Argiriline Có Thực Sự Giúp Làm Mờ Nếp Nhăn?
Argiriline có cơ chế hoạt động như thế nào? Có hiệu quả không?
Argiriline sao chép một phân tử khác có tên là SNAP-25 và phân hủy một nhóm phân tử tên là phức hợp SNARE (SNARE complex).
SNAP-25 trong phức hợp SNARE cũng là mục tiêu mà các loại botulinum toxin type A như Botox, Dysport, Xeomin và Jeaveau nhắm đến để làm mờ nếp nhăn trên da.
Vì lý do này nên Argiriline được hãng sản xuất quảng cáo là mang lại hiệu quả tốt hơn tiêm Botox.
Tuy nhiên, trên thực tế, Argiriline và các loại peptide khác có kích thước quá lớn nên chỉ có thể nằm trên bề mặt da chứ không thể thâm nhập đủ sâu vào các lớp da bên dưới để phát huy tác dụng giảm nếp nhăn.
Các nghiên cứu về Argiriline đều được thực hiện trên tế bào nuôi cấy. Ở điều kiện này, Argiriline không cần phải đi xuyên qua các lớp da nên dễ dàng phát huy tác dụng hơn.
Khi được thoa lên da, các peptide như Argiriline không thể hấp thụ qua da đến lớp cơ để làm giãn cơ và giảm nếp nhăn giống như Botox.
Do đó, Argiriline không thể mang lại hiệu quả như Botox, Dysport hay bất kỳ loại botulinum toxin type A nào.
Các tên gọi khác của Argiriline
Argiriline còn được gọi là Acetyl hexapeptide-8 và Acetyl hexapeptide-3.
Argiriline có cấu trúc là Ac-Glu-Glu-Met-Gln-Arg-Arg-NH2.
Đó là một chuỗi gồm nhiều axit amin nối với nhau bằng liên kết peptide. Chuỗi bắt đầu bằng nhóm acetyl (Ac-) và kết thúc bằng nhóm amide (-NH2), đây là những biến thể phổ biến của peptide.
>>> Xem thêm: tiêm meso exosome
Nghiên cứu về Argiriline (Acetyl hexapeptide-8)
Một nghiên cứu đã cho 10 phụ nữ sử dụng một loại kem bôi da có chứa 10% Acetyl hexapeptide-3 và so sánh với một loại kem không chứa Argiriline. Những người tham gia bôi kem lên vùng da quanh mắt hai lần một ngày trong 30 ngày.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá nếp nhăn trên da của những phụ nữ tham gia trước và sau khi sử dụng kem bôi da. Những phụ nữ sử dụng kem chứa Argiriline có ít nếp nhăn hơn 30% so với trước đây.
Nhưng những phụ nữ sử dụng kem dưỡng da thông thường không chứa Argiriline cũng giảm nếp nhăn 10% so với trước đây.
Không rõ liệu sự cải thiện nếp nhăn ở nhóm sử dụng chứa Argiriline có phải là nhờ Argiriline hay không.
Các nhà nghiên cứu còn đánh giá lớp biểu bì của những người tham gia và nhận thấy acetyl hexapeptide-3 có thể đi qua lớp trên cùng của da. Nhưng để đến được lớp cơ và tác động đến phức hợp SNARE, acetyl hexapeptide-3 còn phải đi qua các lớp da khác mà nghiên cứu chưa đánh giá đến.
Vào năm 2015, một nghiên cứu khác được thực hiện trên với 40 phụ nữ nhằm đánh giá tác dụng của acetyl hexapeptide-3. Không rõ nghiên cứu này có được thực hiện theo phương pháp mù hay không.
Những phụ nữ tham gia được chia làm hai nhóm, cả hai nhóm bôi cả kem chứa acetyl hexapeptide-3 và kem không chứa acetyl hexapeptide-3 hai lần mỗi ngày lên cẳng tay và mặt.
Cả hai loại kem đều giúp tăng độ ẩm cho da. Các phép đo độ cho thấy sự giảm tính dị hướng của da nhưng chỉ diễn ra ở da mặt, điều này cho thấy rằng peptide giúp làm tăng độ săn chắc của da. Máy đo độ đàn hồi không cho thấy sự cải thiện về độ đàn hồi của da.
Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng “acetyl hexapeptide-3 là một hợp chất chống lão hóa hiệu quả” nhưng họ chưa xem xét khả năng peptide tích tụ trên bề mặt da có thể ảnh hưởng đến độ săn chắc mà không ảnh hưởng đến sinh học của da.
Các peptide có thể bao phủ bề mặt da và mang lại cảm giác da săn chắc hơn nhưng điều này sẽ biến mất khi peptide bị rửa sạch khỏi da.
Một nghiên cứu vào năm 2017 đã đánh giá sự kết hợp của hai peptide là tripeptide-10-citrulline và acetyl hexapeptide-3 trên 24 phụ nữ để xem liệu các peptide này có giúp cải thiện tình trạng da sần sùi hay không. Những người tham gia được chia thành 4 nhóm: một nhóm sử dụng cả hai loại peptide, một nhóm chỉ sử dụng tripeptide-10-citrulline, một nhóm chỉ sử dụng acetyl hexapeptide-3 và nhóọ còn lại sử dụng giả dược. Nghiên cứu đã đo độ sần sùi của da và không nhận thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhóm dùng giả dược và nhóm sử dụng peptide sau 20 và 40 ngày. Tuy nhiên, sau 60 ngày, da của nhóm dùng giả dược và nhóm dùng cả hai loại peptide (bao gồm cả argiriline) có sự khác biệt đáng kể. Nghiên cứu cho thấy rằng các peptide có thể làm giảm sự mất nước qua da bằng cách hình thành một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da. Tuy nhiên, nghiên cứu không đánh giá độ sâu của nếp nhăn mà chỉ đánh giá độ sần sùi của da và việc trình bày dữ liệu trong phần tóm tắt còn khó hiểu và chưa rõ ràng. Do đó, kết quả nghiên cứu rằng các peptide có thể làm giảm độ sâu của nếp nhăn là điều chưa thuyết phục.
Argiriline và các thành phần chống lão hóa khác
Argiriline có hiệu quả trị nếp nhăn không tốt bằng retinol, axit ascorbic (vitamin C), exosome và yếu tố tăng trưởng.
Các thành phần như argiriline nên được kết hợp cùng với các thành phần chống lão hóa khác để có kết quả tối ưu.
Argiriline và retinol
Argiriline không thể so sánh được với retinol. Retinol và các loại retinoid khác là những thành phần chống lão hóa tốt nhất.
Có nhiều loại và nồng độ retinoid. Các sản phẩm chứa retinoid cần được sử dụng đúng cách để tránh gặp phải tác dụng phụ.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng retinoid có thể điều trị được nhiều nguyên nhân gây ra nếp nhăn. Trong khi đó, Argiriline không có tác dụng điều trị bất kỳ nguyên nhân gây lão hóa da nào.
>>> Xem thêm: chăm sóc da sau lăn kim
Matrixyl (hay còn được gọi là palmitoyl pentapeptide-3, KTTKS) là một loại peptide có trong nhiều loại serum và kem dưỡng chống lão hóa. Matrixyl được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm vì có tác dụng làm mịn da. Nhưng liệu rằng hoạt chất này có thực sự có hiệu quả chống lão hóa da? Và sử dụng Matrixyl có an toàn hay không?
Có rất nhiều lí do khiến cho da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tàn nhang, da xỉn màu, mất đi độ săn chắc và thiếu sức sống.
Hầu như chưa có thành phần nào có thể vượt qua retinoid về những lợi ích mà chất này mang lại cho da nhăn.
Nhóm các sản phẩm chống lão hóa cũng chiếm phần lớn trong số các loại sản phẩm dưỡng da và dường như mọi dòng sản phẩm chống lão hóa đều có chứa một thành phần nổi bật đóng vai trò duy trì sự trẻ trung cho làn da, ví dụ như peptide, yếu tố tăng trưởng, AHA, BHA,...
Da không nhiễm sắc tố là loại da bị thiếu đi các sắc tố có chức năng bảo vệ, gọi là hắc sắc tố melanin.