Các biến chứng của phẫu thuật cắt mí
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng phương pháp phẫu thuật tạo hình mí mắt vẫn có một số biến chứng nhất định. Với phương pháp cắt mí trên thì rủi ro có thể là không thể nhắm mắt kín, hai mắt mở không đều, mắt bị trũng do cắt bỏ mỡ quá mức, sẹo và một số khác biến chứng nghiêm trọng khác.
Trong khi đó cắt mí dưới có thể gây co rút hoặc lộn mí, chảy nước mắt, sẹo, góc mắt ngoài bị biến dạng, thay đổi hình dạng của mắt...
Cả hai phương pháp này đều có thể làm khô mắt và dẫn đến các vấn đề về thị lực. Tuy nhiên, nhìn chung thì các rủi ro này đều rất hiếm khi xảy ra.
Nói chung, tạo hình mí mắt trên là một phương pháp đơn giản mà lại đem lại sự hài lòng cao cho bệnh nhân với tỉ lệ biến chứng rất thấp. Tạo hình mí mắt dưới thường có tỉ lệ biến chứng cao hơn một chút, nhưng nhìn chung thì vẫn thuộc dạng thấp so với các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ khác.
Tuy nhiên, tôi vẫn đưa ra một số rủi ro phổ biến của hai phương pháp này để bạn có sự chuẩn bị.
Cắt mí trên:
- Cắt bỏ da quá nhiều khiến cho mắt không thể nhắm kín. Mặc dù điều này có thể xảy ra nhưng rất dễ tránh. Bác sĩ thường sẽ nhéo da mí mắt của bệnh nhân khi còn tỉnh táo (chưa gây mê) để xác định phần da cần cắt một cách chính xác, sau đó thì cắt ít hơn phần da đã xác định ban đầu một chút.
- Khô mắt. Khi chúng ta già đi, càng ngày mắt sẽ càng tạo ra ít nước mắt hơn. Mọi bệnh nhân đều sẽ gặp phải hiện tượng khô mắt tạm thời sau khi phẫu thuật tạo hình mí mắt nên trong giai đoạn đầu, việc dùng nước mắt nhân tạo là bắt buộc. Rất hiếm khi bệnh nhân bị khô mắt vĩnh viễn và nguyên nhân cũng thường là do cắt bỏ da quá mức.
- Nếp gấp ở hai bên mí mắt không cân xứng. Đường rạch ở mí mắt trên được tạo dọc theo nếp gấp tự nhiên của mí và nếu bác sĩ đánh dấu chính xác vị trí đường rạch thì sẽ tránh được vấn đề này. Vấn đề thường chỉ xảy ra nếu bác sĩ dịch chuyển vị trí của nếp gấp.
- Mí mắt bị chảy xệ. Nếu mí mắt vốn đã bị chảy xệ nhưng chỉ ở mức độ nhẹ trước đây thì nó sẽ trở nên rõ rệt hơn sau khi phẫu thuật.
- Chảy máu, nhiễm trùng, sẹo.
Cắt mí dưới:
- Lộn mí: Điều này thường chủ yếu xảy ra ở các trường hợp cắt mí qua đường rạch bên ngoài. Tuy nhiên, đây là cách cần thiết để giải quyết tình trạng chảy xệ và da thừa ở mí dưới. Nếu da thừa được loại bỏ mà không có sự hỗ trợ của cơ thì mí mắt dưới sẽ hình thành sẹo không mong muốn. Trong những trường hợp nặng, điều này có thể dẫn đến tật lộn mí và làm lộ giác mạc. Đây cũng là một biến chứng có thể tránh được nếu thực hiện một cách thận trọng.
- Mất lông mi. Điều này có thể xảy ra nếu đường rạch được tạo ở vị trí không chính xác.
- Mất thị lực. Vấn đề này chủ yếu xảy ra từ nhiều năm trước, khi mà tác dụng chống kết tập tiểu cầu của aspirin còn chưa được công nhận và cả trong những trường hợp mà tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát trước phẫu thuật.
Để tránh gặp phải biến chứng thì bạn nên chọn một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín, có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Mặc dù biến chứng vẫn có thể xảy ra nhưng nguy cơ sẽ được giảm thiểu đáng kể và kể cả trong trường hợp không may thì vấn đề sẽ được xử lý theo cách tốt nhất.
Các biến chứng khác gồm có nhiễm trùng, chảy máu trong ổ mắt và nghiêm trọng nhất là mù. Nếu sau khi phẫu thuật, cơn đau cứ kéo dài dai dẳng mà không có dấu hiệu đỡ hoặc nếu bạn cảm thấy mí mắt càng ngày càng căng, đau ở một bên mắt, mờ hoặc mất thị lực thì đây là những vấn đề bất thường, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để xử lý. Cục máu đông hình thành trong hốc mắt có thể làm tăng áp lực lên nhãn cầu, dẫn đến mất thị lực nếu áp lực không được giải phóng kịp thời.
- Chảy máu
- Bầm tím: Mỗi người sẽ bị bầm tím ở mức độ khác nhau nhưng các vết bầm thường tan dần trong khoảng 10 ngày.
- Sẹo bất thường.
- Khô mắt: chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân vốn đã bị khô mắt trước khi phẫu thuật. Tốt hơn hết thì những người này không nên cắt mí.
- Cộm mắt hoặc chảy nước mắt: cũng chỉ là hiện tượng tạm thời.
- Không khắc phục được hết vấn đề: Đôi khi, để tránh cắt bỏ da quá mức khiến mí mắt bị lộn hoặc khó nhắm mắt thì bác sĩ sẽ phải thực hiện một cách thận trọng nhưng đôi khi vì thận trọng quá nên vấn đề có thể chưa được khắc phục hoàn toàn, cần phải phẫu thuật thêm để loại bỏ nốt phần da thừa còn lại.
- Lộn mí: đây là hiện tượng mà mí mắt dưới không còn ôm sát lấy nhãn cầu (do cắt đi quá nhiều da) và cần phải phẫu thuật lại để khắc phục.
- Hai bên mắt không cân xứng.
- Mù: đây là biến chứng cực kỳ hiếm gặp (xác suất 1:30.000 ca), xảy ra do chảy máu sau mắt và không được điều trị kịp thời.
- Kết quả không đạt yêu cầu.
Sau khi phẫu thuật có thể xảy ra hiện tượng chảy máu và tụ máu. Mặc dù hiếm gặp nhưng quanh mắt là vùng có rất nhiều mạch máu nên bác sĩ phải hết sức cẩn thận để giảm nguy cơ này.
Lộn mí cũng là một biến chứng có thể xảy ra. Đây là tình trạng mà mí mắt bị xệ hoặc bị tụt xuống tách khỏi nhãn cầu, nguyên nhân có thể là do trình độ phẫu thuật kém, tiến hành phẫu thuật ở những người không phù hợp hoặc không thực hiện thêm các phương pháp làm săn chắc da mí mắt dưới khi cần thiết.
Nhiễm trùng hoặc viêm kết mạc là những vấn đề rất hiếm gặp. Mù là biến chứng nghiêm trọng nhất nhưng cũng cực kỳ hiếm khi xảy ra.
Cuối cùng, sau khi phẫu thuật, mắt có thể bị chảy nước mắt liên tục hoặc khô.
1. Hai bên không đều: Ở tất cả mọi người thì hai bên mắt vốn đã không giống nhau hoàn toàn nên trong khi phẫu thuật, nếu bác sĩ không cẩn thận trong việc cắt bỏ da và mỡ thì sự khác biệt nhỏ ban đầu sẽ trở nên càng rõ rệt hơn và cần được sửa lại bằng một ca phẫu thuật thứ hai.
2. Đường rạch không đều: Đường rạch ở mí mắt trên phải nằm ở bên trong nếp gấp mí mắt. Ở mí mắt dưới thì đường rạch sẽ nằm sát với lông mi. Chỉ sai lệch một chút thôi là có thể khiến cho vết sẹo bị lộ.
3. Chảy máu: Luôn có nguy cơ chảy máu sau cắt mí. Nếu hiện tượng này xảy ra ở phía sau mắt thì dây thần kinh thị giác sẽ bị chèn ép và dẫn đến giảm thị lực. Đây là một rủi ro không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, không gắng sức hay cúi xuống trong vòng 10 ngày đầu tiên. Trong 48 - 72 tiếng đầu, bệnh nhân nên chườm lạnh cho vùng mắt và gối cao đầu khi ngủ. Nếu thấy bị chảy máu thì cần gọi ngay cho bác sĩ phẫu thuật
4. Mắt không nhắm kín: Nếu bác sĩ phẫu thuật loại bỏ quá nhiều da thì bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng mắt không thể nhắm kín hoặc khó khăn khi chớp mắt, dẫn đến tật hở mi khi ngủ vào ban đêm. Tình trạng này thường là tạm thời và sẽ hết theo thời gian. Nhưng nếu không hết thì có thể sẽ cần phải phẫu thuật thêm.
5. Xệ mí mắt: Nếu quá nhiều da bị loại bỏ hoặc trong khi phẫu thuật, bác sĩ vô tình cắt phải cơ nâng mi thì mí mắt dưới có thể sẽ bị xệ xuống. Trong những trường hợp này thì có thể tiêm steroid để khắc phục nhưng thường thì vẫn phải phẫu thuật lại.
6. Vết mổ lâu lành: trong một số trường hợp, quá trình lành vết thường có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường.
7 ngày sau khi cắt mí trên mới cắt chỉ có muộn quá không, có dễ gây biến chứng không?
Tôi vừa mới cắt mí mắt trên và bác sĩ nói là sẽ cắt chỉ sau 7 ngày. Liệu như thế có quá muộn quá không? Tôi lo nếu để lâu thì sẽ để lại sẹo.
- 6 trả lời
- 36770 lượt xem
Biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật cắt mí?
Trong số các biến chứng của phẫu thuật cắt mí thì biến chứng nào là phổ biến nhất? Bệnh nhân có thường hay phải phẫu thuật sửa lại không? Và làm thế nào để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đó?
- 3 trả lời
- 1293 lượt xem
Biến chứng phổ biến sau cắt mí dưới kết hợp dịch chuyển, sắp xếp lại vị trí mỡ ổ mắt?
Dưới mí mắt tôi có các miếng mỡ phồng lên nhưng không phải là do lão hóa vì tôi mới 33 tuổi. Tôi đang cân nhắc phẫu thuật cắt mí dưới kết hợp phân bổ, sắp xếp lại lớp mỡ này. Quy trình này sẽ có những nguy cơ gì?
- 4 trả lời
- 1135 lượt xem
BIẾN CHỨNG SAU CẮT MÍ
Chào Bác sĩ: Tôi cắt mí được 45 ngày và hiện giờ mắt tôi bị tính trạng như sau: Mắt nữa mí sau thì da còn chùng nhiều nhưng nữa đầu mí trước của mắt còn căng, trong đó có một bên mắt ngay tại vị trí khóe trong mắt hình thành sẹo lồi kéo da tạo hình cánh quạt rất mất thẩm mỹ dù tôi đã kiêng khem và bôi chà sẹo như hướng dẫn. Nếp mí gồ ghề trong rất xấu và không đều. Từ khi cắt mí mắt cuộc sống của tôi rất tồi tệ khi nhìn vào mắt mình. Xin các bác sĩ cho tôi hỏi mắt tôi tình trạng như vậy có phải biếng chứng sau phẩu thuật cắt mí không? 2 mắt đầu mí cứ căng, nữa mắt sau thì chùng da. Tôi có cần phẫu thuật lại không? tình trạng căng này bao lâu thì hết? sẹo lồi kiêng trì bôi thuốc có hết không? tôi vô cùng hoang mang.
- 1 trả lời
- 1502 lượt xem
Bao lâu thì sẹo sẽ biến mất sau khi cắt mí?
Tôi đã cắt mí được 3 tháng và hình như mí mắt tôi vẫn còn hơi sưng. Đến bây giờ vết sẹo vẫn lộ khá là rõ và cũng không được thẳng. Sau một thời gian nữa vết sẹo có biến mất không hay sẽ mãi như thế này? Nếu có thì sẽ mất bao lâu? Tôi có cần tiêm filler không?
- 3 trả lời
- 17403 lượt xem
Cắt mí tạo đôi mắt to đẹp có hồn đã trở thành một quy trình phẫu thuật thẩm mỹ vô cùng phổ biến ngày nay, không chỉ dành cho phái đẹp mà cả phái mạnh cũng đang rất ưa chuộng.
Bấm mí luồn chỉ nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây ra các vấn đề như nếp mí không đều, lật mí, kích ứng giác mạc, hình thành u nang, lộ chỉ khâu...
Sau cắt mí có thể gặp phải các biến chứng liên quan đến phẫu thuật nói chung như sẹo, nhiễm trùng và các biến chứng thẩm mỹ của vùng mắt như mắt bị trợn, nếp mí quá to, mắt không đều,....
Mở góc mắt trong nếu được thực hiện bởi một bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thì thường là một quy trình an toàn với tỉ lệ thành công rất cao. Tuy nhiên giống như bất kỳ thủ thuật phẫu thuật nào, cũng có những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra.
Mở góc mắt ngoài đòi hỏi kỹ thuật thực hiện cao, nếu kỹ thuật không chuẩn xác có thể gây tình trạng sẹo lộ, xấu, phù kết mạc, lộ niêm mạc, lật mí, thậm chí là biến dạng góc mắt ngoài.