vật bị nấm da. Nấm da đầu lây từ người sang người, từ động vật sang người và còn có thể lây gián tiếp qua các đồ vật dùng chung như quần áo, mũ nón, khăn tắm, lược chải đầu… Không phải ai bị nhiễm nấm cũng có triệu chứng nhưng dù không có triệu chứng thì vẫn có thể lây mầm bệnh sang người khác.

Tuy nhiên, nấm da đầu không phải một bệnh dễ lây vì các loại nấm gây bệnh chỉ có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở. Hơn nữa, thông thường chỉ những người có hệ miễn dịch yếu mới có các triệu chứng nấm da đầu sau khi bị nhiễm nấm. Ở những người có hệ miễn dịch khỏe, nấm Dermatophyte thường không gây ra bất cứ vấn đề nào.

Điều này có nghĩa là nếu bị nhiễm nấm Dermatophyte nhưng da đầu không có vết thương hở và hệ miễn dịch khỏe mạnh thì khả năng bị nấm da đầu là rất thấp.

Triệu chứng nấm da đầu

  • Da đầu có các mảng ửng đỏ với ranh giới rõ ràng
  • Da đầu có vảy
  • Rụng tóc từng mảng
  • Ngứa và kích ứng
  • Tóc giòn yếu do nấm phá hủy cấu trúc keratin của tóc

Các triệu chứng nấm da đầu nghiêm trọng:

  • Da đầu sẽ có màu đỏ đậm, có mụn mủ hoặc áp xe và đi kèm sốt.
  • Đau nhức tại khu vực bị nhiễm trùng
  • Hình thành bọc mủ
  • Những vùng bị viêm nặng khi lành sẽ để lại sẹo và vĩnh viễn không thể mọc lại tóc ở vết sẹo

Điều trị nấm da đầu

Cần đi khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nghi là nấm da đầu. Mặc dù triệu chứng ban đầu có thể chỉ là da đầu bị bong tróc giống như gàu nhưng nếu để lâu không điều trị, tình trạng viêm sẽ phá hủy nang tóc, gây rụng tóc và dẫn đến tóc thưa mỏng hoặc hói vĩnh viễn. Lúc này, việc điều trị sẽ tốn kém và phức tạp hơn rất nhiều.

Trước tiên cần sử dụng dầu gội và các loại thuốc trị nấm dạng bôi hoặc dạng uống để tiêu diệt vi nấm và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Nếu da đầu bị viêm nặng thì có thể là do hệ miễn dịch phản ứng thái quá với nấm. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch kết hợp với thuốc trị nấm.

Tóm tắt bài viết

Da đầu bong tróc có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù đây không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng các vảy da bám trên tóc và quần áo sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin. Hơn nữa, một số nguyên nhân khiến da đầu bong tróc có thể phá hủy nang tóc và dẫn đến hói vĩnh viễn.

Khi nhận thấy da đầu bị bong tróc thì hãy kiểm tra da đầu xem có các triệu chứng khác hay không. Nếu đó chỉ là gàu do da đầu bị khô thì có thể tự điều trị tại nhà nhưng nếu có các triệu chứng khác như ngứa dữ dội, da đầu đỏ, sưng tấy hoặc nổi mụn nước thì cần đi khám ngay để điều trị kịp thời và ngăn ngừa rụng tóc.

>>> Xem thêm: Đối tượng phù hợp với cấy tóc tự thân

 

Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên Nhân Gây Rụng Lông Mày Và Cách Điều Trị
Nguyên Nhân Gây Rụng Lông Mày Và Cách Điều Trị

Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.

Hói đầu: nguyên nhân và cách điều trị
Hói đầu: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới

Hói Đỉnh Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Hói Đỉnh Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hói đỉnh đầu có những nguyên nhân nào và cách điều trị như thế nào. Rất nhiều người quan tâm về vấn đề này, chi tiết sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây...

Rụng tóc từng mảng: Nguyên nhân và cách điều trị
Rụng tóc từng mảng: Nguyên nhân và cách điều trị

Rụng tóc từng mảng là bệnh có thể tự khỏi. Rụng tóc từng mảng không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu nguyên nhân là do hệ miễn dịch có vấn đề thì cần phải có biện pháp điều trị để ngăn ngừa rụng tóc về lâu dài.

Rụng tóc sau sinh: nguyên nhân và cách điều trị
Rụng tóc sau sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Rụng tóc sau sinh là một triệu chứng bình thường, có thể xay ra do thay đổi nội tiết tố

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Điều gì xảy ra sau một tháng sau cấy tóc bằng kỹ thuật FUE?
  •  6 năm trước
  •  4 trả lời
  •  2743 lượt xem

Xin chào, cách đây 1 tháng tôi đã thực hiện cấy tóc bằng kỹ thuật FUE. Hiện tại dường như chẳng có gì đang xảy ra, ý tôi là da đầu rất mịn, không có lỗ hay chân tóc gì cả.

Có cách nào kích thích mọc râu cho nam giới có khuôn mặt baby không?
  •  6 năm trước
  •  14 trả lời
  •  4344 lượt xem

Tôi 23 tuổi sắp sang tuổi 24. Tôi có khuôn mặt trẻ con baby đến mức không thể chịu được. Trông tôi không giống với độ tuổi của mình, luôn trẻ hơn khoảng 5,6 tuổi. Lúc nào tôi cũng được nhận xét là có khuôn mặt trẻ con, điều này làm tôi rất mệt mỏi. Tôi không thể mọc bất kỳ sợi lông nào trên mặt, hoặc nếu có thì chỉ sau 1 tuần lại láng mịn. Nghĩa là tôi không thể để kiểu ria mép goatee hay thậm chí là một bộ râu mà thực sự khiến tôi cảm thấy tốt hơn. Có cách nào để kích thích mọc râu trên mặt không?

Cách khắc phục mất tóc sau phẫu thuật căng da mặt?
  •  6 năm trước
  •  9 trả lời
  •  1959 lượt xem

Tôi có một vị trí mất tóc ở ngay bên trên tai. Vùng tóc mai của tôi trông có vẻ cao hơn và gần như biến mất. Một bên đường viền chân tóc thực sự trông không còn rõ nét từ trước khi tôi thực hiện căng da mặt, trong khi bên kia hoàn toàn bình thường. Giờ tôi có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?

Cách hạ thấp đường viền chân tóc
  •  6 năm trước
  •  8 trả lời
  •  4931 lượt xem

Tôi ghét vầng trán quá cao của mình và tự hỏi liệu có thể thu gọn nó bằng quy trình cấy tóc không, hạ thấp đường viền chân tóc xuống được không?

Cách chăm sóc tóc sau cấy tóc tự thân
  •  6 năm trước
  •  10 trả lời
  •  6725 lượt xem

Bao lâu sau khi cấy tóc bệnh nhân có thể được sử dụng các loại máy sấy tóc, gel tạo kiểu, hoặc có thể duỗi thẳng hay nhuộm tóc không? Và nang cấy có thể được lấy ở bất cứ đâu trên cơ thể?

Video có thể bạn quan tâm
KẾT QUẢ CẤY TÓC sau 1 năm của ca sĩ Akira Phan KẾT QUẢ CẤY TÓC sau 1 năm của ca sĩ Akira Phan 04:36
KẾT QUẢ CẤY TÓC sau 1 năm của ca sĩ Akira Phan
Tóc mọc dày dặn, tự nhiên, form tóc vuông lịch lãm như chưa hề bị H.Ó.I hai bên trán chữ M. Ca sĩ chia sẻ:" Tóc của Aki chắc khỏe, form tóc đẹp dễ tạo...
 4 năm trước
 3721 Lượt xem
Quy trình cấy tóc tự thân từ A đến Z Quy trình cấy tóc tự thân từ A đến Z 01:43
Quy trình cấy tóc tự thân từ A đến Z
Video mô tả đầy đủ các bước trong 1 phiên cấy tóc Chụp ảnh trước cấy Bác sĩ khám, đánh giá mức độ hói đầu, chất lượng tóc Đo vẽ, thiết kế đường chân...
 2 năm trước
 3392 Lượt xem
Cấy tóc tự thân 2540 nang tóc kỹ thuật FUE, kết quả sau 7 tháng Cấy tóc tự thân 2540 nang tóc kỹ thuật FUE, kết quả sau 7 tháng 00:55
Cấy tóc tự thân 2540 nang tóc kỹ thuật FUE, kết quả sau 7 tháng
Khách hàng nam hói đầu chữ M.Kỹ thuật cấy tóc tự thân FUE. Số nang tóc: 2540.Kết quả sau 7 tháng tóc mọc dày, đều, đẹp. Viện cấy tóc Absolute...
 2 năm trước
 3153 Lượt xem
Cấy tóc tự thân trên 3000 nang tóc trị hói trán, đỉnh đầu Cấy tóc tự thân trên 3000 nang tóc trị hói trán, đỉnh đầu 00:31
Cấy tóc tự thân trên 3000 nang tóc trị hói trán, đỉnh đầu
Quy trình phẫu thuật phục hồi tóc: Cấy 3412 nang tóc Uống Finasteride 1mg và minoxidil 5mgKết quả tóc mọc dày và đẹp sau 10 tháng.Viện cấy tóc...
 2 năm trước
 2464 Lượt xem
Dr Duy Thành phân tích case cấy tóc 2000 nang: trước và kết quả 6 tháng Dr Duy Thành phân tích case cấy tóc 2000 nang: trước và kết quả 6 tháng 02:25
Dr Duy Thành phân tích case cấy tóc 2000 nang: trước và kết quả 6 tháng
Dr Duy Thành phân tích trực tiếp case khách hàng bị hói chữ M.Cùng xem để theo dõi bác sĩ nhé.
 1 năm trước
 2115 Lượt xem
Sự khác nhau giữa cấy tóc DHI so với cấy tóc FUE truyền thống Sự khác nhau giữa cấy tóc DHI so với cấy tóc FUE truyền thống 01:28
Sự khác nhau giữa cấy tóc DHI so với cấy tóc FUE truyền thống
Video giúp phân biệt sự khác nhau giữa công nghệ cấy tóc DHI và cấy tóc FUE.Dr Duy Thành: Chuyên sâu về công nghệ cấy tóc DHI sử dụng bút cấy trực...
 2 năm trước
 1585 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây