Niềng răng thưa có phải nhổ răng không?
1. Niềng răng thưa có phải nhổ răng không?
Mục đích của việc nhổ răng trong niềng răng là tạo khoảng trống giúp để dàn đều răng. Tuy nhiên, răng thưa đã có sẵn những khoảng trống nên trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể tận dụng chúng để chỉnh nha. Tuy nhiên, khoảng trống này có đủ hay không thì cần bác sĩ kiểm tra để đưa ra giải pháp thích hợp.
Một số yếu tố liên quan đến việc nhổ răng khi niềng như:
- Khi răng thưa kèm theo các vấn đề răng miệng khác như hô thì bác sĩ phải xem xét mức độ hô như thế nào. Nếu răng hô nhiều, việc niềng không nhổ răng khắc phục được tình trạng răng thưa nhưng răng vẫn bị hô, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhổ răng để thu được kết quả tốt nhất. Lúc này, bạn có thể được chỉ định nhổ răng số 4, răng số 5 hoặc răng số 8 tùy theo tình trạng của mình.
- Số lượng và vị trí của răng thưa: Bình thường khoảng cách giữa răng thưa rộng mà số lượng răng thưa nhiều, bác sĩ chỉ cần niềng để đóng khít khe thưa. Cũng vì vậy, trong hầu hết những trường hợp răng thưa đều không cần nhổ răng.
Tóm lại tùy từng trường hợp răng thưa phải mà bạn có phải tiến hành nhổ răng hay không. Điều quan trọng là bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và nghe tư vấn của bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp nhất.
Đọc thêm: Chỉ niềng răng thưa hàm trên có được không?
2. Niềng răng thưa nên chọn phương pháp chỉnh nha nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp chỉnh nha khác nhau giúp bạn khắc phục tình trạng răng thưa như niềng răng bằng mắc cài, niềng răng bằng khay điều trị trong suốt.
2.1. Niềng răng bằng mắc cài
Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây thun... để gắn trực tiếp lên răng. Việc này tạo áp lực đẩy hoặc kéo giúp răng dịch chuyển theo ý muốn, về khít sát nhau trong trường hợp răng thưa. Niềng mắc cài lại được chia thành nhiều loại nhỏ như:
-
Niềng loại thường (classic) tức là sử dụng dây thun gắn vào mắc cài để căn chỉnh lực cho phù hợp. Phương pháp niềng này tạo lực không đều do dây thun theo thời gian sẽ bị giãn ra, ban đầu có thể lực mạnh gây đau và gây khó khăn trong việc ăn uống nhưng sau đó sẽ bớt đau hơn.
-
Niềng loại tự đóng: Thay vì dây thun, bác sĩ chỉnh nha sẽ sử dụng các chốt kim loại tự buộc thông minh giúp tạo ra lực chỉnh nha đều, hạn chế tình trạng đau khó chịu như mắc cài classic.
Niềng răng mắc cài kim loại có tính thẩm mỹ kém nên người khác dễ nhận ra bạn đang đeo mắc cài. Để cải thiện điều này, hiện nay có nhiều loại mắc cài khác như bằng sứ và pha lê... giúp nó ít lộ và bạn tự tin hơn khi niềng.
Niềng răng thưa bằng mắc cài thường có chi phí từ 20 - 45 triệu đồng tùy loại mắc cài, tình trạng răng miệng (nhổ răng hay không). Nếu có khí cụ phát sinh như dụng cụ tập lưỡi, nhổ răng thì bạn thường mất thêm khoảng 3 - 5 triệu đồng.
2.2. Niềng răng bằng khay trong suốt
Niềng răng mắc cài do tính thẩm mỹ không tốt, gây đau, hóp má... nên nhiều đối tượng phải phải giao tiếp với người khác nhiều như MC, ca sĩ, giáo viên... vô cùng phân vân. Do đó, phương pháp niềng răng bằng khay trong suốt ra đời giúp khắc phục vấn đề này.
Ở Việt Nam hiện nay có những loại mắc cài được sử dụng phổ biến như Zenyum (Singapore), Clear Aligner (Việt Nam), ECligner (Hàn Quốc)... Tùy từng tình trạng răng miệng mà bạn cần số lượng khay niềng khác nhau, trung bình từ 20 - 40 khay.
Niềng răng trong suốt sử dụng các chốt gắn trên răng để gắn với khay điều trị giúp dịch chuyển răng từ từ. Vì vậy, nó không gây đau nhiều như niềng răng mắc cài.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người niềng phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha để thu được kết quả tốt nhất. Bạn phải đeo liên tục trong 22 tiếng, chỉ bỏ ra trong lúc ăn cơm, vệ sinh răng miệng. Điều này cũng là một ưu điểm sơ với niềng răng mắc cài, niềng trong suốt không gây đau và chức năng ăn nhai ít bị ảnh hưởng nên không bị hóp má.
Chi phí niềng răng trong suốt thường cao hơn so với niềng răng mắc cài, tùy từng trường hợp mà bạn có thể cần 50 - 150 triệu đồng để thực hiện.
Như vậy, với mỗi phương pháp niềng điều trị răng thưa lại có những mặt ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có thể thu được kết quả như mong muốn, dù trường hợp của bạn có nhổ răng hay không. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, nhu cầu mà bạn lựa chọn loại thích hợp.
Có thể bạn quan tâm: Răng bị thưa nhẹ nên niềng loại nào?
3. Làm sao để răng thưa không bị tái phát sau niềng?
Răng thưa tái phát là một vấn đề cần đặc biệt chú ý sau khi chỉnh nha. Bởi răng cũ bị thưa đã tồn tại trong nhiều năm trước đó, trong khi chỉnh nha chỉ mới kéo dài 1,5 - 3 năm nên thói quen ăn nhai như cũ có xu hướng khiến răng quay trở lại vị trí cũ. Vì vậy, bạn phải có những phương pháp để ngăn ngừa răng thưa tái phát.
- Dùng khí cụ cần thiết: Lúc này, các bác sĩ có thể sử dụng khí cụ duy trì để gắn vào mặt trong của răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể được chỉ định hàm tháo lắp để cố định lại những chiếc răng đã dịch chuyển. Thời gian gắn khí cụ mặt trong hay hàm tháo lắp thường yêu cầu ít nhất 1 - 2 năm. Nếu có thể thì bạn nên duy trì càng lâu càng tốt.
- Tái khám định kỳ: Bên cạnh đó, để đảm bảo việc thực hiện đeo hàm duy trì theo lời dặn của bác sĩ chỉnh nha, bạn nên tái khám định kỳ mỗi 3 tháng/lần. Điều này không chỉ theo dõi việc răng có dịch chuyển hay không mà còn có phương pháp điều trị kịp thời nếu xuất hiện các bất thường. Thời gian theo dõi này cần ít nhất 1 - 2 năm thì bạn mới yên tâm phần nào.
- Loại bỏ những thói quen không tốt: Việc có những thói quen không tốt như tật đẩy lưỡi, mút tay... làm tỷ lệ răng thưa tái phát rất cao. Do áp lực lưỡi đẩy ra mạnh gây mất cân bằng với áp lực môi mà từ phía bên ngoài đẩy vào khiến cung răng dịch chuyển. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha được tốt bạn nên tập luyện dần dần loại bỏ những vấn đề này. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các bài tập lưỡi, dùng khí cụ chặn lưỡi, nâng lưỡi... để tránh răng thưa quay trở lại.
Điều quan trọng là bạn phải ý thức được việc tái phát răng thưa sau khi niềng. Nếu không quan tâm, nó có thể tạo khoảng trống nhanh chóng khiến việc chỉnh nha coi như không thu được kết quả như ý.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi "Niềng răng thưa có cần nhổ răng không". Điều quan trọng là bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín, kiểm tra tình trạng răng. Nếu cần thiết phải nhổ răng thì nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để thu được kết quả tốt nhất. Chúc bạn có một hàm răng trắng, đẹp như ý.
![](/uploads/blog/2024_06/33_32.png&w=682&h=681&checkress=331163f05b78ef87298ae20f74180908)
![](/uploads/blog/2024_06/29_34.png&w=684&h=576&checkress=e4dc7e5c07dc350cfc449a02351921de)
![](/uploads/blog/2023_02/2_46.png&w=692&h=517&checkress=5287c4672a6fdb5993ece89fcb3e0e55)
![](/uploads/blog/2023_01/2_2.png&w=674&h=677&checkress=904de05a04e749cadb870962b0605c80)
![](/uploads/blog/2022_12/22_48.png&w=686&h=682&checkress=e7130649a10f8a5f0889fae71e7440ef)
Có cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng trong suốt invisalign không?
Có cần phải dùng hàm duy trì khi kết thúc quá trình niềng răng trong suốt invisalign không? Liệu có thể dùng luôn bộ máng chỉnh răng invisalign cuối cùng để giữ các răng cố định thay cho hàm duy trì?
Răng thưa có xử lý bằng niềng răng trong suốt Invisalign được không?
Giữa hai răng cửa của tôi có một khe hở có độ rộng khoảng 6mm. Niềng răng trong suốt invisalign liệu có hiệu quả không?
Có cần phải nhổ răng để đeo niềng răng trong suốt không?
Răng của tôi thế này, liệu có phải nhổ không khi muốn niềng invisalign?
Dán răng bonding có phải là giải pháp vĩnh viễn và nhanh chóng để khắc phục vấn đề răng thưa không?
Hai răng cửa của tôi có kẽ hở khoảng 3mm và tôi đang tìm một phương pháp cho hiệu quả vĩnh viễn và nhanh chóng. Tôi có nên chọn phương pháp dán bonding không? Ngoài ra, tôi có đọc được về khâu cao su cũng có tác dụng kéo các răng lại gần nhau, tôi có nên sử dụng không?
Răng bị thưa ra trong quá trình niềng có bình thường không?
Tôi đang niềng răng do bị khớp cắn hở và khớp cắn sâu. Bác sĩ nói là tôi cần đeo niềng khoảng 1 năm và đến giờ là đã được 2 tháng rồi. Giờ tôi thấy là hàm dưới đã thẳng hơn nhưng lại xuất hiện khe hở nhỏ ở giữa các răng. Điều này có bình thường không?
![CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z](/uploads/mediaupload/media/201912/3-can-canh-qua-trinh-nieng-rang-tu-a-z.jpg&w=1920&h=1080&checkress=54689f34140c32afdae9f2a3906b6720)
![Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại](/uploads/mediaupload/media/202004/co-che-nieng-rang-suckhoe123.jpg&w=1080&h=1080&checkress=80d37a719286518431a09d463600c648)
![Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA](/uploads/mediaupload/media/201904/mo-phong-qua-trinh-nho-rang-tao-khoang-keo-ham-ho-trong-chinh-nha.jpg&w=1280&h=720&checkress=9501fc884ff057d0c57fb2f11cc9736a)
![HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG](/uploads/mediaupload/media/201911/4-hieu-qua-cua-chun-lien-ham-doi-voi-nieng-rang.jpg&w=960&h=720&checkress=e6518cfde471b96d3e11e679042f1060)
![Thun buộc và dây ligature trong niềng răng](/uploads/mediaupload/media/202004/thun-buoc-cao-su-day-buoc-thep-suckhoe123.jpg&w=1080&h=1080&checkress=80d37a719286518431a09d463600c648)
![40 tuổi còn có thể niềng răng không?](/uploads/lam-dep/40-tuoi-nieng-rang-duoc-khong.jpg&w=900&h=600&checkress=9679ba5fd1029a76657e2ae0e9f22fd3)
Khi nói đến việc niềng răng trong suốt Invisalign thì tuổi tác bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không có giới hạn tuổi đối với người dùng.
![Niềng răng không chỉ tác động đến nụ cười của trẻ](/uploads/lam-dep/nieng-rang-tre-nho.jpg&w=1024&h=682&checkress=4da6da08c3d8b50908197a35f7134aac)
Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.
Dù trẻ hay già, nam hay nữ nhưng một khi đã nghĩ đến việc niềng răng thì chắc chắn đều có một thắc mắc là “Niềng răng có đau không?”.
![Niềng răng có làm cho chân răng ngắn đi không?](/uploads/lam-dep/nieng-rang-va-chan-rang.jpg&w=925&h=425&checkress=075d10898a93bb4b38a0a5b355e59207)
Hiện tượng ngắn đi của chân răng thường được gây ra bởi một quá trình gọi là sự tái hấp thu chân răng, trong đó cấu trúc chân răng bị phá hủy và dần mất đi. Việc tiến hành các phương pháp nắn chỉnh răng là một nguyên nhân được cho là gây nên hiện tượng này. Có thật sự như thế không?
![Đeo niềng có làm răng yếu đi không?](/uploads/lam-dep/nieng-co-lam-yeu-rang-khong.jpg&w=846&h=565&checkress=3e69d188f50c5c8142ad26e806205c04)
Các phương pháp chỉnh nha được thực hiện nhằm làm cho răng chắc khỏe hơn, từ đó giúp bệnh nhân thấy tự tin về nụ cười của mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những lầm tưởng về niềng răng. Một trong số đó là mối lo ngại về việc niềng răng có thể làm suy yếu răng.