Bầm tím da sau hút mỡ có đáng lo ngại không?
Nguyên nhân gây bầm tím sau hút mỡ
Bầm tím da có thể xuất hiện sau va chạm, chấn thương và cũng khá phổ biến sau phẫu thuật. Xét trong bối cảnh làm phẫu thuật, thì mọi thủ thuật - bao gồm cả hút mỡ - đều sẽ gây tổn thương ít nhiều đến hệ thống mạch máu. Những mao mạch nhỏ li ti ở bề mặt có thể đã bị tổn thương, vỡ thành mạch, khiến máu rỉ ra ngoài. Máu này tụ lại ở lớp da, gây ra những mảng màu và đôi khi đau. Bầm tím là biến chứng nhẹ, thường không cần điều trị.
Tùy vào thể trạng mỗi người và đặc điểm của từng ca hút mỡ mà bệnh nhân có thể bị bầm tím nặng hoặc nhẹ. Nếu bỏ qua yếu tố tay nghề và độ cẩn thận của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, thì bầm tím nặng bất thường và dai dẳng có thể liên quan đến thói quen nghiện hút thuốc, đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống đông máu (aspirin, thuốc chống viêm không có steroid...) hoặc có tiền sử xuất huyết/đông máu bất thường.
Rất hiếm khi xảy ra, nhưng bầm tím cũng có thể bị gây ra bởi tổn thương tĩnh mạch nông trong lúc hút mỡ.
Bầm tím hiếm khi tiến triển thành bệnh lý nặng hơn, tuy nhiên một số bệnh nhân có thể bị bầm tím nặng/lan rộng ngay từ ban đầu. Trong trường hợp này họ cần theo dõi sát sao và báo lại cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi nào (đau bất thường, nóng rát...).
Phân biệt bầm tím với ổ tụ máu
Tụ máu cũng có cùng nguyên nhân là do tổn thương mạch trong lúc làm phẫu thuật và máu chảy ra không gian bên ngoài thành mạch. Tuy nhiên, máu bầm là lượng máu rỉ ra từ mao mạch nhỏ, thường xuất hiện gần bề mặt, làm đổi màu da, không sưng và cơ thể sẽ tự làm tan máu bầm sau một thời gian.
Bầm tím có thể lan rộng hoặc nằm tập trung ở một vùng, còn ổ tụ máu thường có kích thước hơi tròn đều hơn, nằm ở một chỗ và không lan ra.
Ổ tụ máu có thể hình thành ở lớp sâu bên dưới, nhưng đôi khi cũng nổi lên bề mặt, thường đi kèm với triệu chứng đổi màu ở da (giống bầm tím), sưng và đau. Nếu ổ tụ nhỏ, cơ thể có thể sẽ tự xử lý được, nhưng với những ổ tụ lớn, gây đau nhiều hoặc các bất tiện khác, thì có thể cần can thiệp của bác sĩ để trích máu.
Bầm tím: quá trình xuất hiện và biến mất
Trong quá trình hồi phục, vết bầm tím sẽ trải qua các giai đoạn sau:
- Ban đầu bầm tím thường có màu tím đỏ, do máu vẫn giàu oxy và mới bắt đầu đọng lại ở lớp da.
- Sau khoảng 1-2 ngày, máu bắt đầu mất oxy và đổi màu. Những vết bầm nào đã tồn tại được vài ngày có thể có màu xanh, tím, thậm chí là đen.
- Sau khoảng 5-10 ngày thì vết bầm chuyển qua màu vàng hoặc xanh. Những màu sắc này đến từ các sắc tố biliverdin (xanh lá cây) và bilirubin (vàng cam) mà cơ thể sản sinh khi phá vỡ phân tử hemoglobin.
- Sau 10-14 ngày, vết bầm sẽ chuyển sang màu nâu ngả vàng hoặc nâu nhạt. Một khi đã chuyển sang màu này, vết bầm sẽ mờ dần và biến mất hoàn toàn.
Đa số các vết bầm tím sẽ tự biến mất mà không cần điều trị trong vòng 2 tuần.
Đôi khi trong quá trình phá vỡ hemoglobin, có một sắc tố được giải phóng là hemosiderin, nó có thể tích tụ dưới da, tạo ra các mảng màu nâu trên da và thường mất lâu hơn mới tan hết. Bác sĩ có thể sử dụng tia laser để hỗ trợ loại bỏ hemosiderin, thúc đẩy quá trình hồi phục để da quay lại trạng thái bình thường. Cần lưu ý là bầm tím hay tích tụ hemoglonbin không thực sự gây ra tác hại gì ngoại trừ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Cách ngăn ngừa và giảm thiểu bầm tím
Trước phẫu thuật
Hạn chế tối đa các biến chứng sau hút mỡ sẽ nâng cao độ an toàn của ca phẫu thuật, đảm bảo một quá trình hồi phục nhanh chóng và nhẹ nhàng cho bệnh nhân, cũng như tạo nhiều cơ hội để đem lại kết quả đẹp nhất có thể.
Do đó, ngay từ trước khi làm phẫu thuật, bác sĩ cần giúp bệnh nhân áp dụng một số biện pháp để hỗ trợ giảm bầm tím sau hút mỡ, bao gồm:
- Tuyệt đối bỏ thuốc lá trước và sau khi hút mỡ. Thời gian cai thuốc này sẽ tùy vào yêu cầu của từng bác sĩ, tối thiểu là 3 tuần trước và sau hút mỡ.
- Ngừng sử dụng một số loại thuốc nếu chúng có tác dụng chống đông máu (aspirin, advil...)
- Tránh ăn tỏi, dùng vitamin E quá đà... vài tuần trước/sau phẫu thuật.
- Thực phẩm chức năng arnica hoặc các sản phẩm từ arnica được nhiều bác sĩ khuyên dùng để giảm bầm tím, bệnh nhân muốn dùng có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước và có thể dùng cả trước/sau hút mỡ.
Để nhận được thông tin cụ thể hơn về những gì nên làm để chuẩn bị cho hút mỡ, hãy hỏi trực tiếp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn để nhận được lời khuyên rõ ràng nhất.
Trong quá trình phẫu thuật
Những hoạt động được thực hiện trong quá trình hút mỡ mới là tác nhân chính ảnh hưởng nên mức độ bầm tím. Có nhiều kỹ thuật hút mỡ ra đời với mục tiêu hạn chế chảy máu từ đó giảm bầm tím, ví dụ như:
- Hút mỡ tumescent - với dung dịch tumescent làm thành mạch co chặt lại, hạn chế xuất huyết;
- Hút mỡ công nghệ sóng siêu âm VASER - sóng siêu âm chỉ tác dụng có chọn lọc lên mô mỡ và không ảnh hưởng lên thành mạch máu;
- Hút mỡ công nghệ laser Smartlipo - nhiệt laser đốt mạch máu...
Tuy nhiên, không có biện pháp nào có thể ngăn bầm tím không xảy ra. Có điều mức độ bầm tím sẽ nhẹ hơn khi áp dụng những biện pháp trên. Đây cũng là một điều cần trao đổi kỹ giữa bác sĩ và bệnh nhân trong lúc tư vấn. Ngoài ra, mức độ mạnh nhẹ, tỉ mỉ của bác sĩ khi thực hiện thao tác hút mỡ cũng là một yếu tố.
Sau phẫu thuật
Sau hút mỡ, thời gian chính là công cụ hữu hiệu nhất để đối phó với bầm tím- bởi vì theo thời gian bầm tím sẽ mờ dần và hết.
Các biện pháp khác nhau có thể được áp dụng để đẩy nhanh quá trình hồi phục:
- Mặc đồ bó/băng ép/gen nịt sau hút mỡ được cho là sẽ hỗ trợ giảm bầm tím, đặc biệt với những vết bầm tím dai dẳng. Ngoài ra nó cũng hạn chế sưng nề, điều khiến bầm tím trông có vẻ trầm trọng hơn.
- Một số bác sĩ khuyên chườm mát, mát-xa tinh dầu arnica... để giảm bầm tím, tất nhiên, bạn nên trao đổi và để bác sĩ đồng ý mới nên áp dụng.
- 5 trả lời
- 587 lượt xem
Đôi khi tôi bị đau như bầm tím nặng ở vùng hút mỡ (bụng, ụ hông, lưng dưới). Đã sáu tháng kể từ khi làm hút mỡ - tôi nên xử lý chuyện này như thế nào? Liệu đông hủy mỡ có giải quyết vấn đề này không và nó có nhanh không? Đã trả rất nhiều tiền và kết quả thẩm mỹ trông không đáng cơn đau mà tôi đang phải chịu. Tôi đã có một buổi tái khám. Sau đó tự gọi điện để sắp xếp một buổi nữa sau 4 tháng vì bị đau và có những vùng cứng, lồi lõm không đều, cũng như có một ổ mỡ rõ ràng nằm bên trái mà tôi có thể dùng tay bóp được. Họ bảo tôi vẫn ổn và vấn đề này là bình thường.
- 5 trả lời
- 626 lượt xem
Gần 1 tháng trước tôi đã làm hút mỡ và bị bầm tím ở diện rộng. Bác sĩ bảo tôi là bôi một loại gel lên đó, nó sẽ lành. Nhưng cuối cùng vùng bầm tím chỉ phồng rộp lên chứ không thấy lành đâu. Các bác sĩ nghĩ sao ạ?
- 2 trả lời
- 1136 lượt xem
Tôi đã hút mỡ ở bụn và phần ụ hông, nhưng phần hông bên dưới mới là vùng bị bầm tím nặng. Như thế có bình thường không?
- 2 trả lời
- 578 lượt xem
Tôi đã làm hút mỡ và nâng mông kiểu Brazil tầm 9 hôm trước. Mọi thứ vẫn ổn, cho tới thứ 5 tuần trước – tức 4 ngày sau phẫu thuật – khi tôi phát hiện những chấm đen này. Ban đầu tôi cứ nghĩ là bầm tím, nhưng khi những vết bầm tím thật sự lặn hết thì những vết này vẫn còn ở lại. Tôi được bảo đây là những vết bỏng do hút mỡ. Tôi cần làm gì để loại bỏ những vết này? Cảm ơn các bác sĩ đã trả lời.
- 2 trả lời
- 662 lượt xem
Tôi đã làm hút mỡ ở bụng vào tháng 5 năm ngoái, hai bên bụng vẫn bị bầm tím/da đổi màu rõ rệt. Tình trạng này liệu có hết không? Đã hơn 10 tháng rồi. Có loại laser hay thủ thuật nào có thể giúp chúng biến mất nhanh hơn hoặc che đi tạm thời không? Ngoài ra, vết sẹo rạch luồn ống hút mỡ vẫn thâm đen, có thủ thuật nào có thể làm da chỗ đó sáng hơn trước khi vào hè không? Xin các bác sĩ giúp tôi.
- 3 trả lời
- 932 lượt xem
Tôi đã hút mỡ được 13 ngày và đến giờ vẫn sưng nề, nhưng tôi lo về một vết bầm tím cứng ở gần lỗ rốn. Tôi có mặt đồ nịt kèm đệm mút bên dưới cả ngày lẫn đêm.
- 3 trả lời
- 803 lượt xem
Xin các bác sĩ hãy cho tôi lời khuyên với. Sáu ngày trước, tôi đã làm hút mỡ đùi. Liệu có bình thường không nếu như tôi có những mảng bầm tím rộng ở cả hai bên đùi? Nó có biến mất không? Có đáng lo không? Sẽ mất bao lâu để nó biến mất. Xin cảm ơn các bác sĩ.
- 3 trả lời
- 1524 lượt xem
Tôi bị bầm tím nặng và tê dại sau một tuần.
- 5 trả lời
- 736 lượt xem
Tôi đã làm hút mỡ chân và vùng trên của đùi. Tại sao chân tôi lại bị bầm tím? Vùng bị bầm tím có màu tím, xanh và đen. Điều này có bình thường không?
- 3 trả lời
- 891 lượt xem
Một ngày sau hút mỡ, tôi bị đỏ rát và bầm tím nặng ở lưng và má đùi trong. Điều này có bình thường không?
- 4 trả lời
- 849 lượt xem
Bốn ngày trước tôi làm hút mỡ để cấy mỡ tự thân, tôi đã bắt đầu thấy bình thường trở lại nhưng tấm ép bụng/lưng và xốp lót dùng bên dưới đồ nịt khiến tôi vô cùng khó chịu! Tôi bị bầm tím khắp nơi mà không thể hết, có thể nào là do tấm ép quá bé không? Tôi có nên dùng miếng xốp lót bên dưới không? Hay bầm tím ở mức độ này là bình thường?
- 5 trả lời
- 503 lượt xem
Sau khi hoàn thành phẫu thuật hút mỡ, liệu tôi có bị bầm tím, xanh đen thấy rõ trên cơ thể? Tôi hỏi câu này vì tôi sắp hẹn hò với một người, tôi không muốn người đó cảm thấy không thoải mái vì tình trạng bụng và dáng vẻ của cơ thể tôi ngay sau phẫu thuật.
- 5 trả lời
- 980 lượt xem
Bốn ngày trước tôi đã làm hút mỡ bụng trên và bụng dưới. Bây giờ đã có thể thấy được kết quả cuối cùng chưa? Tôi đang bị bầm tím và sưng nề nhiều.
Nguyên nhân và cách xử lý biến dạng lồi lõm không đều sau hút mỡ
Đăng ký hút mỡ qua suckhoe123 để được trợ giá. Bảng giá hút mỡ tại các bệnh viện thẩm mỹ uy tín ở Hà Nội, TP.HCM
- 5 trả lời
- 3989 lượt xem
Tôi sắp thực hiện hút mỡ VASER ở bụng, đùi và lưng. Mọi thứ có vẻ tốt ngoại trừ việc nhân viên khuyên tôi nên thực hiện 12 buổi mát xa sau khi phẫu thuật. Chi phí thêm là 700 $. Bác sĩ nghĩ có đáng để chi thêm tiền không?
- 3 trả lời
- 1634 lượt xem
Tôi đã trải qua một cuộc phẫu thuật cắt vạt dạ dày vào tháng 8/2014 với trọng lượng khi đó là 143 kg và chiều cao 1m72. Tôi đã sụt khoảng 31 kg và ổn định ở mức 111 kg. Tôi tập thể dục 3-5 ngày một tuần và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý. Gần đây tôi tập luyệt 5 ngày một tuần trong 6 tháng với nạp 1600 calorie mỗi ngày Tôi đã giảm 1 kg. Tôi muốn thực hiện hút mỡ bằng siêu âm Vaser /Smartlipo ở bụng, lưng và đùi. Tôi không muốn gầy đi mà chỉ muốn tạo đường nét cho cơ thể để trông có đẹp hơn về mặt thẩm mỹ. Liệu nó có hiệu quả không?
- 3 trả lời
- 1701 lượt xem
Cuối cùng tôi cũng đã đến cuộc hẹn tiền phẫu thuật. Tôi đã thực hiện tất cả các cuộc kiểm tra, xét nghiệm máu, đo cân nặng, kiểm tra về chứng thoát vị ... bác sĩ đã kiểm tra đầy đủ. Sau tất cả các bài kiểm tra này, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nói rằng tôi cần phải thực hiện test gắng sức vì nhịp tim khi nghỉ ngơi của tôi quá thấp. Tôi không thể thực hiện quy trình này trong vài tháng tới. Câu hỏi đặt ra là: nhịp tim khi nghỉ là 52 nhịp một phút có phải là vấn đề đáng lo ngại nếu thực hiện một quy trình dưới hình thức gây tê tại chỗ hay không? Quy trình tôi muốn thực hiện là hút mỡ Vaser trên bụng và đùi.
- 4 trả lời
- 639 lượt xem
Có một số bác sĩ đã bảo tôi là cho dù tôi có đạt được mức cân nặng đề ra (56 kg, hiện tại tôi đang nặng 79 kg) thì tôi vẫn cần làm tạo hình thành bụng. Không may là, tôi có một đứa con 1 tuổi, tôi không đủ tiền thuê và cũng không tìm được ai trông cháu giúp trong quá trình hồi phục. Tạm thời làm các thủ thuật khác thì có đáng không, ví dụ, hút mỡ ở bụng?
- 5 trả lời
- 985 lượt xem
Tôi cao 1m58, nặng 70kg và vẫn đang giảm cân. Tôi có 2 con, một 7 tuổi, một 9 tuổi và tôi 33 tuổi. Tôi thực sự không muốn làm tạo hình thành bụng. Bụng tôi trông sẽ ra sao khi hút mỡ? Tôi vẫn còn đang tiếp tục giảm cân. Tôi không ngại những vết rạn da và một chút da thừa. Độ đàn hồi da của tôi có vẻ ổn, nhưng tôi không muốn phí tiền nếu hút mỡ không cho kết quả đẹp. Tôi có thể tìm hình ảnh những bệnh nhân tương tự như tôi ở đâu?