Các phương pháp hiệu quả nhất để trị mụn vùng mũi
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Mụn trứng cá thường có biểu hiện là mụn đầu trắng và mụn đầu đen xuất hiện chậm, còn bệnh trứng cá đỏ là các nốt mụn nhỏ màu đỏ xuất hiện đột ngột.
- Việc làm sạch da đóng vai trò quan trọng trong việc trị mụn trứng cá thường.
- Làm dịu da đóng vai trò quan trọng trong việc trị bệnh trứng cá đỏ rosacea.
- Nếu bạn bị cả mụn trứng cá thường và rosacea, bạn nên áp dụng một quy trình dưỡng da hàng ngày kèm kết hợp với bảo vệ da khỏi ánh nắng.
Hai loại mụn ở vùng mũi
Mũi nằm trong vùng chữ T – vùng tiết ra nhiều dầu nhất trên khuôn mặt. Vùng mũi còn là vùng da có nhiều mao mạch ở bên dưới nhất. Đôi khi, những mao mạch này có thể vỡ ra và làm máu bị rỉra ngoài, khiến cho vùng mũi xuất hiện hàng loạt những nốt mụn đỏ, tạo thành vùng da màu tím đỏ trên mặt. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mao mạch còn có thể hình thành mô sẹo, gây ra hiện tượng mũi bị sần sùi gọi là bệnh mũi sư tử.
Khi dầu thừa tích tụ bên trong lỗ chân lông ở vùng mũi, hậu quả thường là mụn trứng cá thông thường. Loại mụn này có những dấu hiệu như sau:
- Mụn trứng cá thông thường có biểu hiện là mụn đầu trắng và mụn đầu đen nhiều hơn là mụn mủ.
- Mụn trứng cá thể thường hay xảy ra khi vùng mũi thường xuyên bị bóng dầu.
- Mụn trứng cá thông thường chủ yếu xuất hiện ở vùng trán và cằm.
- Mụn trứng cá thông thường nặng nhất vào mùa hè.
- Nếu bạn bị mụn trứng cá thông thường, việc làm sạch da sẽ giúp trị mụn và bạn cần phải thay đổi quy trình làm sạch da cho phù hợp với từng mùa trong năm.
- Người Châu Á và người có da nâu thường dễ bị mụn trứng cá thông thường hơn.
Khi da xuất hiện những nốt mụn đỏ ở vùng mũi và má chỉ trong vài phút thì vấn đề thường là bệnh trứng cá đỏ rosacea. Loại mụn này có những dấu hiệu như sau:
- rosacea có biểu hiện là các nốt mụn mủ li ti màu đỏ chứ thường không phải là mụn đầu trắng, mụn đầu đen hay mụn mủ có kích thước lớn.
- rosacea thường xảy ra khi vùng mũi thường xuyên bị khô.
- rosacea thường không xuất hiện ở vùng trán và cằm.
- rosacea thường nặng nhất vào mùa đông.
- Nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ, việc làm sạch da có thể làm mụn bộc phát và bạn nên duy trì một thói quen rửa mặt trong cả năm.
- Bệnh trứng cá đỏ thường xảy ra ở những người có da trắng.
Cách rửa mặt để ngăn ngừa mụn trứng cá thông thường
Nếu bạn gặp vấn đề về mụn đầu trắng và mụn đầu đen ở trên mũi, điều bạn nên làm là rửa mặt sạch sẽ 2 lần mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn và dầu trên da nhưng không nên chà xát quá mạnh lên da. Việc làm sạch da chỉ giúp ngăn ngừa mụn đầu trắng và mụn đầu đen chứ không có tác dụng loại bỏ những nốt mụn đã có trên da.
Những người bị mụn trứng cá thông thường, nhất là những người có làn da nâu cần có quy trình rửa mặt khác nhau theo từng mùa trong năm. Vào mùa đông, phần da mũi và trán có thể vẫn đổ dầu trong khi phần da má và cằm lại bị khô, do đó bạn cần để sữa rửa mặt trên vùng mũi và trán lâu hơn phần má và cằm.
Vào mùa hè, cả khuôn mặt có thể đổ dầu. Lúc này, bạn có thể dùng những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ cho toàn bộ vùng da mặt.
Cách rửa mặt khi bị bệnh trứng cá đỏ rosacea
Bệnh rosacea có nguyên nhân do các mạch máu dưới da bị vỡ do đó việc rửa mặt sẽ không giúp ích gì trong việc điều trị. Thậm chí, bạn càng tác động nhiều vào vùng mũi thì mụn trứng đỏ càng dễ bộc phát. Bất cứ sản phẩm nào có chứa chất tẩy rửa hoặc làm cho da bị đỏ đều có thể làm mụn trứng cá đỏ bộc phát và để lại những nốt sần trên mũi.
Nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ, bạn nên dùng sữa rửa mặt có thành phần chất chống viêm và không nên dùng những loại tẩy da chết dạng hạt. Khi rửa mặt, không được chà xát mạnh lên vùng mũi, chỉ cần xoa bọt rửa mặt lên da, để nguyên trong khoảng 30 giây rồi rửa lại với nước.
Bạn cũng có thể dùng xịt khoáng có chứa ma-giê, selen hoặc lưu huỳnh sau bước rửa mặt và lau khô. Nếu trên da xuất hiện cùng một lúc nhiều nốt mụn có mủ vàng và không giống mụn mủ bình thường, thì vấn đề thường là do tuyến bã nhờn bị sưng chứ không phải do lỗ chân lông bị tắc. Trong trường hợp này, các sản phẩm benzoyl peroxide nồng độ 2.5% có thể sẽ có tác dụng.Nếu không được chữa trị thì sau vài năm, hiện tượng này sẽ khiến cho mũi bị sần và to lên.
Vùng da mũi cũng là vùng đặc biệt nhạy cảm với ánh nắng. Những người bị trứng cá đỏ nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng sẽ khiến da bị cháy nắng và xuất hiện các nếp nhăn vì ánh nắng làm cho collagen trong thành mạch máu yếu đi. Do đó, những người bị trứng cá đỏ tiếp xúc càng nhiều với ánh nắng thì tình trạng mụn sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Phải làm gì khi bị cùng lúc cả mụn trứng cá thông thường và bệnh trứng cá đỏ?
Trong trường hợp này, bạn nên dùng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ vào buổi sáng và bôi benzoyl peroxide nồng độ thấp (không quá 2.5%) vào buổi tối. Tránh tiếp xúc với ánh nắng và uống bổ sung thêm 1000 IU vitamin D mỗi ngày để bù cho việc da không có đủ ánh nắng để sản xuất ra vitamin E.
Các phương pháp điều trị bằng ánh sáng cường độ mạnh sẽ giúp loại bỏ những nốt sần trên mũi. Phương pháp này khá tốn kém và bạn có thể cần đến 5 liệu trình điều trị nhưng một khi những nốt mụn sần bị loại bỏ, chúng sẽ không bao giờ quay trở lại.
Trên thực tế, mọi phương pháp, bao gồm cả những phương pháp hiệu quả nhất đều không thể trị được hết mụn hoàn toàn chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Việc chữa trị cho da mụn cần đến sự kết hợp giữa các phương pháp khác nhau và phải được tiến hành một cách có hệ thống.
Ngoài các vị trí khác trên mặt như má hay hai bên mặt, vùng quanh miệng cũng là nơi có thể xuất hiện mụn trứng cá.
Chắc hẳn đa số chúng ta ai cũng đã từng bị mụn trứng cá ít nhất là một lần trong độ tuổi từ 7 – 22 tuổi. Đó có thể là mụn thể nhẹ như mụn cám, mụn đầu đen hoặc các thể mụn nặng như mụn viêm, mụn bọc hay mụn trứng cá sẹo lồi.
Có nhiều loại thảo dược tự nhiên thực sự có công dụng rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại thảo dược nào cũng có tác dụng với mụn trứng cá.
Mài da là một phương pháp lấy đi lớp da ngoài cùng của sẹo hay mụn để thay thế bằng một lớp da mới, mịn màng hơn. Tuy nhiên, mỗi kĩ thuật mài da khác nhau lại có giá thành khác nhau và mang lại hiệu quả khác nhau trong việc điều trị cho da.
- 0 trả lời
- 826 lượt xem
Thưa bác sĩ, bạn em bị mụn và sẹo li ti, thoa thuốc và lăn kim đã nhiều nhưng k hết. Bác sĩ tư vấn giúp bạn em phương pháp hiệu quả để điều trị ạ. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều
- 21 trả lời
- 1871 lượt xem
Tôi đang dùng bộ sản phẩm trị trứng cá của Proactiv của Mỹ nhưng nó không có hiệu quả mấy. Mụn trứng cá của tôi khá nặng và đau. Liệu có cách trị mụn hiệu quả nào giúp loại bỏ mụn không? Tôi nghe nói trị mụn bằng laze có thể mang đến hiệu quả tốt nhất?
- 0 trả lời
- 1054 lượt xem
Thưa bác sĩ, hiện cháu đang là học sinh không đủ điều kiện để đi da liễu ạ. Bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ! Da cháu là da dầu và nhảy cảm ạ. Vì chưa tìm hiểu kĩ nên hơn 1 năm trước cháu có dùng rượu thuốc, sau đấy da đẹp được 6 tháng thì bắt đầu nổi mụn lại. Cháu có đi spa nặn mụn được 2 tuần mụn lại lên tiếp và tiếp theo cháu có dính tới ĐỒ TRỘN, khi biết thì cháu ngưng liền 2 tháng nay chỉ dùng srm Simple và không dùng thêm gì nữa ạ. Cháu có tìm hiểu thì thấy mọi người review khá tốt về 2sp dưới, hiện da cháu có thể dùng 2sp dưới không ạ? Bác sĩ có thể chỉ giúp cháu cách dùng hiệu quả nhất và cháu có nên dùng kem dưỡng ẩm đi kèm không ạ? Da cháu hiện có nhiều mụn nhưng lại không có nhân ạ.
- 0 trả lời
- 720 lượt xem
Chào bác sĩ, em đang cực kì stress về vấn đề mụn. Em đã bị mụn hơn 1 năm rồi, cũng đi da liễu và sử dụng nhiều biện pháp để trị mụn. Nhưng đều không có tác dụng, mà hiện nay da còn bị viêm nặng và nhiều sẹo rỗ. Sản phẩm em đang dùng là: nước muối sinh lý, sửa rửa mặt của la roche posay, kem chấm mụn la roche posay, nghệ... Mong bác sĩ giúp em tìm được pp trị mụn, sử dụng sp nào, lộ trình trị mụn Chân thành cám ơn bác sĩ ạ!
- 15 trả lời
- 2652 lượt xem
Tôi ghét mụn ở lưng mà tôi đã bị quá lâu rồi. Cách trị mụn ở lưng nào thực sự hiệu quả để loại bỏ chúng? Trị mụn ở lưng có giống với trị mụn ở trên mặt không?