Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn
Để quá trình nhổ răng an toàn và hồi phục nhanh chóng, bạn cần nắm rõ các lưu ý trước và sau khi thực hiện.
Trước khi nhổ răng khôn:
1 Thăm khám và chụp X-quang:
Việc chụp phim X-quang giúp bác sĩ đánh giá chính xác vị trí, hướng mọc của răng khôn và tình trạng xương hàm.
Từ đó, bác sĩ đưa ra phương pháp nhổ phù hợp, hạn chế tối đa biến chứng.
2 Thông báo tình trạng sức khỏe:
Nếu bạn có tiền sử bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đông máu, tim mạch hay đang mang thai, hãy thông báo chi tiết với bác sĩ.
Những bệnh này cần được kiểm soát hoặc điều chỉnh trước khi nhổ răng.
3 Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ:
Trước khi nhổ răng 1-2 tiếng, bạn nên ăn no để tránh bị mệt mỏi sau nhổ.
Hạn chế căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái khi đến nha khoa.
4 Tránh các chất kích thích:
Không hút thuốc, uống rượu bia ít nhất 24 giờ trước khi nhổ răng.
Sau khi nhổ răng khôn:
1 Cầm máu đúng cách:
Cắn chặt miếng gạc trong khoảng 30-45 phút để cầm máu. Không khạc nhổ mạnh để tránh làm bong cục máu đông.
2 Chườm đá giảm sưng:
Trong 24 giờ đầu, bạn nên chườm đá ngoài má khu vực nhổ răng để giảm sưng đau. Sau đó, có thể chuyển sang chườm ấm để tan máu bầm.
3 Chế độ ăn uống hợp lý:
Ưu tiên thức ăn mềm, nguội như cháo, súp và tránh thức ăn cứng, cay, nóng trong vài ngày đầu.
Không dùng ống hút để uống nước nhằm tránh tạo áp lực lên ổ nhổ.
4 Giữ vệ sinh răng miệng:
Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý sau 24 giờ.
Tránh đánh răng trực tiếp vào vùng răng vừa nhổ để không làm tổn thương.
5 Không hút thuốc:
Hút thuốc sau nhổ răng có thể làm tăng nguy cơ viêm ổ răng khô, gây đau nhức kéo dài.
6 Theo dõi dấu hiệu bất thường:
Nếu có tình trạng sưng đau quá mức, chảy máu kéo dài hoặc sốt cao, hãy đến ngay nha khoa để kiểm tra.
Nhổ răng khôn không phải là một tiểu phẫu đơn giản, vì vậy việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Tại ATHENA, chúng tôi sử dụng công nghệ hiện đại như máy Piezotome, giúp nhổ răng nhanh chóng, nhẹ nhàng và an toàn tuyệt đối.
Làm cách nào để tránh những đường viền đen khi bọc răng sứ?
Tôi thấy nhiều người sau khi bọc răng sứ, xuất hiện các đường tối màu ở viền lợi. Có cách nào để tránh vấn đề này không?
Nên niềng răng trước rồi bọc răng sứ hay ngược lại?
Tôi đang băn khoăn giữa 2 phương pháp niềng răng và bọc răng sứ. Cái nào nên làm trước, cái nào làm sau?
Răng trở lại vị trí cũ như trước khi niềng răng. Nên làm gì?
Tôi gặp hai vấn đề là vòm miệng hẹp và răng cửa bên bị “đẩy vào bên trong” (về phía vòm họng). Sau khi niềng răng, răng tôi trông rất hoàn hảo và bác sĩ cam đoan rằng nếu dùng hàm duy trì vĩnh viễn bằng kim loại ở sau răng thì răng sẽ được duy trì mãi mãi như vậy. Tuy nhiên, 3 năm sau, răng tôi bị xô lệch trở lại. Tôi đã dán sứ Veneer nhưng vẫn không có hiệu quả. Vậy tôi nên làm gì tiếp theo?
Cần phải mài đi bao nhiêu răng trước khi gắn mặt dán sứ Veneer hoặc mặt dán sứ Lumineer?
Tôi dự định sắp tới sẽ tiến hành dán sứ cho răng. Tôi đã nói chuyện với 2 bác sĩ nha khoa về phương pháp này. Tôi chỉ định dán sứ cho 4 răng ở hàm trên. Nhưng tôi rất lo về việc phải mài răng trước khi dán sứ. Tôi có nên chọn mặt dán sứ Lumineer thay vì mặt dán sứ Veneer không? Bác sĩ đã lấy khuôn hàm răng của tôi và gửi đến xưởng chế tác răng rồi.
Tẩy trắng răng trước khi bọc răng sứ và dán sứ Veneer
Tôi dự định sẽ bọc 4 răng sứ và 4 mặt dán sứ veneer cho răng cửa ở hàm trên. Tôi được biết là nên làm trắng răng trước khi tiến hành. Điều này có đúng không? Vì răng tôi sẽ được che phủ nên tại sao cần phải làm trắng?
Nếu bạn đang có ý định tìm đến một số phương pháp làm đẹp để chuẩn bị cho ngày cưới thì hãy cân nhắc kĩ những phương pháp dưới đây để có được vẻ ngoài hoàn hảo nhất trong ngày trọng đại.
Ngày nay, niềng trong suốt Invisalign là một giải pháp kín đáo, hiệu quả và tiết kiệm thời gian dành cho những người muốn có một hàm răng thẳng hơn, đặc biệt là người trưởng thành.
Khi mới đeo niềng, bạn sẽ thấy việc ăn uống trở nên khó khăn hơn nhiều, thậm chí một số món mà trước đây bạn vẫn hay ăn giờ đã trở nên không an toàn cho niềng răng.
Khi đã quyết định bắt đầu niềng răng, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc về những gì mà bạn sẽ trải qua trong các giai đoạn khác nhau của quá trình. Tất nhiên, mỗi trường hợp đều khác nhau nhưng dưới đây là những trải nghiệm chung của đa số những người đã từng niềng răng.
Khi đưa ra quyết định niềng răng, tâm lý chung của nhiều người là sẽ vừa vui vừa lo lắng. Vui vì sắp có được hàm răng thẳng đều hằng ao ước nhưng cũng lo vì không biết mình sẽ trải qua những gì ở phía trước.