1

Matrixyl có thực sự giúp chống lão hóa da?

Matrixyl (hay còn được gọi là palmitoyl pentapeptide-3, KTTKS) là một loại peptide có trong nhiều loại serum và kem dưỡng chống lão hóa. Matrixyl được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm vì có tác dụng làm mịn da. Nhưng liệu rằng hoạt chất này có thực sự có hiệu quả chống lão hóa da? Và sử dụng Matrixyl có an toàn hay không?
Matrixyl có thực sự giúp chống lão hóa da? Matrixyl có thực sự giúp chống lão hóa da?

Matrixyl là gì?

Matrixyl là một loại peptide được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da với tác dụng chống lão hóa. Matrixyl được tạo nên từ các axit amin là lysine, threonine, threonine, lysine và serine gắn với axit palmitic (một loại axit béo). Sự kết hợp này có tên viết tắt là Pal-KTTKS. Axit palmitic giúp hoạt chất thẩm thấu vào da.

Matrixyl có tác dụng gì cho da?

Matrixyl chủ yếu có tác dụng làm mờ các đường nhăn, nếp nhăn và cải thiện sự săn chắc của da. Hoạt chất này được sử dụng trong một số loại kem dưỡng, serum và lotion chống lão hóa. Matrixyl kích thích sự sản xuất collagen trong da để giúp da căng mịn, săn chắc và trẻ trung hơn.

Cơ chế tác dụng của Matrixyl

Matrixyl tăng cường hoạt động của TGF-beta – một loại yếu tố tăng trưởng, từ đó thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và fibronectin. Điều này giúp củng cố mạng lưới collagen và chất nền ngoại bào trong da, nhờ đó làm giảm các đường nhăn và nếp nhăn trên da.

Matrixyl có thực sự hiệu quả không?

TGF-beta kích thích nguyên bào sợi trong da tạo ra nhiều collagen hơn (lượng collagen trong da giảm khi có tuổi). Lượng collagen tăng lên sẽ giúp cho da săn chắc hơn, dày hơn và căng mịn màng.

Tuy nhiên, để phát huy tác dụng, Matrixyl phải đi qua lớp biểu bì đến lớp trung bì và phải có khả năng giao tiếp với các nguyên bào sợi nằm sâu trong da. Vậy Matrixyl có thể vào sâu trong da đến mức này không?

Để đi qua lớp sừng (lớp ngoài cùng của da) và thẩm thấu vào da, một hoạt chất phải đáp ứng “Nguyên tắc 500 Dalton”, có nghĩa là phải có khối lượng nguyên tử dưới 500 Dalton. Trong khi đó, Matrixyl có khối lượng phân tử là 802,05 Dalton. Do đó, Matrixyl khó thẩm thấu vào da. Nguyên bào sợi - các tế bào sản xuất ra collagen - nằm trong lớp trung bì của da. Matrixyl rất khó đến được lớp da này và tác động đến nguyên bào sợi để phát huy tác dụng tăng sinh collagen. Mặc dù axit palmitic được thêm vào các phân tử Matrixyl nhằm giúp chúng đi vào da dễ dàng hơn nhưng kích thước của Matrixyl vẫn quá lớn để đến được lớp trung bì của da.

Khối lượng phân tử 802 Dalton của Matrixyl vượt quá ngưỡng 500 Dalton – giới hạn tối đa để một chất có thể thâm nhập qua lớp da ngoài cùng gọi là lớp sừng. Không thể tiếp cận được lớp trung bì là một trở ngại lớn để Matrixyl phát huy hiệu quả.

Các nhược điểm của Matrixyl

Không ổn định

Giống như nhiều loại peptide khác, Matrixyl cũng không ổn định. Matrixyl dễ bị oxy hóa và phản ứng với các thành phần khác có trong sản phẩm. Matrixyl còn có thể làm giảm hiệu quả của các sản phẩm trong quy trình chăm sóc da.

Do tính không ổn định nên các loại mỹ phẩm chứa peptide thường có hạn sử dụng ngắn và rất nhanh hỏng. Những sản phẩm này thường được thêm chất chống oxy hóa để kéo dài hạn sử dụng.

Khó vượt qua các enzyme trong da

Kể cả khi đi qua được lớp biểu bì của da thì các loại peptide như Matrixyl sẽ tiếp tục phải vượt qua hơn 500 loại enzyme, tất cả đều có khả năng phân hủy peptide. Hầu hết các loại peptide trong mỹ phẩm đều không thể vượt qua cơ chế tự vệ này của da.

Vón cục

Khi được điều chế ở nồng độ cao, các peptide như Matrixyl rất dễ vón cục và ảnh hưởng đến tính ổn định cũng như kết cấu của sản phẩm. Hơn nữa, khi vón cục, các peptide này sẽ không thể đi vào da và phát huy tác dụng. Vì lý do này nên các sản phẩm thường chỉ chứa peptide nồng độ thấp. Và nồng độ thấp đồng nghĩa với việc sản phẩm sẽ kém hiệu quả hơn.

Nghiên cứu về Matrixyl

Nghiên cứu in vitro (nghiên cứu trên tế bào nuôi cấy)

Các nghiên cứu thực hiện trên nguyên bào sợi được nuôi cấy của người đã chứng minh rằng Pal-KTTKS, thành phần hoạt tính trong Matrixyl, giúp làm tăng đáng kể sự sản sinh collagen trong da. Nhưng trong nghiên cứu, Matrixyl được đưa trực tiếp vào tế bào nuôi cấy nên dễ dàng phát huy tác dụng. Trên thực tế, khi thoa lên da, Matrixyl rất khó đi qua biểu bì và vượt qua các enzyme để đến được lớp trung bì.

Nghiên cứu in vivo (nghiên cứu trên người)

Các nghiên cứu trên người đã cho ra nhiều kết quả khác nhau. Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện trên 93 phụ nữ cho thấy các đường nhăn và nếp nhăn trên mặt chỉ mờ đi không đáng kể sau 12 tuần sử dụng Pal-KTTKS.

Hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của các peptide như Matrixyl đến quá trình tự thực bào hoặc sự lão hóa tế bào – các cơ chế có ảnh hưởng lớn đến lão hóa da.

Đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh hiệu quả của Matrixyl trong việc điều trị nếp nhăn trên khuôn mặt.

Matrixyl có an toàn không?

Matrixyl an toàn khi sử dụng trên da ở nồng độ cho phép. Hiện chưa có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo. Sử dụng Matrixyl nồng độ quá cao có thể gây kích ứng da nhẹ.

Do có kích thước lớn nên Matrixyl khó thâm nhập qua da và đi vào máu. Mặc dù có chứa axit palmitic giúp tăng khả năng thâm nhập nhưng lượng Matrixyl đi vào máu cũng chỉ ở mức không đáng kể.

Nhóm hoạt động vì môi trường (The Environmental Working Group - EWG) đánh giá mức độ độc hại của palmitoyl pentapeptide 3 (Matrixyl) ở mức 1, nghĩa là rất an toàn.

Hội đồng đánh giá thành phần mỹ phẩm (the Cosmetic Ingredient Review – CIR) cũng đã xác nhận tính an toàn của Matrixyl.

Các tên gọi khác của Matrixyl

Dưới đây là một số tên gọi khác của Matrixyl:

  • Palmitoyl pentapeptide-3
  • Palmitoyl oligopeptide: Palmitoyl pentapeptide-3 trước đây được gọi là palmitoyl oligopeptide, nhưng thuật ngữ này mang nghĩa rộng và hiện không còn được sử dụng nữa.
  • Matrixyl 3000: Đây là tên thương mại ban đầu được sử dụng cho palmitoyl pentapeptide-3 của công ty Sederma.
  • Palmitoyl pentapeptide: Đây là tên gọi chung rút gọn của palmitoyl pentapeptide-3.
  • Pal-GHK: tên viết tắt của tổ hợp gồm axit palmitic liên kết với peptide glycine-histidine-lysine.
  • Palmitoyl pentapeptide-GHK: tên khoa học đầy đủ chỉ rõ trình tự axit amin.
  • Liposomyl tetrapetide: Tên thương mại được sử dụng bởi một số thương hiệu mỹ phẩm.

Ba cái tên được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Palmitoyl pentapeptide-3
  • Matrixyl 3000
  • Palmitoyl oligopeptide (trước đây)

Trình tự peptide cơ bản là glycine- histidine -lysine, được gắn với axit palmitic để giúp hoạt chất thẩm thấu vào da dễ dàng hơn.

Matrixyl và Argirilin

Giống như Matrixyl, Argiriline cũng là một loại peptide được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da để giảm nếp nhăn trên mặt. Tuy nhiên, Matrixyl và Argirilin có cơ chế tác dụng khác nhau. Argiriline ức chế sự hình thành phức hợp SNARE, từ đó giúp làm giảm tạm thời chuyển động của cơ và giảm nếp nhăn. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Argiriline mang lại hiệu quả làm mờ nếp nhăn tương đương với phương pháp tiêm Botox. Tuy nhiên trên thực tế, Argiriline không thể thâm nhập đến lớp cơ dưới da và do đó không thể mang lại hiệu quả giống như tiêm Botox.

Matrixyl được tạo ra nhằm mục đích hoạt động sâu hơn trong da và kích thích sự sản xuất collagen. Tuy nhiên, do có kích thước lớn nên Matrixyl khó thâm nhập sâu vào da và đến được lớp cơ để tác động đến protein SNARE. Tương tự như Matrixyl, Argiriline cũng có khối lượng phân tử lớn (1.002 Dalton) nên cũng khó thâm nhập vào sâu trong da.

Tóm lại, Matrixyl và Argiriline có các cơ chế tác dụng khác nhau nhưng cả hai đều có điểm chung là khó thâm nhập vào da do khối lượng phân tử lớn. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để kiểm chứng hiệu quả trị nếp nhăn của những peptide này, đặc biệt là hiệu quả so với các hoạt chất chống lão hóa khác như retinoid, yếu tố tăng trưởng và exosome.

Matrixyl và retinoid

Trái ngược với Matrixyl, các retinoid như retinol dễ dàng thâm nhập qua lớp sừng vào lớp biểu bì và trung bì của da. Khi vào trong da, retinoid liên kết với các thụ thể kích thích biểu hiện gen, thúc đẩy sự tổng hợp collagen và ức chế sự phân hủy collagen.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng nghiêm ngặt đã chứng minh các retinoid như tretinoin và tazarotene có hiệu quả làm mờ nếp nhăn, phục hồi tổn thương da do ánh nắng và cải thiện tình trạng da sần sùi, thô ráp. Retinoid có thể giúp đảo ngược các dấu hiệu lão hóa ở cấp độ tế bào.

Retinoid đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả cũng như khả năng thẩm thấu vào da và được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong chống lão hóa da. Cần nghiên cứu thêm để so sánh hiệu quả của Matrixyl với retinoid nhưng có thể thấy rõ Matrixyl thua kém retinoid về khả năng thẩm thấu vào da.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các loại thực phẩm chống oxi hóa tốt cho da
Các loại thực phẩm chống oxi hóa tốt cho da

Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxi hóa, tốt cho sức khỏe và làn da.

Những thực phẩm sẽ bảo vệ làn da bạn chống lại lão hóa
Những thực phẩm sẽ bảo vệ làn da bạn chống lại lão hóa

Bôi kem chống nắng, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp hay thực hiện các liệu pháp thẩm mỹ chuyên nghiệp là một số cách phổ biến để chống lại các dấu hiệu lão hóa da. Tuy nhiên, một phương pháp cũng quan trọng không kém nhưng nhiều người thường bỏ qua là chế độ ăn uống hàng ngày.

Túi Ngoại Bào (extracular vesicles) Có Thực Sự Có Tác Dụng Chống Lão Hóa Da?
Túi Ngoại Bào (extracular vesicles) Có Thực Sự Có Tác Dụng Chống Lão Hóa Da?

Nếu tìm hiểu về chống lão hóa và trẻ hóa da, có lẽ bạn đã nghe nói về túi ngoại bào (extracular vesicles). Vậy túi ngoại bào là gì? Có thực sự có hiệu quả chống lão hóa da không? Và sử dụng túi ngoại bào để chăm sóc da có an toàn không?

Argiriline Có Thực Sự Giúp Làm Mờ Nếp Nhăn?
Argiriline Có Thực Sự Giúp Làm Mờ Nếp Nhăn?

Argiriline là một trong những loại peptide được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm chăm sóc da. Chất này được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích chống lão hóa da. Nhưng liệu rằng Argiriline có thực sự tốt? Và hiệu quả có bằng các thành phần chống lão hóa khác hay không?

Da của bạn đã được bổ sung đủ chất chống oxy hóa chưa?
Da của bạn đã được bổ sung đủ chất chống oxy hóa chưa?

Nếu bạn chỉ muốn dùng khoảng 3 sản phẩm dưỡng da mỗi ngày thì đó nên là kem chống nắng, một sản phẩm retinol và một sản phẩm chống oxy hóa.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
mua kem chống tắc lỗ chân lông ở dâu ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  606 lượt xem

mua kem chống tắc lỗ chân lông ở dâu ạ?

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2505 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 6 năm trước
 1869 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 5 năm trước
 1758 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 6 năm trước
 1751 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 6 năm trước
 1687 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 6 năm trước
 1640 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây