Các mẹo và phương pháp trị mụn trứng cá vùng miệng
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Một trong những nguyên nhân gây mụn vùng miệng là do việc lạm dụng son dưỡng, nhất là các loại son có mùi và vị.
- Chuyển sang dùng son dưỡng không mùi có thể hạn chế mụn nhưng tốt nhất là nên dừng hẳn việc dùng son dưỡng.
- Các loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate (SLS) có thể là nguyên nhân gây mụn vùng miệng.
- Đổi loại kem đánh răng và rửa mặt sạch sẽ sau khi đánh răng có thể giúp giảm mụn, thậm chí hết mụn hoàn toàn.
Xem thêm: cách trị mụn
Nguyên nhân gây mụn vùng miệng thường là do son dưỡng hoặc do các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Trong trường hợp này, khi ngừng dùng các sản phẩm đó, mụn sẽ tự hết nhưng bạn cần biết sản phẩm nào gây ra mụn và nguyên nhân tại sao nó lại gây mụn trên da. Bài viết này sẽ giúp bạn.
Son dưỡng môi
Các loại son dưỡng có mùi có thể rất hấp dẫn nhưng chúng lại vừa dưỡng ẩm và vừa làm khô môi cùng một lúc.
Các nhà sản xuất thường thêm hương liệu và mùi vị vào son để thu hút khách hàng. Các loại son dưỡng thường có mùi socola, hay các loại hoa quả như dâu, táo. Tuy nhiên, những loại hương liệu này lại kích thích sự sản sinh dầu thừa trên vùng da quanh miệng, trong khi sáp trong son dưỡng lại gây bít lỗ chân lông.
Các loại hương liệu và chất tạo mùi vị trong son dưỡng đều gây kích ứng da, làm da tiết nhiều dầu hơn. Phần dầu thừa sau đó sẽ bị kẹt lại trong những lỗ chân lông bị bít bởi sáp trong son dưỡng. Vì những thành phần này đều có thể gây kích ứng, thậm chí là viêm da nên những nốt mụn mủ sẽ nhanh chóng mọc lên ở vùng da quanh miệng.
Cách tốt nhất để ngăn chặn mụn hình thành ở vùng miệng là dừng sử dụng son dưỡng. Nếu vẫn muốn dùng, bạn nên chọn những loại son chỉ có thành phần sáp dưỡng môi và không chứa hương liệu tạo mùi. Những sản phẩm này vẫn có thể làm bít lỗ chân lông nhưng ít nhất chúng sẽ không gây viêm cho da.
Để môi không bị khô, bạn nên uống nước thường xuyên trong ngày. Nếu mỗi vẫn bị khô, nứt, bạn có thể dùng các loại son dưỡng chỉ làm từ sáp hoặc dùng các loại máy phun sương để giữ cho không khí xung quanh luôn ẩm và không làm môi bị khô.
Còn nếu không thể ngừng dùng son dưỡng, bạn có thể giảm nguy cơ vùng da miệng bị kích ứng bằng cách bôi gel lô hội từ 1 – 2 lần mỗi ngày, hoặc nếu bạn trang điểm, bạn có thể xịt khoáng cho mặt hai lần mỗi ngày: trước khi đánh kem nền và sau khi tẩy trang. Các loại xịt khoáng có chứa magie hoặc selen sẽ làm dịu da, giúp cho các nốt mụn bớt sưng đỏ.
Tuy nhiên, son dưỡng lại chỉ là một trong số những nguyên nhân gây mụn vùng miệng.
Kem đánh răng
Kem đánh răng cũng là nguyên nhân gây ra mụn cho vùng quanh miệng. Hương liệu có trong một số loại kem đánh răng cũng có thể gây mụn quanh miệng giống như hương liệu có trong son dưỡng. Nhưng sodium lauryl sulfate – chất thường có trong kem đánh răng mới là nguyên nhân chính gây mụn.
Sodium lauryl sulfate, hay còn gọi là sodium lauryl sulphate, sodium dodecyl sulphate và SLS là một loại chất tạo bọt. SLS được thêm vào kem đánh răng để giúp cho kem không bị đọng dưới đáy tuýp và tạo bọt cho kem khi đánh. Chất này còn được thêm vào các sản phẩm tẩy rửa để tạo bọt nhằm đẩy bụi bẩn, dầu mỡ khỏi bề mặt.
Tuy nhiên SLS lại có hại cho da vùng khóe miệng do bọt mà nó tạo ra có thể gây những vết xước li ti trên da. Làn da sẽ tự chữa lành những vết xước bằng cách tiết ra thêm dầu từ những lỗ chân lông quanh đó. Điều này vẫn chưa gây mụn tuy nhiên sau đó kem đánh răng lại xâm nhập vào lỗ chân lông và gây kích ứng, làm cho dầu thừa bị kẹt lại trong lỗ chân lông. Những lỗ chân lông bị bít nếu không viêm sẽ hình thành nên mụn đầu trắng và mụn đầu đen và nếu bị viêm sẽ hình thành mụn mủ.
Da phụ nữ thường nhạy với SLS hơn da đàn ông. Trong một thử nghiệm lâm sàng vào khoảng những năm 1970, các chuyên gia da liễu Mỹ đã thuyết phục những phụ nữ bị mụn trứng cá vùng miệng dừng dùng các sản phẩm có chứa SLS, hay các loại dưỡng da có thành phần isopropyl myristate hoặc butyl stearate. Kết quả cho thấy 80% trong số những người tham gia đã khỏi mụn hoàn toàn mà không cần dùng đến các loại thuốc trị mụn hay tẩy da chết, hay bất cứ phương pháp trị liệu nào.
Việc dừng dùng loại kem đánh răng có chứa quá nhiều chất hóa học sẽ giúp mụn tự biến mất tuy nhiên, bạn không cần phải từ bỏ hẳn việc đánh răng hàng ngày mà chỉ cần chọn những sản phẩm không chứa SLS và hương liệu. Tuy nhiên, dù loại kem đánh răng đó có an toàn đến đâu, bạn cũng chỉ nên dùng tối đa là 3 lần/ ngày và vẫn cần rửa lại vùng quanh miệng sạch sẽ sau khi đánh răng.
Trong những trường hợp mà son dưỡng hay kem đánh răng là nguyên nhân gây mụn, chỉ cần dừng sử dụng là đã có thể khiến mụn biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn gặp những vấn về mụn khác, bạn nên cân nhắc việc tạo cho mình một thói quen dưỡng da đầy đủ hàng ngày.
Mụn trứng các thể nặng là những loại mụn bạn không nên tự điều trị tại nhà. Bạn sẽ cần đến sự theo dõi y tế và các loại thuốc đặc trị để có thể "đánh bay" được mụn bọc, mụn viêm hay mụn viêm nang lông sẹo lồi.
Việc trị mụn không bao giờ có thể thành công sau một đêm nhưng vẫn có những sản phẩm đem lại sự thay đổi tích cực chỉ sau 48 giờ hoặc có khả năng loại bỏ mụn hoàn toàn sau 48 ngày – 2 tháng.
Mụn vùng mũi có thể là mụn trứng cá thông thường hoặc là bệnh trứng cá đỏ (rosacea).
Chắc hẳn đa số chúng ta ai cũng đã từng bị mụn trứng cá ít nhất là một lần trong độ tuổi từ 7 – 22 tuổi. Đó có thể là mụn thể nhẹ như mụn cám, mụn đầu đen hoặc các thể mụn nặng như mụn viêm, mụn bọc hay mụn trứng cá sẹo lồi.
Bạn muốn trị mụn nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Bài viết này sẽ đưa ra những bước dưỡng da cơ bản dành cho mụn trứng cá thể nhẹ mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
- 0 trả lời
- 879 lượt xem
Thưa bác sĩ, bạn em bị mụn và sẹo li ti, thoa thuốc và lăn kim đã nhiều nhưng k hết. Bác sĩ tư vấn giúp bạn em phương pháp hiệu quả để điều trị ạ. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều
- 0 trả lời
- 776 lượt xem
Chào bác sĩ, em đang cực kì stress về vấn đề mụn. Em đã bị mụn hơn 1 năm rồi, cũng đi da liễu và sử dụng nhiều biện pháp để trị mụn. Nhưng đều không có tác dụng, mà hiện nay da còn bị viêm nặng và nhiều sẹo rỗ. Sản phẩm em đang dùng là: nước muối sinh lý, sửa rửa mặt của la roche posay, kem chấm mụn la roche posay, nghệ... Mong bác sĩ giúp em tìm được pp trị mụn, sử dụng sp nào, lộ trình trị mụn Chân thành cám ơn bác sĩ ạ!
- 3 trả lời
- 2546 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 5 trả lời
- 3794 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?
- 0 trả lời
- 705 lượt xem
Thưa bác sĩ, em bị mụn hơn 3 năm rồi, spa có da liễu có nhưng chỉ 1 time là lại lên… em ở Hà Nội ạ, bác sĩ có phương án nào giúp em với ạ. Em cảm ơn!