Bầm tím là các mảng da đổi màu do có máu tụ dưới da, gây nên bởi tổn thương trong quá trình làm phẫu thuật. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đa phần tự khỏi.
Sau tạo hình thành bụng, có những bệnh nhân sẽ nhận thấy có những mảng tối màu ở trên da. Phạm vi, vị trí, độ đậm nhạt và mức độ lan của vết bầm tím sẽ thay đổi đối với từng người và không thể đoán trước được tình trạng bầm tím sau phẫu thuật sẽ ra sao.
Bầm tím sẽ trải qua một số giai đoạn chuyển màu trước khi biến mất. Đây là do tế bào máu sau khi rời khỏi mạch không còn mang oxy, mất đi màu đỏ tươi của máu. Sau đó chúng bị các tế bào gọi là thực bào tới ăn và bị phân tách thành các chất có màu đặc trưng, trước khi được cơ thể loại bỏ.
Quá trình tiến triển của một vết bầm là:
Vết bầm sau tạo hình bụng thường gần như mờ hẳn sau 2 tuần, tuy nhiên bạn vẫn có thể bị bầm tím nhẹ một thời gian sau đó.
Trọng lực có thể kéo máu bầm trên da di chuyển xuống dưới, vì vậy đôi khi bạn sẽ thấy mình bị bầm tím ở đùi, chân... mặc dù không làm phẫu thuật ở chỗ này. Hoặc vết bầm tím có thể chạy ra sau lưng hoặc hai bên hông trong lúc bạn nằm ngủ hoặc nếu bạn dành phần lớn thời gian nằm nghỉ ngơi.
Về căn bản, khi các mạch máu hoặc mao mạch bị tổn thương (bầm dập hoặc đứt đoạn), một lượng nhỏ máu chảy ra và nằm ở các mô dưới da. Do không còn nằm trong mạch, các tế bào hồng cầu nhanh chóng mất oxy và chuyển màu, dẫn đến màu thâm đen, tím đen trong giai đoạn đầu. Nếu máu không ngừng chảy, một lượng máu lớn có thể tích tụ lại và tạo thành ổ tụ máu (hematoma).
Hiện nay tạo hình thành bụng thường xuyên được kết hợp cùng hút mỡ. Bệnh nhân sau thủ thuật kết hợp thường bị bầm tím ở vùng hút mỡ, nhiều hơn là ở vùng làm tạo hình thành bụng. Các hoạt động thô bạo sau phẫu thuật cũng có thể vô tình làm chảy máu, dẫn đến bầm tím.
Không phải lúc nào da có màu tím đen cũng đồng nghĩa với những vết bầm tím vô hại. Đây cũng có thể là dấu hiệu của hoại tử hoặc những tình trạng khác chưa lường trước được. Nhìn chung, một vết bầm tím thông thường sẽ đổi màu và mờ dần theo thời gian. Nó có thể hơi đau lúc ban đầu, nhưng càng về sau càng không gây khó chịu gì ngoại trừ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Nếu vết bầm tím lâu ngày không khỏi, có biểu hiện bị phồng, rộp da ở vùng bầm tím... thì hãy liên lạc ngay với bác sĩ để xin hướng dẫn kịp thời.
Mặc dù thế, nhưng máu có thể nằm sâu dưới da và phải mất một khoảng thời gian để dịch chuyển lên gần da, thì bạn mới có thể nhìn thấy nó. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể phát hiện một số vết bầm tím mới. Bạn chắc chắn nên trao đổi lại với bác sĩ, nhưng khổng phải lúc nào việc phát hiện vết bầm tím mới cũng đáng ngại.
Bầm tím thông thường sau tạo hình thành bụng chắc chắn sẽ tan dần theo thời gian. Tuy nhiên, những trường hợp bầm tím nặng cần hỗ trợ, hoặc bạn muốn giảm bầm tím nhanh hơn thì vẫn có một số biện pháp được bác sĩ khuyên dùng.
Tôi hình dung sau phẫu thuật tạo hình bụng sẽ có các vết sẹo mổ được che, giấu kín dưới lớp quần lót. Có đúng là như vậy không? Tôi có thể mặc bộ bikini một năm sau tạo hình thu gọn bụng không?
Tôi đã mổ đẻ 3 lần và dự định sẽ thực hiện phẫu thuật tạo hình thu gọn bụng, nhưng tôi không biết rõ chi phí của loại hình thẩm mỹ này. Các bác sĩ có thể cho biết phẫu thuật này giá bao nhiêu ?
Quá trình hồi phục sau phẫu thuật tạo hình thành bụng diễn ra như thế nào? Nếu thẩm mỹ thu gọn bụng như thế, thì tôi sẽ cần chăm sóc sau mổ như nào. Tình trạng đau sau mổ và lịch theo dõi, kiểm tra, tái khám ra sao? Thời gian bao lâu sau tôi có thể phục hồi hoàn toàn?
Tôi đã phẫu thuật tạo hình thành bụng được 3 tuần. Tình trạng sưng nề sau mổ của tôi sẽ kéo dài trong bao lâu? Khi nào thì sưng tấy sẽ hết hoàn toàn?
Phẫu thuật tạo hình thu gọn bụng nên làm giảm khoảng bao nhiêu kg cân nặng thì tốt nhất? Tôi nghe các bác sĩ nói nếu cắt quá nhiều mỡ bụng cũng không phải là tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tìm chúng tôi trên:-
-