NIỀNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?
- Niềng răng là biện pháp sử dụng khí cụ nha khoa để nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng đều đặn, thẳng hàng và khớp cắn chuẩn. Khi dây cung được siết để kéo dịch chuyển răng sẽ tạo ra lực ma sát khiến răng hơi ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ diễn ra trong vài ngày đầu sau đó bạn sẽ dần quen với sự hiện diện của mắc cài và lực kéo răng sẽ cảm thấy bình thường. Hơn nữa, với phương pháp niềng răng an toàn hiện tại được cải tiến rất nhiều, bác sĩ sẽ tính toán để hạn chế tối đa sự đau nhức mà vẫn đảm bảo chất lượng niềng răng cho bạn
- Quá trình niềng răng diễn ra trung bình khoảng 1,5-2 năm, sẽ có những giai đoạn nhất định bạn cảm thấy có sự căng tức và ê buốt khác nhau. Cụ thể:
+ Khi tách kẽ răng: Đây là bước chuẩn bị trước khi gắn mắc cài niềng răng. Mục đích của việc tách kẽ răng là giúp tạo khoảng trống giữa răng giúp răng di chuyển khi niềng. Sau khi tách kẽ, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm khó chịu, thậm chí đau khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần, hết hẳn khi bạn đeo niềng răng quen.
+ 1 tuần sau khi gắn mắc cài: Những ngày đầu tiên đeo mắc cài sẽ có những bạn cảm thấy thích thú nhưng cũng có người lo lắng đeo niềng răng có đau không. Điều này cũng dễ hiểu vì khoang miệng chưa làm quen với mắc cài lạ lẫm nên sẽ xảy ra tình trạng vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn, nhai, giao tiếp. 1-2 tuần đầu khi gắn mắc cài bạn chưa quen với lực kéo của dây cung sẽ có thể bị đau, ê âm ỉ. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng mà cảm giác đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Có những người không hề trải qua tình trạng đau nhức này.
+ Khi nhổ răng tạo khoảng cách dịch chuyển răng: Đây là giai đoạn nhiều bạn bị “ám ảnh” nhất. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn và không như “lời đồn” răng đau khủng khiếp như bạn đã thấy. Cảm giác đau này hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đau của mỗi người.
+ Khi siết răng định kỳ: Thời điểm bạn tái khám để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng, các bác sĩ sẽ tiến hành siết răng để răng dịch chuyển tới vị trí như dự định ban đầu. Việc điều chỉnh lực kéo này cũng khiến bạn cảm giác đau.
Tôi không muốn niềng răng, liệu dán sứ veneer có tốt hơn không?
Hai răng cửa của tôi to hơn so với những răng còn lại, trong đó có một răng còn hơi bị lệch một chút. Ngoài ra, hai răng bên cạnh còn hơi thụt vào bên trong. Tôi không muốn đeo niềng, vậy bằng phương pháp dán sứ veneer có giải quyết được vấn đề không?
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
Hàm duy trì có thể dịch chuyển lại răng sau khi tháo niềng răng 6 tháng không?
Tôi đã tháo niềng 6 tháng trước. Kể từ đó tôi không dùng hàm duy trì nên răng bị xô lệch. Nếu như bây giờ tôi dùng hàm duy trì thì liệu răng tôi có thẳng trở lại không?
Có thể dùng hàm duy trì thay cho niềng răng không?
Liệu có thể chỉ sử dụng hàm duy trì thay thế cho niềng răng để điều chỉnh răng xô lệch không?
Khi nói đến việc niềng răng trong suốt Invisalign thì tuổi tác bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không có giới hạn tuổi đối với người dùng.
Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.
Dù trẻ hay già, nam hay nữ nhưng một khi đã nghĩ đến việc niềng răng thì chắc chắn đều có một thắc mắc là “Niềng răng có đau không?”.
Hiện tượng ngắn đi của chân răng thường được gây ra bởi một quá trình gọi là sự tái hấp thu chân răng, trong đó cấu trúc chân răng bị phá hủy và dần mất đi. Việc tiến hành các phương pháp nắn chỉnh răng là một nguyên nhân được cho là gây nên hiện tượng này. Có thật sự như thế không?
Các phương pháp chỉnh nha được thực hiện nhằm làm cho răng chắc khỏe hơn, từ đó giúp bệnh nhân thấy tự tin về nụ cười của mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những lầm tưởng về niềng răng. Một trong số đó là mối lo ngại về việc niềng răng có thể làm suy yếu răng.