Cách nhận biết ung thư da
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Bạn có thể tự kiểm tra hoặc đi khám da liễu thường xuyên để thấy được những dấu hiệu bất thường trên da.
- Vết bớt trên da có một số bất thường sẽ là dấu hiệu đầu tiên của ung thư da.
- Ung thư hắc tố cũng có dấu hiệu di truyền. Cần hạn chế cho da tiếp xúc với ánh nắng mạnh phòng tránh ung thư da.
Giới thiệu
Về mặt thẩm mỹ, những người có da không nhiễm sắc tố là những người may mắn vì thường không gặp phải hiện tượng tăng sắc tố tuy nhiên, về mặt y học thì đây lại là một nhược điểm.
Hắc tố melanin đóng vai trò bảo vệ da khỏi ánh nắng và ngăn cản tác hại của tia UV. Vì thế, khi thiếu đi lượng hắc tố này thì làn da sẽ rất dễ bị tổn thương, ví dụ như cháy nắng và thậm chí nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá nhiều, da sẽ có nguy cơ cao bị ung thư.
Ngoài ra, nếu bố mẹ, ông bà hoặc anh chị của bạn có người bị ung thư hắc tố thì bạn sẽ còn có nguy cơ bị căn bệnh này cao hơn và do đó, bạn nên đi khám da liễu định kì 6 tháng/lần. Dưới đây là một số cách đơn giản để nhận biết ung thư hắc tố.
1. Tự kiểm tra da hàng tháng
Khi bạn hiểu rõ về làn da của mình thì sẽ dễ dàng nhận thấy các thay đổi trên da hơn. Việc kiểm tra thường xuyên là cách đơn giản nhất để nhận biết các dấu hiệu bất thường và nếu bạn thấy da có bất kì thay đổi nào thì nên đến khám bác sĩ ngay.
2. Một số dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư hắc tố
- Da xuất hiện vết bớt với hai nửa không cân xứng nhau.
- Rìa vết bớt không đều mà lởm chởm và mờ.
- Vết bớt không đều màu, có thể là nâu hoặc đen.
- Đường kính vết bớt thường lớn hơn 6mm.
- Vết bớt lồi lên trên bề mặt da.
3. Đi khám da liễu một năm/lần
Ngoài việc tự kiểm tra da mỗi tháng, tất cả mọi người dù là loại da nào cũng đều cần đi khám tổng thể mỗi năm/lần. Khi đi khám, bác sĩ sẽ tạo ra sơ đồ của từng loại bớt mà bạn gặp phải và cho biết vết bớt nào cần được tái khám vào lần sau.
Có rất nhiều lí do khiến cho da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tàn nhang, da xỉn màu, mất đi độ săn chắc và thiếu sức sống.
Có nhiều lý do khiến da bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, đốm đồi mồi, mất độ săn chắc, xỉn màu và các dấu hiệu lão hóa khác.
Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người lớn.
Bệnh trứng cá đỏ là một tình trạng viêm da khá phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người. Khuôn mặt trở nên ửng đỏ sau khi tập luyện cường độ cao hoặc sau khi uống rượu mà không giảm đi theo thời gian có thể là dấu hiệu của bệnh trứng cá đỏ.
Vào mùa đông, việc trị mụn trứng cá sẽ khó khăn hơn vì đây là lúc thời tiết thường khô hanh và các sản phẩm trị mụn có thể làm khô da, thậm chí là gây kích ứng da. Nếu da bạn bị mụn trứng cá, hãy đọc bài viết dưới đây
- 0 trả lời
- 3114 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1131 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 2268 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^
- 0 trả lời
- 1928 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!