Biến chứng phổ biến sau cắt mí dưới kết hợp dịch chuyển, sắp xếp lại vị trí mỡ ổ mắt?
Theo hình ảnh thì vấn đề của bạn được khắc phục tốt nhất bằng chất làm đầy vùng mắt. Với phương pháp này bạn sẽ có được kết quả tốt hơn nhiều mà không cần phẫu thuật trong 10 năm tới hoặc lâu hơn. Mặc dù sẽ cần tiêm lặp lại theo định kỳ hoặc có thể cần điều chỉnh để duy trì kết quả nhưng bạn sẽ có kết quả thẩm mỹ tốt hơn nhiều. Sự thật là nếu được thực hiện đúng cách, tiêm chất làm đầy sẽ tốt hơn phẫu thuật cắt mí. Đôi khi mọi người cho rằng họ thà phẫu thuật vì như thế sẽ giúp họ tiết kiệm tiền hơn. Nhưng chưa hẳn là vậy vì phẫu thuật cắt mí dưới có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn như lật mí, xệ mí, co rút mí…khi mí dưới lỏng lẻo hoặc cắt bỏ da quá nhiều và việc chỉnh sửa sẽ gây tổn hại nhiều hơn cả về mặt kinh tế, tinh thần và thẩm mỹ. Nếu bạn vẫn quyết định thực hiện phẫu thuật thì nên chọn phương pháp cắt mí dưới qua đường rạch kết mạc để hạn chế tối đa nguy cơ làm tổn thương các cấu trúc nâng đỡ ở vùng mí dưới và kết hợp dịch chuyển mỡ để làm đầy phần trên má.
Nói chung có 4 nguy cơ/biến chứng chính với bất kỳ quy trình phẫu thuật nào: 1- chảy máu, tụ máu, đông máu bất thường; 2 – nhiễm trùng; 3 – nguy cơ từ gây mê; 4 – những rủi ro cố hữu: sẹo, kết quả kém, cần phẫu thuật chỉnh sửa, biến chứng dẫn đến tử vong. Đặc biệt trong trường hợp của bạn nếu quy trình cắt mí dưới được thực hiện không chính xác có thể dẫn đến các vấn đề như: 1 – kết quả không hoàn chỉnh – không đủ mỡ được dịch chuyển, sắp xếp lại vị trí. 2 – lật mí/lộ củng mạc: do sẹo bất thường hình thành làm kéo xệ mí dưới xuống. 3 – biến dạng rãnh nước mắt – do cắt bỏ quá nhiều mỡ dẫn đến vẻ ngoài trũng lõm. 4 – Trong một số trường hợp hiếm có thể dẫn đến mù lòa.
Chất làm đầy nếu được tiêm đúng cách sẽ không làm cho vùng mỡ dưới mắt bạn trông to hơn. Nó sẽ giúp làm phẳng mịn từ vùng má trên lên mí mắt dưới để bạn không còn thấy túi bọng mỡ nổi bật, qua đó cũng giúp giảm đáng kể quầng thâm. Filler sẽ không được tiêm vào trong túi mỡ sưng phồng ra, mà tiêm vào rãnh nước mắt ở bên dưới túi mỡ. Tại một thời điểm nào đó trong tương lai bạn có thể tiến hành cắt mí dưới và sắp xếp, tái định vị lại mỡ ổ mắt, nhưng không phải lúc này. Tốt nhất bạn nên đợi đến khi có nhiều mỡ bị sa xuống và sưng phồng hơn nữa.
Một trong những biến chứng phổ biến nhất liên quan đến phẫu thuật tạo hình mí dưới là loại bỏ quá nhiều mỡ và da. Điều này có thể dẫn đến vẻ ngoài mắt trũng sâu, và ngay lập tức khiến bệnh nhân trông già hơn cũng như lộ dấu hiệu phẫu thuật thẩm mỹ. Để tránh tình trạng này, bệnh nhân cần xem thật nhiều ảnh trước và sau phẫu thuật được bác sĩ cung cấp.
Phẫu thuật cắt mí dưới qua nhiều năm đã trải qua rất nhiều thay đổi về kỹ thuật thực hiện: từ việc tập trung vào loại bỏ da và mỡ, đồng thời thắt chặt các cấu trúc da hết sức có thể (dễ khiến bệnh nhân trông kém trẻ trung và lộ dấu vết thẩm mỹ hơn) đã hướng tới việc thực hiện phẫu thuật không chỉ duy trì bảo tồn mô mềm mà còn tăng thêm thể tích mô dưới hình thức ghép mỡ. Một quy trình cắt mí dưới điển hình vào những năm 1970 – 1980 thường bao gồm cắt bỏ khối lượng lớn mỡ ở mí dưới, kéo da mí dưới thật chặt và cố định chắc thường làm sai lệch đặc điểm giải phẫu tự nhiên của bệnh nhân ở vùng đuôi mắt (góc mắt ngoài). Điều này thực sự không mang lại hiệu quả trẻ hóa. Trong khi đó phương pháp tạo hình mí dưới hiện đại tập trung vào việc bảo tồn mô mềm bao gồm cả một phần hoặc toàn bộ phần mỡ thoát vị phồng ra ở mí dưới. Việc bảo tồn và bổ sung mỡ giúp tăng khả năng nâng đỡ, hỗ trợ mô mềm cho vùng mí dưới và giúp duy trì vị trí lí tưởng và trẻ trung của mí dưới theo thời gian. Càng cung cấp khả năng hỗ trợ cho mí dưới bạn càng ít phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ bên trong như: tạo hình góc mắt – phương pháp này rất hữu ích cho những bệnh nhân có mí dưới quá lỏng lẻo, nhưng cũng có thể làm biến dạng đặc điểm giải phẫu tự nhiên của mí dưới và mí trên.
Các biến chứng của phẫu thuật cắt mí
Tôi đang cân nhắc phẫu thuật cắt mí nên muốn biết là có thể sẽ gặp phải những biến chứng nào? Và nếu gặp phải thì cần xử lý ra sao?
- 14 trả lời
- 2181 lượt xem
7 ngày sau khi cắt mí trên mới cắt chỉ có muộn quá không, có dễ gây biến chứng không?
Tôi vừa mới cắt mí mắt trên và bác sĩ nói là sẽ cắt chỉ sau 7 ngày. Liệu như thế có quá muộn quá không? Tôi lo nếu để lâu thì sẽ để lại sẹo.
- 6 trả lời
- 36867 lượt xem
Biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật cắt mí?
Trong số các biến chứng của phẫu thuật cắt mí thì biến chứng nào là phổ biến nhất? Bệnh nhân có thường hay phải phẫu thuật sửa lại không? Và làm thế nào để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đó?
- 3 trả lời
- 1309 lượt xem
BIẾN CHỨNG SAU CẮT MÍ
Chào Bác sĩ: Tôi cắt mí được 45 ngày và hiện giờ mắt tôi bị tính trạng như sau: Mắt nữa mí sau thì da còn chùng nhiều nhưng nữa đầu mí trước của mắt còn căng, trong đó có một bên mắt ngay tại vị trí khóe trong mắt hình thành sẹo lồi kéo da tạo hình cánh quạt rất mất thẩm mỹ dù tôi đã kiêng khem và bôi chà sẹo như hướng dẫn. Nếp mí gồ ghề trong rất xấu và không đều. Từ khi cắt mí mắt cuộc sống của tôi rất tồi tệ khi nhìn vào mắt mình. Xin các bác sĩ cho tôi hỏi mắt tôi tình trạng như vậy có phải biếng chứng sau phẩu thuật cắt mí không? 2 mắt đầu mí cứ căng, nữa mắt sau thì chùng da. Tôi có cần phẫu thuật lại không? tình trạng căng này bao lâu thì hết? sẹo lồi kiêng trì bôi thuốc có hết không? tôi vô cùng hoang mang.
- 1 trả lời
- 1520 lượt xem
Bao lâu thì sẹo sẽ biến mất sau khi cắt mí?
Tôi đã cắt mí được 3 tháng và hình như mí mắt tôi vẫn còn hơi sưng. Đến bây giờ vết sẹo vẫn lộ khá là rõ và cũng không được thẳng. Sau một thời gian nữa vết sẹo có biến mất không hay sẽ mãi như thế này? Nếu có thì sẽ mất bao lâu? Tôi có cần tiêm filler không?
- 3 trả lời
- 17436 lượt xem
Cắt mí tạo đôi mắt to đẹp có hồn đã trở thành một quy trình phẫu thuật thẩm mỹ vô cùng phổ biến ngày nay, không chỉ dành cho phái đẹp mà cả phái mạnh cũng đang rất ưa chuộng.
Bấm mí luồn chỉ nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây ra các vấn đề như nếp mí không đều, lật mí, kích ứng giác mạc, hình thành u nang, lộ chỉ khâu...
Sau cắt mí có thể gặp phải các biến chứng liên quan đến phẫu thuật nói chung như sẹo, nhiễm trùng và các biến chứng thẩm mỹ của vùng mắt như mắt bị trợn, nếp mí quá to, mắt không đều,....
Mở góc mắt trong nếu được thực hiện bởi một bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thì thường là một quy trình an toàn với tỉ lệ thành công rất cao. Tuy nhiên giống như bất kỳ thủ thuật phẫu thuật nào, cũng có những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra.
Mở góc mắt ngoài đòi hỏi kỹ thuật thực hiện cao, nếu kỹ thuật không chuẩn xác có thể gây tình trạng sẹo lộ, xấu, phù kết mạc, lộ niêm mạc, lật mí, thậm chí là biến dạng góc mắt ngoài.