Chất Hút Ẩm Là Gì? Cơ Chế Hoạt Động Như Thế Nào?
Chất hút ẩm là gì?
Chất hút ẩm (humectant) có khả năng hút nước từ môi trường xung quanh và giữ nước trong bề mặt da.
Chất hút ẩm tạm thời làm cho da căng mịn và làm mờ các đường nhăn mảnh trên da.
Chất hút ẩm hoạt động như thế nào?
Chất hút ẩm hút độ ẩm từ các lớp bên dưới của da lên bề mặt da hoặc từ không khí vào trong da, nhờ đó làm cho làn da trở nên ẩm mượt. Một trong những chất hút ẩm nổi tiếng nhất là axit hyaluronic (HA). Phân tử axit hyaluronic có thể liên kết và giữ được lượng nước lớn hơn gấp 1.000 lần trọng lượng phân tử của chúng.
Tuy nhiên, không phải khi nào chất hút ẩm cũng có lợi cho da. Khi thời tiết khô, chất hút ẩm sẽ hút các phân tử nước từ các lớp bên dưới của da rồi kéo chúng lên bề mặt da và tại đây nước sẽ bốc hơi khỏi da. Điều này sẽ dẫn đến khô da. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy kết hợp chất hút ẩm với chất khóa ẩm. Chất khóa ẩm (occlusive) tạo thành một lớp màng trên bề mặt da, giúp giữ hơi ẩm lại bên trong da.
Chất hút ẩm cũng là một loại chất làm mềm (emollient), giúp làm mịn và mềm da. Trong quá trình thay da tự nhiên, khi các tế bào da mới đẩy các tế bào da cũ bong khỏi bề mặt da, các chất làm mềm như chất hút ẩm sẽ giúp làm mịn phần rìa thô cứng của các tế bào da chết, nhờ đó giảm tình trạng da thô ráp, sần sùi.
>>> Xem thêm: quy trình chăm sóc da thường
Các loại chất hút ẩm
Có hai loại chất hút ẩm là chất hút ẩm tự nhiên và chất hút ẩm tổng hợp. Cả hai loại đều được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân, gồm có dầu gội, dầu xả, sữa tắm, sản phẩm dưỡng tóc, son dưỡng môi và xà phòng. Việc lựa chọn chất hút ẩm để đưa vào sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có công dụng của sản phẩm và các thành phần khác trong sản phẩm.
Các chất hút ẩm phổ biến nhất
3 chất hút ẩm được sử dụng phổ biến nhất trong kem dưỡng ẩm là:
- Axit hyaluronic
- Glycerin
- Lô hội
Glycerin là một chất hút ẩm đặc biệt vì nó là một trong số ít thành phần chăm sóc da có khả năng di chuyển qua các kênh aquapourin giữa các tế bào da. Nhờ khả năng này nên glycerin có thể cấp ẩm cho các lớp và tế bào khó tiếp cận trong da.
Glycerin là thành phần hút ẩm chính trong mật ong.
Danh sách chất hút ẩm
Một số chất hút ẩm có nguồn gốc tự nhiên phổ biến gồm có:
- Axit hyaluronic
- Lô hội
- Mật ong
- Glycerin
- Axit alpha hydroxy, chẳng hạn như axit glycolic, axit lactic và axit phytic
Một số chất hút ẩm tổng hợp phổ biến:
- Urea
- Heparan sulfate analog (HSA)
- Propylene glycol
- Gluconolactone
Dầu dừa có phải thành phần hút ẩm không?
Dầu dừa không phải thành phần hút ẩm mà là một thành phần khóa ẩm.
Dầu dừa còn được xếp vào danh sách thành phần gây bít tắc lỗ chân lông.
Mặc dù dầu dừa cũng có tác dụng dưỡng ẩm cho da nhưng không phải thông qua cơ chế hút nước vào da. Thay vào đó, dầu dừa chứa axit béo bão hòa giúp ngăn nước bốc hơi khỏi da, đồng thời cung cấp một lượng nhỏ axit béo không bão hòa có tác dụng phục hồi hàng rào bảo vệ da. Hàng rào bảo vệ da cũng giúp ngăn sự bốc hơi nước qua da.
Squalane có phải là chất hút ẩm không?
Squalane là phiên bản hydro hóa của squalene. Cả squalane và squalene đều là chất khóa ẩm chứ không phải chất hút ẩm. Squalane và squalene còn là chất làm mềm.
Khi nào nên sử dụng chất hút ẩm?
Chất hút ẩm là một thành phần tuyệt vời trong kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng dưỡng ẩm khác. Nếu bạn có da khô, hãy sử dụng các sản phẩm chứa cả chất hút ẩm và chất khóa ẩm để dưỡng ẩm cho da một cách tối ưu.
Nếu da bạn thuộc loại rất khô hoặọ bị các vấn đề về da gây ngứa và bong tróc da như bệnh chàm thì nên sử dụng kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da có chứa ceramide, axit béo và cholesterol. Đây là những lipid (chất béo) mà da tự tạo ra để duy trì hàng rào bảo vệ da. Tuy nhiên, khi tỷ lệ các lipid này trong da bị mất cân bằng, hàng rào bảo vệ da sẽ bị suy yếu và sẽ không thể giữ được độ ẩm bên trong da. Đó là lý do cần sử dụng kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da để bổ sung lipid cho da.
Khi nào cần tránh sử dụng chất hút ẩm?
Bạn nên tránh sử dụng chất hút ẩm trong những trường hợp sau đây:
Độ ẩm không khí thấp: Khi độ ẩm không khí ở mức thấp, bạn cần sử dụng chất hút ẩm kết hợp với các thành phần khóa ẩm như dầu argan, dầu jojoba hoặc sáp ong để ngăn nước bốc hơi khỏi da vào không khí. Việc sử dụng chất hút ẩm khi thời tiết khô sẽ càng khiến da bị khô thêm.
Bị bọng mắt: Bọng mắt là do sự chất lỏng ở khu vực dưới mắt. Bạn không nên sử dụng chất hút ẩm ở khu vực này vì chất hút ẩm sẽ làm tăng lượng chất lỏng tích tụ và càng khiến tình trạng bọng mắt trở nên trầm trọng hơn.
Khi sử dụng son dưỡng môi: Hãy chọn những loại son dưỡng môi có chứa cả chất hút ẩm và chất khóa ẩm chứ không chỉ có chất hút ẩm. Những loại son dưỡng chỉ chứa chất hút ẩm sẽ làm cho môi càng khô thêm và khiến bạn phải liên tục thoa lại son dưỡng.
Chất hút ẩm có phục hồi được hàng rào bảo vệ da không?
Các chất hút ẩm chỉ có tác dụng tạm thời và không thể phục hồi được hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.
Tham khảo: Bí Quyết Chăm Sóc Da Tự Nhiên Có Thể Bạn Chưa Biết
Hexylresorcinol được coi là một trong những chất làm sáng da hiệu quả nhất được sử dụng trong chăm sóc da hiện nay và thường có trong các sản phẩm trị thâm.
Resorcinol là một thành phần làm sáng da được sử dụng để trị mụn trứng cá, thâm do mụn, đốm nâu do ánh nắng, nám và các dạng tăng sắc tố da khác. Resorcinol là một chất ức chế tyrosinase, làm sáng da bằng cách ngăn chặn sự sản xuất sắc tố melanin.
Chất ức chế tyrosinase là một nhóm hoạt chất làm sáng da. Chất ức chế tyrosinase làm sáng da bằng cách ngăn chặn hoạt động của chất ức chế tyrosinase – một enzyme mà da cần để tạo ra melanin, sắc tố khiến cho da bị thâm sạm.
Benzoyl peroxide là một trong những hoạt chất trị mụn trứng cá được sử dụng phổ biến nhất. Hoạt chất này được sử dụng trong cả các sản phẩm trị mụn không kê đơn và thuốc trị mụn kê đơn.
Có rất nhiều hoạt chất chống lão hóa đã được khoa học chứng minh. Điều này giúp chúng ta có đa dạng lựa chọn hơn nhưng lại gây bối rối cho những người mới bước chân vào hành trình chăm sóc da chống lão hóa do không biết phải lựa chọn sản phẩm nào giữa vô vàn các sản phẩm khác nhau có trên thị trường.