Tạo hình thành bụng mini là gì?
Tạo hình thành bụng mini là phương pháp thắt chặt các cơ ở bụng dưới, cắt bỏ đi phần da bị lỏng lẻo mà không dịch chuyển rốn. Phương pháp này được thực hiện qua vết mổ nằm ở bụng dưới, ngắn hơn so với tạo hình bụng toàn phần và tương đương với vết mổ lấy thai.
Phương pháp tạo hình bụng toàn phần đòi hỏi phải tạo vết mổ dài chạy từ bên hông này sang bên hông kia. Da và mỡ bụng được nâng lên, tách khỏi các cơ thành bụng, nhưng các cơ không bị cắt và cũng không can thiệp vào khoang bụng. Vì da còn dính với rốn bên bác sĩ cần rạch xung quanh rốn và tiếp tục bóc tách lên ngang xương sườnr rồi sử dụng chỉ khâu để thắt chặt các cơ và cắt bỏ phần da thừa. Sau đó rốn được đưa ra ngoài qua một lỗ mới mà bác sĩ tạo ở phần da bụng còn lại.
Tạo hình bụng mini là quy trình xâm lấn ít hơn so với tạo hình toàn phần và thường là phương pháp phẫu thuật ngoại trú, bệnh nhân có thể về luôn trong ngày. Kỹ thuật mini thường chỉ loại bỏ một ít da thừa ở bên dưới rốn, thắt chặt cơ bụng dưới ở mức độ tối thiểu hoặc không hề thắt chặt cơ. Do vậy mà phương pháp mini thường không thể khắc phục được sự lỏng lẻo ở bên trên rốn, đối với vùng da dưới rốn thì cũng chỉ cải thiện được ở mức thấp và không có tác dụng với cơ bụng trên
Kỹ thuật tạo hình bụng mini chỉ phù hợp với những người mà da vùng bụng dưới chỉ mới lỏng lẻo nhẹ, có ít da thừa và không có vấn đề ở vùng quanh rốn, bụng trên nên đối tượng của phương pháp này rất hạn chế. Những phụ nữ đã từng sinh con nhiều lần, da bụng chùng nhão, chảy xệ nặng thì thường sẽ phải tạo hình bụng toàn phần.
Tạo hình bụng thông thường là quy trình phẫu thuật xử lý toàn bộ vùng bụng trong khi kỹ thuật mini chỉ tập trung vào phần bụng dưới. Kỹ thuật mini sử dụng vết mổ ngắn hơn tạo hình bụng thông thường nên để lại sẹo ngắn hơn và cũng vì thế mà thời gian phục hồi cũng nhanh hơn so với căng da bụng thông thường.
Một điểm khác biệt lớn nữa giữa tạo hình mini và tạo hình thông thường là vị trí của rốn. Trong quá trình tạo hình thành bụng thông thường, rốn được tách khỏi vùng da xung quanh và đưa lại qua một lỗ mới được tạo trên vùng da được kéo xuống. Mặt khác, trong kỹ thuật mini thì rốn lại vẫn được giữ gắn liền với vùng da xung quanh. Phương pháp này chỉ cắt bỏ đi một lượng da rất nhỏ ở bụng dưới qua vết mổ ngắn.
Nếu bụng của bạn chỉ có rất ít da thừa thì có thể chọn căng da bụng mini. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc phương pháp này nếu như bụng các vết dạn da hoặc vết sẹo mổ đẻ bên dưới rốn, mỡ thừa và da chảy xệ nằm chủ yếu ở vùng bụng dưới.
Căng da bụng mini khác với căng da bụng toàn phần hay căng da bụng truyền thống ở chỗ căng da bụng mini chỉ loại bỏ đi da thừa ở bụng dưới hoặc đôi khi thắt chặt cơ bụng dưới. Mặc dù có một số biến thể nhưng phương pháp này thường không di dời rốn và không thắt chặt được cơ bụng trên. Cả căng da bụng mini và toàn phần đều có thể được kết hợp với hút mỡ nếu cần thiết.
Thông thường, những người có da bụng lỏng lẻo hoặc các cơ phân tách rộng lên phía trên rốn thì sẽ cần đến phương pháp căng da bụng truyền thống. Đây cũng là phương pháp phù hợp hơn cho phụ nữ đã từng sinh con do trong thai kỳ, da bị kéo giãn và cơ bụng bị phân tách. Nếu như có da lỏng lẻo và các cơ bị tách ở bên trên rốn mà chỉ căng da bụng mini thì vùng bụng dưới sẽ trở nên phẳng và săn chắc trong khi phần trên lại vẫn chảy xệ, như vậy thì trông sẽ rất kì. Có không ít người sau khi căng da bụng mini đã lại phải tìm đến căng da bụng toàn phần.
Ngoài ra, căng da bụng toàn phần còn loại bỏ được tất cả các vết rạn bên dưới rốn. Chiều dài vết sẹo của hai phương pháp này cũng không có sự khác biệt quá lớn và nếu vết mổ được tạo ở vị trí thấp thì vết sẹo sau phẫu thuật sẽ được che đi và không bị lộ ra ngoài.
Tạo hình thành bụng mini là phương pháp làm săn chắc và làm phẳng phần bụng dưới (bên dưới rốn). Trong khi đó, tạo hình thành bụng toàn phần là phương pháp làm săn chắc và làm phẳng toàn bộ vùng bụng.
Với phương pháp tạo hình thành bụng toàn phần, bác sĩ sẽ tạo một vết mổ xung quanh rốn và một vết mổ kéo dài nằm ngang ở bụng dưới, dài hơn so với vết mổ tạo hình thành bụng mini.
Đa số phụ nữ khi có nhu cầu tạo hình thành bụng đều chỉ muốn thực hiện phương pháp mini vì vết sẹo ngắn hơn nhưng theo tôi thấy thì chỉ có rất ít phụ nữ phù hợp với phương pháp này bởi tạo hình thành bụng mini chỉ xử lý được một lượng nhỏ da thừa ở bụng dưới và nếu có thì cũng chỉ thắt chặt được các cơ bụng dưới.
Nhiều người thường nghĩ rằng sau khi căng da bụng toàn phần thì thời gian phục hồi lâu hơn so với căng da bụng mini nhưng thực ra nếu sử dụng các phương pháp phục hồi nhanh và không sử dụng ống dẫn lưu thì thời gian phục hồi của hai phương pháp này cũng chỉ tương đương nhau, từ 24 đến 36 tiếng.
Nếu bạn có da thừa ở bụng trên, đặc biệt là khi ngồi xuống mà chỉ tạo hình mini thì khả năng cao là kết quả sẽ không thể được như ý muốn. Ngoài ra, nếu như chỉ thắt chặt cơ bụng dưới trong khi da toàn vùng bụng đều chùng nhão và cơ bị phân tách thì vùng bụng trên sẽ càng trở nên to hơn sau phẫu thuật.
Ngoài ra thì cũng còn có các lựa chọn khác, ví dụ như các kỹ thuật nội soi để thắt chặt cơ bụng với đường rạch rất nhỏ, thấp và một đường rạch tròn quanh rốn.
Những người có ít da thừa nhưng cơ bụng lại bị lỏng lẻo thì có thể chỉ cần thắt chặt cơ thành bụng. Việc thắt chặt cơ thành bụng sẽ vừa làm phẳng bụng và vừa thu hẹp vòng eo. Quy trình thắt chặt cơ thành bụng có thể được thực hiện qua một vết mổ thấp trên bụng, có kích thước bằng một nửa vết mổ căng da bụng toàn phần. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng vết mổ này để thắt chặt toàn bộ cơ bụng.
Tạo hình thành bụng mini là quy trình phẫu thuật hạn chế hơn so với tạo hình thành bụng toàn phần. Kỹ thuật "mini" sử dụng một đường rạch ngắn hơn để loại bỏ da lỏng lẻo và mỡ thừa. Kỹ thuật này cũng có thể cải thiện cơ bụng lỏng lẻo nhưng chỉ ở mức độ rất hạn chế nên thường chỉ phù hợp cho nhưng người mới chỉ sinh con một lần, bụng vẫn còn tương đối phẳng.
Nếu như bạn đã muốn phẫu thuật thì nên chọn tạo hình thành bụng toàn phần để vừa cắt da, mỡ thừa, các vết rạn và vừa thắt chặt cả cơ thành bụng. Tạo hình thành bụng mini chỉ giải quyết được da thừa ở một vùng nhỏ bên trên vùng mu trong khi cơ thành bụng vẫn không được cải thiện nhiều trong khi đây lại là điều cần thiết để có một vòng hai săn chắc. Mặc dù thời gian phục hồi dài hơn nhưng những lợi ích mà tạo hình thành bụng toàn phần mang lại sẽ lớn hơn nhiều.
Mặc dù vậy nhưng không phải ai cũng phù hợp căng da bụng mini. Hầu hết mọi người đều muốn chọn căng da bụng mini vì vết sẹo ngắn hơn và quy trình cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ xử lý được một vùng da, mô nhỏ ở bụng dưới. Nếu như bạn có da thừa ở bụng trên thì căng da bụng mini khó có thể đem lại hiệu quả như ý muốn mà thậm chí còn làm cho tình trạng chảy xệ ở bụng trên càng thêm rõ rệt hơn.
Giải pháp tốt nhất để khắc phục những vấn đề này là căng da bụng hay còn gọi là tạo hình thành bụng, có thể là mini hay toàn phần.
Quy trình tạo hình thành bụng toàn phần được thực hiện bằng cách tạo một đường rạch ở bụng dưới, sau đó bóc tách, nâng da và mô dưới da lên đến xương sườn. Thường thì sẽ phải tách rốn để có thể loại bỏ nhiều da hơn. Sau đó các cơ được thắt chặt, da thừa bị cắt bỏ và rốn được gắn lại với vùng da xung quanh.
Phương pháp tạo hình thành bụng mini thường không tách rốn và phạm vi bóc tách cũng chỉ hạn chế ở vùng từ rốn trở xuống. Sau đó bác sĩ sẽ thắt chặt cơ và cắt bỏ bớt da ở bên dưới rốn. Đôi khi còn kết hợp thêm hút mỡ để tăng thêm hiệu quả làm gọn vòng hai nữa.
Mặc dù đa số các trường hợp đều cần đến phương pháp tạo hình thành bụng toàn phần nhưng nếu da chỉ bị lỏng lẻo ở vùng dưới rốn thì cũng có thể chọn tạo hình thành bụng mini.
Căng da bụng (tạo hình thành bụng) là một trong những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất dành cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh. Cho đến nay phương pháp này đã có nhiều biến thể, có thể kể đến như:
- Căng da bụng mini: đây là phương pháp sử dụng đường rạch ngắn nhất và chủ yếu chỉ xử lý được các vấn đề bên dưới rốn nên thường dành cho những trường hợp chỉ có da thừa ở vùng này và tình trạng lỏng lẻo, chảy xệ cũng không quá nghiêm trọng.
- Căng da bụng tiêu chuẩn hay căng da bụng toàn phần sử dụng đường rạch kéo dài từ hông bên này đến hông bên kia và một đường rạch nữa nằm quanh rốn để vừa xử lý da thừa và vừa đưa các cơ bụng thẳng bị phân tách trở lại vị trí cũ ở giữa bụng, từ đó phục hồi lại vòng hai phẳng và săn chắc.
- Căng da bụng mở rộng: kỹ thuật này cũng giống như căng da bụng tiêu chuẩn nhưng đường rạch lại kéo dài ra đằng sau xương hông nên thường dành cho những trường hợp có quá nhiều da và mỡ thừa ở bụng dưới.
- Căng da bụng qua đường rạch tròn: cũng giống như căng da bụng tiêu chuẩn nhưng đường rạch kéo dài vòng quanh hông. Kỹ thuật này dành cho những người mà da bụng bị chảy xệ nghiêm trọng hoặc sau khi giảm một số cân nặng lớn.
Nhìn chung thì quy trình tạo hình bụng thường gồm có bước cắt bỏ da thừa ở bụng dưới, thắt chặt các cơ thành bụng và hút mỡ ở hai bên hông.
Tạo hình mini có thể được coi là một phiên bản thu nhỏ của tạo hình bụng tiêu chuẩn, trong đó chỉ có da thừa ở bụng dưới được loại bỏ đối với những trường hợp mà cơ bụng vẫn còn tương đối săn chắc.
Bên cạnh đó, kỹ thuật mini cũng có thể chỉ nhằm mục đích thắt chặt cơ bụng qua một vết mổ ngắn và sử dụng banh phẫu thuật có gắn đèn hoặc ống nội soi. Kỹ thuật mini này được sử dụng cho những người có ít hoặc không có da thừa.
Nhìn chung thì kỹ thuật mini vẫn là một lựa chọn phù hợp cho những người có ít da thừa cần loại bỏ và cơ bên dưới rốn bị lỏng lẻo nhẹ. Khác với tạo hình bụng truyền thống, với kỹ thuật mini thì bác sĩ thường không phải tách rốn nên quá trình lành lại sau phẫu thuật thường nhanh hơn.
Phần lớn phụ nữ đã sinh một con (đặc biệt là con trên 3kg) và đến 99% phụ nữ đã mang thai đủ tháng từ 2 lần trở lên đều có chung một vấn đề là cơ bụng thẳng bị phân tách sang hai bên, da lỏng lẻo ở bụng dưới, những cơ quan bên trong bụng đẩy ra ngoài khiến cho bụng xổ ra và vòng eo còn to lên. Cho đến nay thì giải pháp tốt nhất để khắc phục những vấn đề này vẫn là tạo hình thành bụng.
Tôi xin nói về 4 phương pháp tạo hình thành bụng chính, đó là tạo hình thành bụng tiêu chuẩn (toàn phần), tạo hình thành bụng căng hai bên, tạo hình thành bụng có điều chỉnh và tạo hình thành bụng mini.
- Tạo hình thành bụng tiêu chuẩn: Sau khi rạch một đường ngang hông, da và mỡ được bóc tách và nâng lên đến xương sườn. Hai cơ bụng thẳng được đưa trở lại chính giữa và cố định bằng chỉ khâu, từ đó làm phẳng bụng và thu hẹp vòng eo. Tiếp đến, da bụng được kéo xuống dưới và phần thừa được cắt bỏ. Rốn được đưa lại ra ngoài qua một một lỗ mới tạo trên phần da bụng được kéo xuống. Sau đó đường rạch được đóng lại.
- Tạo hình thành bụng căng hai bên (High Lateral Tension Abdominoplasty): cũng tương tự như tạo hình thành bụng tiêu chuẩn nhưng ở đây, lực căng được tập trung chủ yếu ở hai bên đường rạch. Kỹ thuật này còn giúp căng da ở đùi trước và đùi ngoài, đồng thời cải thiện tình trạng da sần vỏ cam.
- Tạo hình thành bụng có điều chỉnh: bao gồm mọi kỹ thuật được biến thể, điều chỉnh từ kỹ thuật tạo hình thành bụng tiêu chuẩn.
- Tạo hình thành bụng mini: kỹ thuật này được sử dụng để loại bỏ các vết rạn da, da thừa và một phần mỡ ở bụng dưới nhưng không có bất cứ tác động gì đến phần bên trên. Do đó, đây là lựa chọn chỉ phù hợp với một số rất ít người. Trong quy trình tạo hình thành bụng mini, da và mỡ bụng được nâng lên đến rốn qua một đường rạch ngang ngắn hơn nhiều đường rạch tạo hình thành bụng tiêu chuẩn. Cơ chỉ được thắt chặt ở bụng dưới. Một điểm khác biệt khác nữa giữa tạo hình thành bụng mini với tạo hình thành bụng tiêu chuẩn là rốn không được tách ra mà vẫn gắn liền với da xung quanh trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi tạo hình thành bụng mini thường xảy ra một vấn đề đó là rốn bị hạ xuống thấp không mong muốn, đôi khi còn quá sát với cạp quần và vùng mu.
Nếu như bạn có da lỏng lẻo ở cả bụng trên và bụng dưới thì cần chọn tạo hình thành bụng toàn phần. Không ít người ban đầu chọn tạo hình thành bụng mini rồi phải hối hận vì kết quả không được như ý muốn.
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa tạo hình bụng mini và tạo hình bụng toàn phần
- Tạo hình bụng toàn phần nâng da từ đường rạch ở bụng dưới đến tận lồng ngực (ngay dưới ngực) trong khi kỹ thuật mini chỉ nâng da lên đến rốn.
- Với kỹ thuật toàn phần, rốn sẽ được tách ra rồi gắn lại trong quá trình phẫu thuật còn kỹ thuật mini thì không.
- Kỹ thuật mini chỉ xử lý được vùng da chảy xệ bên dưới rốn trong khi tạo hình bụng toàn phần sẽ căng và làm cho toàn bộ vùng bụng trở nên săn chắc hơn.
- Tạo hình mini chỉ khắc phục được cơ lỏng lẻo ở bụng dưới còn tạo hình toàn phần sẽ thắt chặt cơ bụng thẳng từ dưới lên trên (lên đến tận xương ức).
- Chiều dài vết mổ của hai phương pháp này có thể tương đương nhau.
Đối tượng của kỹ thuật mini thường là những người có da, mỡ thừa ở mức từ nhẹ đến vừa và cơ bụng chưa quá lỏng lẻo. Mặc khác, tạo hình toàn phần là giải pháp dành cho những người có nhiều mỡ thừa, cả da và cơ đều đã lỏng lẻo mức đô nặng. Để có thể xác định chính xác vấn đề của bạn thì chỉ có thể đến gặp bác sĩ và kiểm tra trực tiếp. Cả hai phương pháp này đều có thể được thực hiện cùng phương pháp hút mỡ để cho hiệu quả tối đa.
Chỉ có ít da thừa ở bụng thì có thể tạo hình thành bụng mini không?
Bụng tôi chỉ bị chảy xệ ở bên trên vết sẹo đẻ mổ, lúc dùng tay véo thì thấy chỉ có khoảng 7 – 10 cm da thừa thôi và còn có vài vết rạn nữa nhưng tôi không muốn phải phẫu thuật tạo hình thành bụng toàn phần vì sợ bị vết sẹo dài. Vậy nếu chỉ tạo hình bụng mini thì có đủ khắc phục được vấn đề không?
- 9 trả lời
- 2549 lượt xem
Nên hút mỡ hay tạo hình thành bụng mini, chỉ cần gây tê được không?
Tôi 35 tuổi và đã từng sinh mổ hai lần. Bây giờ cả bụng dưới và hai bên hông của tôi đều bị tích mỡ. Gần đây tôi có đến gặp bác sĩ thẩm mỹ thì được tư vấn là có thể chỉ cần hút mỡ nhưng nếu hút mỡ kết hợp tạo hình bụng mini thì hiệu quả sẽ cao hơn. Tôi sợ là nếu làm cùng một lúc như thế thì rủi ro sẽ cao và cũng không biết là hiệu quả có hơn được nhiều không. Bụng tôi có một ít da thừa nhưng không đến nỗi chảy xệ, chỉ khi nào ngồi hoặc cúi xuống thì mới bị lộ thôi. Tôi có nghe nói về phương pháp hút mỡ SmartLipo có tác dụng làm săn chắc da. Không biết liệu phương pháp này có thể làm cho bụng phẳng hơn không? Còn nếu tạo hình bụng mini thì có thể chỉ gây tê tại chỗ được không hay cần phải gây mê toàn thân?
- 9 trả lời
- 1241 lượt xem
Vị trí vết mổ tạo hình thành bụng mini?
Tôi cao 1m57, nặng 48kg và đang định phẫu thuật tạo hình thành bụng mini. Tôi nghĩ là cơ bụng vẫn khá là săn chắc và cũng chỉ có ít mỡ bụng thôi. Khi đứng thẳng thì bụng vẫn phẳng bình thường nhưng lúc cúi xuống thì lại nổi ngấn kinh khủng. Da ở bụng dưới có cảm giác rất lỏng lẻo. Tôi muốn tạo hình bụng mini nhưng không biết là vết mổ sẽ nằm ở đâu? Liệu có bị lộ rõ sẹo không?
- 8 trả lời
- 1001 lượt xem
Nên tạo hình thành bụng toàn phần hay tạo hình bụng mini để làm bụng phẳng?
Tôi cao 1m6, nặng 51kg và sau khi sinh con thì bụng bị như trên ảnh chụp. Tôi đang băn khoăn không biết nên tạo hình bụng mini hay toàn phần để bụng phẳng và có thể mặc bikini trở lại đây. Các bác sĩ tư vấn cho tôi với.
- 6 trả lời
- 1673 lượt xem
So sánh sẹo mổ tạo hình thành bụng toàn phần với mini?
Tôi đang muốn phẫu thuật thu gọn bụng nhưng không muốn bị sẹo vậy nếu chọn tạo hình bụng mini thì có tránh được sẹo không? Có phải sẹo tạo hình bụng toàn phần dài hơn sẹo tạo hình bụng mini không?
- 8 trả lời
- 1245 lượt xem
Tạo hình thành bụng mini dời rốn là phương pháp cắt bỏ da thừa, chữa tách cơ vùng bụng dưới có thay đổi vị trí rốn để tạo ra vùng bụng phẳng đẹp.
Tạo hình bụng mini là phương pháp phẫu thuật với đường mổ ngắn hơn và thấp hơn so với tạo hình thành bụng toàn phần
Nếu bạn có da thừa lỏng lẻo trên vùng bụng thì tất cả các bài tập gập bụng ngồi hay nằm gập bụng hay các bài tập các làm săn chắc cơ bụng trên thế giới cũng không đủ để giúp bạn có được thành bụng phẳng mịn.
Thời gian hồi phục sau một số quy trình phẫu thuật hoặc các quy trình điều trị thẩm mỹ sẽ đủ ngắn để bạn có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật của mình. Tuy nhiên thật không may điều này là không thể với một quy trình phẫu thuật tạo hình thành bụng.
Các biến chứng tại chỗ như tụ dịch, tụ máu, hoại tử... dễ xảy ra hơn các biến chứng toàn thân nguy hiểm, ngoài ra còn có biến chứng về mặt thẩm mỹ mà bệnh nhân nên biết.