Bạn biết gì về niềng răng Damon?
Niềng răng Damon là gì?
Niềng Damon cũng tương tự như niềng răng truyền thống nhưng có một số điểm khác biệt, trong đó sự khác biệt lớn nhất là loại niềng này gồm có các mắc cài trong suốt hoặc trùng với màu răng nên ít bị lộ hơn so với mắc cài kim loại. Ngoài ra, mắc cài và dây cung của niềng Damon liên kết với nhau nhờ công nghệ tự buộc chứ không cần đến chun như niềng truyền thống. Hệ thống này sẽ tự điều chỉnh theo hình dạng của hàm răng khi vị trí các răng dần được nắn thẳng.
Loại niềng mới này có rất nhiều ưu điểm. Thứ nhất, chúng thoải mái hơn nhiều so với loại niềng kim loại truyền thống. Vì không có mắc cài kim loại nên nguy cơ lợi và vùng bên trong miệng bị tổn thương cũng được giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, hiệu quả của niềng Damon cũng cao hơn nhiều. Răng được nắn chỉnh với tốc độ nhanh hơn, điều này giúp làm giảm thời gian cần đeo niềng cho bệnh nhân. Cơ chế hoạt động của niềng Damon cũng giúp răng trở nên chắc khỏe hơn, trong khi các loại niềng truyền thống có thể làm cho răng lung lay, suy yếu, sứt mẻ hoặc nứt.
Cơ chế hoạt động của niềng Damon
Dây cung của niềng Damon được gắn lên mắc cài nhờ cơ chế tự buộc. Khi các răng dần thẳng hàng theo thời gian, mắc cài sẽ siết chặt niềng để ôm chắc và tiếp tục nắn răng. Hệ thống này tác động lực nhẹ hơn lên các răng so với phương pháp truyền thống. Ngoài ra, loại niềng này cũng không đòi hỏi phải siết dây cung thường xuyên, nhổ răng hay dùng khí cụ nong rộng hàm.
Lợi ích của niềng răng Damon
Một trong những lợi ích lớn của niềng răng Damon là sử dụng các mắc cài trong suốt và ít gây khó chịu hơn cho bệnh nhân, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều lợi ích khác nữa. Trong đa số các trường hợp thì thời gian điều trị với niềng Damon thường nhanh hơn đáng kể, thậm chí có thể tháo niềng sớm hơn đến 7 tháng so với những người dùng niềng thông thường. Ngoài ra, bệnh nhân đeo niềng Damon cũng ít phải đến gặp bác sĩ chỉnh nha hơn trong suốt quá trình điều trị. Trong khi đó, với niềng truyền thống thì bệnh nhân thường phải đến phòng khám thường xuyên để chỉnh niềng.
Theo các khảo sát được thực hiện gần đây, người dùng niềng Damon cho biết cảm giác khó chịu được giảm đi đến 60% so với niềng truyền thống. Ngoài việc tạo cảm giác thoải mái hơn, niềng Damon còn ít gây ma sát giữa các răng. Điều này có nghĩa là men răng sẽ đỡ bị bào mòn và suy yếu hơn.
Niềng răng Damon còn được thiết kế giảm thiểu tối đa những kẽ hở nên tránh được sự tích tụ mảng bám và vi khuẩn, nhờ đó bệnh nhân sẽ ít bị sâu răng hơn và nguy cơ răng xô lệch trở lại sau khi tháo niềng cũng thấp hơn.
Đối tượng phù hợp với niềng Damon
Nếu như bác sĩ nói bạn phù hợp với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống thì bạn cũng có thể lựa chọn niềng mắc cài sứ Damon. Tuy nhiên, để chắc chắn thì bạn vẫn nên xếp lịch hẹn trực tiếp với bác sĩ chỉnh nha để được kiểm tra xem vấn đề cụ thể của bạn là gì vì phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng răng và sự phức tạp của vấn đề.
Mắc cài tự buộc
Một điểm độc đáo của niềng răng Damon là có mắc cài tự buộc. Cụ thể, các mắc cài được thiết kế đặc biệt để tự giữ dây cung sao cho nằm cách răng một khoảng nhỏ, nhờ đó mà không gây áp lực quá lớn lên răng và giảm bớt cảm giác đau nhức.
Bản thân dây cung cũng là một điểm đặc biệt khác của niềng Damon. Những dây cung này được làm từ chất liệu mềm dẻo, rất linh hoạt khi ở bên ngoài nhưng một khi được đưa vào miệng và lắp lên mắc cài thì chúng được làm nóng lên bởi nhiệt độ cơ thể, trở nên cứng và thẳng về hình dạng bình thường. Đây chính là cơ chế nắn thẳng răng của niềng Damon.
Vì niềng được làm chất liệu nhẹ hơn và giảm áp lực lên răng nên việc chăm sóc răng cũng dễ dàng hơn. Do không có chun buộc nên không gây trở ngại cho việc đánh răng và xỉa răng bằng chỉ nha khoa.
Hiện nay có hai loại niềng răng Damon đang được sử dụng. Một loại sử dụng dây cung nhỏ hơn, điều này làm giảm sự ma sát và giúp răng dịch chuyển linh hoạt hơn. Loại còn lại sử dụng dây cung dày hơn, chắc hơn nên kiểm soát sự dịch chuyển của răng chặt chẽ hơn. Do đó, đây là loại thường được dùng cho những trường hợp có vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như răng vẩu hoặc mất răng.
Quá trình lắp niềng Damon
Dù trong bất cứ trường hợp nào thì quá trình niềng răng đều bắt đầu bằng một buổi tư vấn với bác sĩ. Tại đó, bạn sẽ được chụp X-quang và kiểm tra vấn đề cụ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định xem niềng Damon có phải lựa chọn phù hợp với bạn hay không. Nếu phù hợp thì sau đó, quá trình lắp niềng răng sẽ bắt đầu. Trước tiên, bạn sẽ được đặt chun tách kẽ vào giữa các răng để tạo thêm khoảng trống. Tiếp theo, bác sĩ sẽ gắn mắc cài và dây cung lên răng. Còn nếu cần nhổ răng để tạo thêm khoảng trống dịch chuyển răng thì sẽ cần thực hiện trước hai bước trên. Nhổ răng thường là bước cần thiết đối với những người có răng mọc quá chen chúc.
Nói chung, niềng răng Damon có thể được sử dụng cho bất cứ ai, bất kể tuổi tác. Nếu bạn muốn cải thiện hàm răng của mình và trải nghiệm loại niềng mới này thì nên tìm đến các phòng khám chỉnh nha uy tín để được tư vấn sớm.
Ngày nay, niềng trong suốt Invisalign là một giải pháp kín đáo, hiệu quả và tiết kiệm thời gian dành cho những người muốn có một hàm răng thẳng hơn, đặc biệt là người trưởng thành.
Vì một vài lý do như bất tiện hoặc không muốn người khác biết mình đang niềng răng mà nhiều người không muốn phải đeo niềng kim loại thông thường và có nhu cầu tìm đến các lựa chọn thay thế.
Niềng răng ngày nay rất nhẹ, gọn gàng, linh hoạt và thậm chí còn gần như vô hình tùy thuộc vào vị trí lắp và vật liệu được sử dụng. Một trong số những loại niềng răng với nhiều ưu điểm vượt trội nhất hiện nay là niềng răng mắc cài sứ Damon.
Hiện nay, với những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng, ngay cả những vấn đề về răng miệng phức tạp nhất cũng được khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng. Một trong phương pháp nắn chỉnh răng tiên tiến và được ưa chuộng hiện nay là niềng mắc cài sứ Damon.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
- 4 trả lời
- 3242 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 5 trả lời
- 2380 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 3 trả lời
- 2466 lượt xem
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
- 6 trả lời
- 12199 lượt xem
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
- 6 trả lời
- 1865 lượt xem
Đến bao nhiêu tuổi thì không nên niềng răng nữa? Người trưởng thành niềng răng có vấn đề gì không?