Tác hại của việc trì hoãn Niềng răng
Niềng răng không chỉ mang lại nụ cười thẩm mỹ mà còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, việc trì hoãn niềng răng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn bạn nghĩ!
1 Lệch lạc răng miệng ngày càng nặng:
Răng mọc lệch, khấp khểnh hoặc sai khớp cắn sẽ tiếp tục xấu đi theo thời gian.
Khi tình trạng trở nên phức tạp hơn, quá trình điều trị sẽ kéo dài hơn và tốn kém hơn.
2 Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Sai khớp cắn khiến việc nhai thức ăn không hiệu quả, làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.
Lâu dài, bạn có thể gặp các vấn đề về dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa.
3 Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng
ăng lệch lạc khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn, dễ dẫn đến sâu răng, viêm nướu hoặc mất răng.
Các mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong kẽ răng sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
4 Tiêu xương hàm và thay đổi gương mặt
Sai khớp cắn kéo dài làm xương hàm chịu lực không đều, dẫn đến tiêu xương hàm.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt mà còn làm cho việc chỉnh nha sau này trở nên khó khăn hơn.
5 Giảm sự tự tin trong giao tiếp
Răng khấp khểnh, sai khớp cắn khiến nụ cười kém duyên, ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin.
Điều này có thể cản trở bạn trong công việc, học tập và các mối quan hệ.
6 Tăng chi phí điều trị sau này
Khi tình trạng răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn, việc điều trị sẽ cần nhiều thời gian, kỹ thuật phức tạp và chi phí cao hơn.
ĐỪNG TRÌ HOÃN – BẮT ĐẦU NGAY HÔM NAY
Niềng răng không chỉ là cải thiện nụ cười mà còn là một khoản đầu tư dài hạn cho sức khỏe. Tại Nha Khoa ATHENA, bạn sẽ được tư vấn giải pháp tối ưu và lộ trình phù hợp nhất.
Hotline: 1900.055.583 – Hãy để chúng tôi giúp bạn lấy lại sự tự tin và sức khỏe răng miệng ngay hôm nay!
Răng hoàn chỉnh rồi thì có thể tháo niềng sớm không?
Lúc đầu bác sĩ nói là tôi cần đeo niềng 3 năm nhưng bây giờ đã được 1 năm mà tôi thấy răng đã thẳng và vấn đề khớp cắn sâu, khớp cắn chéo được khắc phục rồi thì có thể tháo niềng ra luôn không?
Tôi không muốn niềng răng, liệu dán sứ veneer có tốt hơn không?
Hai răng cửa của tôi to hơn so với những răng còn lại, trong đó có một răng còn hơi bị lệch một chút. Ngoài ra, hai răng bên cạnh còn hơi thụt vào bên trong. Tôi không muốn đeo niềng, vậy bằng phương pháp dán sứ veneer có giải quyết được vấn đề không?
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
Bạn đã biết cách làm thế nào để duy trì hàm răng thẳng đều sau khi tháo niềng chưa?
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.