Các biến chứng có thể gặp phải sau chỉnh sửa mũi gồ
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Tuy nhiên chỉnh sửa mũi gồ không phải là một quy trình dễ dàng, và nếu bác sĩ không phải là người có đủ trình độ chuyên môn cũng như giàu kinh nghiệm trong phẫu thuật tạo hình mũi người Châu Á, thì việc gặp phải biến chứng sau đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Biến chứng sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi gồ chủ yếu đều liên quan đến tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ. Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng buộc bệnh nhân phải phẫu thuật chỉnh sửa lại:
Biến dạng hình chữ V ngược
Nguyên nhân gây biến dạng này là do bác sĩ thao tác không chính xác khiến phần vòm giữa mũi bị sụp, sụn cánh mũi trên bị tách ra khỏi các dải xương chính mũi. Mặc dù biến dạng này không phổ biến ở những bệnh nhân Châu Á có bướu gồ nhỏ nhưng lại thường gặp ở những bệnh nhân có xương chính mũi ngắn. Các dải xương chính mũi ngắn nghĩa là lớp xếp chồng giữa vòm sụn và các dải xương chính mũi sẽ nhỏ và lớp kết nối này có thể bị phá vỡ trong quá trình cắt bỏ bướu gồ.
Bệnh nhân có sống mũi bị biến dạng hình chữ V ngược ngoài yếu tố thẩm mỹ còn có thể mắc phải tình trạng khó thở. Để ngăn chặn vòm giữa mũi bị sụp và kéo theo biến dạng hình chữ V ngược, có thể tiến hành đặt các miếng ghép (gọi là mảnh ghép rải) và sử dụng các kỹ thuật khâu để gia cố chắc phần sống mũi này. Mảnh ghép rải có thể được lấy luôn từ sụn vách ngăn, hoặc nếu sụn vách ngăn không đủ thì có thể lấy sụn sườn hoặc thậm chí là sụn tai. Nếu hai bên vòm giữa mũi bị sụp mức độ khác nhau thì có thể đặt các mảnh ghép rải có độ dày khác nhau.
Hẹp/sụp van mũi trong, nghẹt mũi nặng
Bảo tồn van mũi trong sau khi thu gọn bướu gồ sống mũi là yếu tố vô cùng quan trọng thường xuyên được nhấn mạnh. Vì chính việc cắt bướu, thu gọn sống mũi sẽ làm hẹp van mũi này. Ngoài ra, thao tác đục xương ở phía ngoài và đẩy hai bên thành mũi vào trong để đóng khép biến dạng mái mở sau khi cắt bướu gồ, có thể kéo hai bên sụn cánh mũi trên về giữa quá nhiều, dẫn đến làm sụp van mũi trong, gây khó thở nghiêm trọng và nghẹt mũi nặng.
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể phẫu thuật lại và đặt các miếng ghép rải để khôi phục lại chức năng van mũi. Mặc dù ảnh hưởng lớn đến chức năng mũi nhưng tình trạng nghẹt mũi do sụp van mũi là tình trạng rất hiếm gặp ở bệnh nhân Châu Á, do da mũi và lớp mô mềm của họ dày cùng với góc van mũi trong khá rộng.
Sống mũi vẫn còn cong gồ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cắt bỏ bướu gồ quá dè dặt, nâng sống chưa đủ, hoặc miếng độn gốc mũi bị tái hấp thu và đầu mũi chảy rủ. Không ước tính chính xác mức độ cắt bỏ bướu gồ phù hợp cùng với việc không thực hiện một hoặc nhiều bước cắt bỏ bướu gồ cũng có thể là nguyên nhân khiến bướu gồ thật còn sót lại. Nhiều người có thể có quan niệm muốn chỉ cắt bỏ một chút bướu gồ để sau đó thuận tiện cho việc nâng sống mũi, nhưng chính quan niệm này có thể dẫn đến việc cắt bỏ không hết và phải phẫu thuật chỉnh sửa lại.
Sống mũi bất thường
Sống mũi, nhất là điểm rhinion (đầu tận phía dưới của đường khớp 2 xương chính mũi) – vị trí có da mỏng nhất, rất dễ để lộ những điểm gồ ghề bất thường sau một thời gian dài nâng mũi và khiến bệnh nhân phải phẫu thuật lại. Để tránh tình trạng sống mũi bất thường sau cắt bỏ bướu gồ, bệnh nhân nên nâng sống mũi đồng thời ngay sau khi cắt bỏ bướu gồ. Điều này có thể giảm tối đa những bất thường ở sống mũi.
Ngoài ra việc sử dụng miếng ghép để nâng liên tiếp sống mũi (từ gốc đến phần trên đầu mũi) cũng là cách để giảm biến chứng này. Với những bệnh nhân mô mũi mỏng thì có thể kết hợp bọc thêm cân cơ thái dương vào miếng ghép để đảm bảo sống mũi mịn mượt.
Độ rộng - hẹp hay dày - mỏng của cánh mũi tác động không nhỏ đến nét thanh tú cũng như sự hài hòa của chiếc mũi.
Phẫu thuật chỉnh sửa mũi lệch là một quy trình phức tạp có thể cần tác động trực tiếp vào các cấu trúc chính ở mũi như xương chính mũi, sụn mũi và vách ngăn.
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc thiết kế miếng độn cũng như các kỹ thuật phẫu thuật do đó các biến chứng sau nâng mũi bằng silicon so với trước đây đã giảm thiểu rất nhiều. Tuy nhiên với bất kỳ ca phẫu thuật nào, biến chứng vẫn là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn.
Mặc dù sụn tự thân vẫn là vật liệu được ưa thích trong phẫu thuật nâng mũi vì tính an toàn cũng như mang lại kết quả tự nhiên và bền vững, nhưng bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng không thể tránh khỏi biến chứng ngay cả khi bác sĩ thực hiện là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hay vật liệu sử dụng đảm bảo.
Phẫu thuật tạo hình đầu mũi nếu được thực hiện bởi bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm thì có thể mang lại kết quả tuyệt vời với đầu mũi thon gọn, thanh tú. Nhưng nếu phán đoán và thao tác không chính xác thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi các biến chứng.
- 3 trả lời
- 1265 lượt xem
Silicone nâng mũi của tôi bị đùn ra ở phía trong lỗ mũi, nên tháng tới tôi sẽ phẫu thuật để loại bỏ nó. Bác sĩ khuyên sau khi tháo nên chờ vài tháng trước khi chỉnh sửa. Vấn đề là tôi vẫn không tìm được bác sĩ dùng sụn tự thân để chỉnh sửa lại mũi, ở đây chỉ toàn các bác sĩ khuyên tiếp tục dùng sụn silicone. Tôi chỉ muốn dùng sụn tự thân trong ca chỉnh sửa này. Vậy liệu tiếp tục thay thế bằng silicone thì có được không?
- 2 trả lời
- 3344 lượt xem
Chào các bác sĩ ạ. Em là Việt Kiều, đang ở Mỹ. Cuối năm nay ( tết Tây) em quyết định về Việt Nam nâng mũi. Em đọc nhiều bình luận trên mạng, thấy hơi hoang mang, vì nếu có biến chứng như sưng hay viêm thì rất phiền cho thời gian đó. Thông thường sau nâng mũi thì mất bao lâu để bình phục ạ? Vì em chỉ có thể ở Việt Nam tới cuối tháng 2 là phải đi rồi, và kiêng tới 6 tháng hay chỉ cần 1 tháng. Em sợ nhất là sang Mỹ rồi biến chứng thì không biết phải làm thế nào.
- 4 trả lời
- 3561 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?
- 4 trả lời
- 2459 lượt xem
Chào bác sĩ, 3 tuần trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi tại Việt Nam, nâng sống bằng sụn nhân tạo và bọc sụn tai đầu mũi. Mọi thứ khá ổn, chỉ có vấn đề là tôi đang rất hối hận vì đã phẫu thuật thẩm mỹ. Ý nghĩ về nguy cơ đùn sụn, lòi sụn và sụn cong vênh, biến dạng làm tôi rất mệt mỏi. Liệu có thể lấy sụn nhân tạo và sụn tai ra không? Tôi chỉ chỉnh sửa mũi rất nhẹ nhàng, chỉ là thay đổi nhỏ. Và nếu có thể tháo sụn thì bao giờ có thể làm được. Tôi đọc thấy người ta nói là càng đợi lâu thì khả năng đảo ngược lấy lại mũi cũ lại càng thấp.
- 3 trả lời
- 1093 lượt xem
Chào bác sĩ, cách đây 2 năm tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi bằng silicone và bọc sụn tai đầu mũi để cải thiện độ nhô. Tôi rất hài lòng về chiều cao sống mũi hiện tại nhưng bây giờ muốn chỉnh sửa đầu mũi một chút. Ngoài ra tôi cũng quan tâm đến việc đục xương để chỉnh sửa xương mũi (vị bác sĩ cũ khuyên như thế) nhưng không biết như thế có ảnh hưởng đến silicone hiện tại không? Có cần thay thế luôn không?