Các biến chứng có thể gặp phải sau chỉnh sửa mũi lệch, xoắn
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Để chỉnh sửa triệt để tình trạng mũi lệch, xoắn, bác sĩ thường phải dùng đến các miếng ghép để gia cố, cũng như dựng thẳng vách ngăn mũi bị lệch hoặc phải dùng kỹ thuật đục, giũa xương để điều chỉnh xương chính mũi cho đối xứng.
(Đọc thêm: Phẫu thuật chỉnh sửa và tạo hình mũi lệch, xoắn)
Chính vì có nhiều thao tác phức tạp liên quan nên biến chứng sau phẫu thuật là yếu tố hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên những biến chứng này hầu như đều liên quan đến tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ, vì vậy hoàn toàn có thể tránh được nếu ngay từ đầu bệnh nhân lựa chọn được bác sĩ, cũng như cơ sở thực hiện uy tín. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải:
Chảy máu/tụ máu
Chỉnh sửa mũi lệch, xoắn phải can thiệp sâu vào các cấu trúc mũi, do đó nguy cơ chảy máu, tụ máu là khá cao.
Nếu chỉ rỉ máu một chút sau phẫu thuật thì là hiện tượng phổ biến trong 48 giờ đầu sau tạo hình mũi, và chỉ cần thấm bằng băng gạc vệ sinh sẽ giúp bệnh nhân bớt khó chịu, ngoài ra yêu cầu bệnh nhân kê cao đầu cũng có thể giảm chảy máu vì giảm được áp lực tác động vào mạch.
Tuy nhiên nếu xuất hiện tình trạng chảy máu (không phải đơn thuần là rỉ máu), bác sĩ cần đánh giá trình trạng vết thương ngay lập tức. Nếu nhét thêm băng vào mũi vẫn không ngưng chảy máu, bác sĩ nên cân nhắc rút hết băng nhét ra và kiểm tra lại toàn bộ khoang mũi. Nếu bệnh nhân phàn nàn về tình trạng đau mũi không đỡ, thì bác sĩ cũng nên kiểm tra xem có khối máu tụ trong vách ngăn không. Bất kể nằm ở vị trí nào, tình trạng máu tụ sau phẫu thuật cũng buộc phải được hút ra ngay lập tức. Một khối tụ máu ở vách ngăn không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như áp xe và thủng vách ngăn.
Sống mũi lệch/bất thường
Ở một số bệnh nhân sống mũi có thể bị lệch hoặc bất thường trong quá trình hậu phẫu. Nguyên nhân có thể là do can thiệp chỉnh sửa chưa đủ, hoặc quá mức trước đó. Bệnh nhân cần được đánh giá nguyên nhân và mức độ biến dạng để xác định xem có cần phẫu thuật chỉnh sửa hay không.
Nếu sống mũi bị lệch ngay lập tức sau khi phẫu thuật thì nên được đánh giá càng sớm càng tốt. Nguyên nhân có thể chỉ đơn giản là do vật liệu độn nâng mũi bị lệch, và vì mới nên bao xơ chưa hình thành quanh miếng độn nên có thể dễ dàng nắn chỉnh lại bằng cách tác động tạo áp lực hoặc nẹp.
Nếu sống mũi bị lệch sau một thời gian hậu phẫu thì thường sẽ phải chỉnh sửa lại. Tuy nhiên cần đợi đến khi mũi được khoảng 6 – 12 tháng so với lần phẫu thuật đầu để mô mũi ổn định hẳn thì mới được chỉnh sửa lại.
Sưng nề dai dẳng
Tình trạng sưng nề sau phẫu thuật thường xảy ra trong 4 tuần đầu. Có nhiều cách khác nhau để giảm thiểu bao gồm chườm lạnh, kê cao đầu, dán băng và dùng steroid trước, trong và sau phẫu thuật. Tình trạng sưng nề muộn cũng có thể xảy ra sau vài tháng, thường là do quá trình tái tạo sẹo đang diễn ra. Hầu hết sưng nề muộn sẽ tự giảm trong năm đầu tiên sau phẫu thuật vì thế bệnh nhân không nên lo lắng.
Trong một số trường hợp hình thành sẹo quá mức, bệnh nhân có thể tiêm steroid tại chỗ. Không nên tiêm Steroid ngoài da để tránh tình trạng sắc tố da bị trắng. Lưu ý tiêm steroid có thể dẫn đến tình trạng teo dưới da kéo theo các vấn đề không mong muốn bao gồm biến dạng đường viền sống mũi, do đó bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nhiễm trùng
Trong phẫu thuật chỉnh sửa mũi lệch xoắn, nếu phải chỉnh hình vách ngăn lệch thì tỉ lệ nhiễm trùng thường cao hơn vì liên quan đến nhiều thao tác như tái tạo vách ngăn, đục xương, cắt bỏ mô dưới niêm mạc, đặt miếng ghép, khiến cho mất nhiều thời gian phẫu thuật – một yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, các yếu tố như bóc tách rộng, phá vỡ hàng rào niêm mạc mũi, ghép vật liệu nhân tạo và khả năng mũi tự làm sạch kém cũng là những nguyên nhân gây nhiễm trùng mũi.
Theo đó, tùy tình trạng nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ có các cách tiếp cận xử lý khác nhau, có thể điều trị đơn thuần bằng kháng sinh, hoặc nếu nặng, có hiện tượng chảy dịch mủ, tổn thương da nghiêm trọng thì có thể cần phẫu thuật lại.
Mũi gồ là một trong những hình dạng mũi thường cần phẫu thuật chỉnh sửa nhiều nhất vì nó ngoài ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ còn có thể gây ra các vấn đề về mặt chức năng.
Độ rộng - hẹp hay dày - mỏng của cánh mũi tác động không nhỏ đến nét thanh tú cũng như sự hài hòa của chiếc mũi.
Nâng mũi làm đẹp là một trong những nhu cầu tất yếu ngày nay của một bộ phận không nhỏ nam và nữ giới.
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc thiết kế miếng độn cũng như các kỹ thuật phẫu thuật do đó các biến chứng sau nâng mũi bằng silicon so với trước đây đã giảm thiểu rất nhiều. Tuy nhiên với bất kỳ ca phẫu thuật nào, biến chứng vẫn là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn.
Mặc dù sụn tự thân vẫn là vật liệu được ưa thích trong phẫu thuật nâng mũi vì tính an toàn cũng như mang lại kết quả tự nhiên và bền vững, nhưng bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng không thể tránh khỏi biến chứng ngay cả khi bác sĩ thực hiện là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hay vật liệu sử dụng đảm bảo.
- 3 trả lời
- 1257 lượt xem
Silicone nâng mũi của tôi bị đùn ra ở phía trong lỗ mũi, nên tháng tới tôi sẽ phẫu thuật để loại bỏ nó. Bác sĩ khuyên sau khi tháo nên chờ vài tháng trước khi chỉnh sửa. Vấn đề là tôi vẫn không tìm được bác sĩ dùng sụn tự thân để chỉnh sửa lại mũi, ở đây chỉ toàn các bác sĩ khuyên tiếp tục dùng sụn silicone. Tôi chỉ muốn dùng sụn tự thân trong ca chỉnh sửa này. Vậy liệu tiếp tục thay thế bằng silicone thì có được không?
- 2 trả lời
- 3358 lượt xem
Mũi em bị lệch bẩm sinh như ảnh ( mũi chưa từng sửa gì). Giờ em muốn nâng thường nhưng nghe nói nếu mũi bị lệch phải nâng cấu trúc. Không biết có phải không? Nhưng em không muốn nâng cấu trúc. Xin các bác sĩ tư vấn với ạ
- 2 trả lời
- 3331 lượt xem
Chào các bác sĩ ạ. Em là Việt Kiều, đang ở Mỹ. Cuối năm nay ( tết Tây) em quyết định về Việt Nam nâng mũi. Em đọc nhiều bình luận trên mạng, thấy hơi hoang mang, vì nếu có biến chứng như sưng hay viêm thì rất phiền cho thời gian đó. Thông thường sau nâng mũi thì mất bao lâu để bình phục ạ? Vì em chỉ có thể ở Việt Nam tới cuối tháng 2 là phải đi rồi, và kiêng tới 6 tháng hay chỉ cần 1 tháng. Em sợ nhất là sang Mỹ rồi biến chứng thì không biết phải làm thế nào.
- 4 trả lời
- 3543 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?
- 3 trả lời
- 2581 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã nâng mũi bằng silicone 1 năm trước. Nhưng trông mũi khá lệch, có vẻ miếng độn bị dịch chuyển sang bên trái. Cảm giác ở bên trái mũi rất căng chặt và nghẹt, khiến tôi khó thở ở bên này. Tôi muốn hỏi phương pháp chỉnh sửa tốt nhất cho mình bây giờ là gì? Liệu khi chỉnh sửa tôi có thể tiếp tục nâng sống mũi lên không?