Ngăn ngừa co thắt bao xơ sau nâng ngực - Thẩm mỹ Bauman Clinic
Nguyên nhân không phải do túi độn tự trở nên cứng hơn mà hiện tượng thực sự gây ra điều này là bao xơ hình thành xung quanh túi độn siết chặt và dày lên, khiến cho túi độn bớt linh hoạt hơn và có cảm giác cứng. Thuật ngữ y học cho hiện tượng này là co thắt bao xơ.
Bất cứ khi nào mà một thiết bị y tế được đưa vào cơ thể, cho dù đó là máy tạo nhịp tim, túi độn ngực hay thiết bị chỉnh hình,… thì cơ thể cũng sẽ phản ứng lại bằng cách tạo thành một màng xơ mỏng xung quanh thiết bị đó. Trong hầu hết các trường hợp thì lớp màng hoặc bao xơ này sẽ duy trì ở trạng thái mỏng và mềm, nhưng trong một số trường hợp, theo thời gian bao xơ có thể siết chặt lại xung quanh thiết bị và dày lên.
Vì túi độn ngực là vật thể mềm được đặt ở vị trí tương đối gần bề mặt da nên hiện tượng co thắt bao xơ có thể làm cho túi độn ngực dần có cảm giác chắc, không thể dịch chuyển và thậm chí là cứng. Trong các giai đoạn sau của tình trạng co thắt bao xơ, bao xơ thậm chí có thể bóp méo hình dạng và làm lệch vị trí của túi độn ngực. Tình trạng này có thể điều trị được, nhưng quy trình phẫu thuật để khắc phục sẽ khá phức tạp, vì vậy tốt hơn hết nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa thay vì phải khắc phục sau khi vấn đề đã xảy ra. Bằng cách này, bạn sẽ không chỉ duy trì được một bộ ngực mềm mại, tự nhiên mà còn tránh được nguy cơ phải quay lại bệnh viện một lần nữa.
Tình trạng co thắt bao xơ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực, và mặc dù nó có thể xảy ra sớm (vài tuần) hoặc muộn (vài năm) sau khi phẫu thuật nâng ngực nhưng trong phần lớn các trường hợp thì bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy triệu chứng rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn sau khi đặt túi độn. Vì vậy, nếu như đã qua từ 6 đến 12 tháng sau khi đặt túi độn mà ngực vẫn mềm mại thì khả năng là bạn sẽ không bị co thắt bao xơ và ngực sẽ duy trì ở trạng thái đó lâu dài.
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hầu hết các trường hợp co thắt bao xơ chủ yếu là do phản ứng của cơ thể với sự hiện diện của vi khuẩn trên bề mặt túi độn, loại vi khuẩn này có không quá gây hại, có nghĩa là chúng không phải là loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng với các dấu hiệu nghiêm trọng như sưng tấy, đỏ, đau, và sốt.
Những vi khuẩn này có thể bám vào bề mặt túi độn trong quá trình đặt túi độn, và dần dần tạo thành một “màng sinh học” vi khuẩn trên vỏ của túi độn. Phản ứng viêm ở mức độ thấp xảy ra trong nhiều tuần, tháng và thậm chí nhiều năm sau khi phẫu thuật nâng ngực có thể kích thích các tế bào (gọi là nguyên bào sợi) tạo ra nhiều collagen hơn, làm dày bao xơ, kích thích nó co lại và thắt chặt xung quanh túi độn.
Đây không phải là một dạng nhiễm trùng thông thường bởi thường không có triệu chứng nào xảy ra cho đến khi bao xơ siết chặt và làm thay đổi cảm giác khi sờ lên túi độn, do vậy biện pháp uống thuốc kháng sinh sẽ không thể ngăn cản hoặc đảo ngược được hiện tượng co thắt bao xơ. Nguồn gốc của các vi khuẩn không độc này được cho là từ da của người hoặc từ ống dẫn sữa và hệ thống tuyến vú dẫn đến núm vú, vì cả hai vị trí này đều thường xuyên bị những vi khuẩn không gây hại xâm nhập.
Trong quá trình phẫu thuật đặt túi độn, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp để làm giảm nguy cơ xảy ra hiện tượng co thắt bao xơ sau phẫu thuật.
Thẩm mỹ Bauman Clinic
Dùng vật liệu sinh học dạng lưới Strattice trong nâng ngực hoặc tái tạo ngực có giúp ngăn chặn co thắt bao xơ không?
Chào bác sĩ, tôi đang muốn nâng ngực bằng túi độn, nhưng rất lo ngại vấn đề co thắt bao xơ. Vậy liệu sử dụng lưới sinh học Strattice có tránh được nguy cơ này không?
Co thắt bao xơ có phổ biến sau khi đặt túi độn ngực không và làm thế nào để ngăn ngừa?
Tôi nghe nói co thắt bao xơ là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật nâng ngực. Đây là biến chứng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các biến chứng. Điều đó có đúng không, và có cách nào để ngăn ngừa vấn đề này xảy ra không?
Dấu hiệu co thắt bao xơ sau nâng ngực?
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn được 10 năm và hiện nay sờ thấy túi ngực (lộ rõ túi). Túi ngực qua nhiều năm có cảm giác cứng hơn và lộ rõ hơn có phải là dấu hiệu của co thắt bao xơ không? Khi nào thì bác sĩ xác định nâng ngực đã bị biến chứng co thắt bao xơ?
Làm thế nào để ngăn ngừa thâm tím sau khi tiêm filler Juvederm hoặc Restylane?
Bí quyết nào để ngăn ngừa và hạn chế bị thâm tím, bầm tím sau khi tiêm filler juvederm hay restylane? Tôi có nên chườm đá vào chỗ tiêm hay không?
Vitamin E có thể giúp ngăn ngừa co thắt bao xơ?
Chào bác sĩ, tôi thấy có khá nhiều bác sĩ khuyên dùng vitamin E để ngăn chặn co thắt bao xơ – vậy nên dùng luôn để phòng ngừa hay là đến khi bị rồi mới bắt đầu dùng? Tôi muốn làm mọi thứ để ngăn chặn tình trạng này vì bác sĩ của tôi không hướng dẫn matxa trong quá trình hậu phẫu.
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
Khi nhắc đến ung thư chúng ta thường nghĩ đến phẫu thuật, thuốc men, bệnh tật và nỗi sợ hãi về những điều chưa biết rõ. Hầu hết những người không trải qua điều trị ung thư và hồi phục đều không nghĩ đến đến việc điều gì sẽ xảy ra sau khi điều trị, truyền hóa chất có thể sẽ khiến bạn trông hốc hác vì giảm cân quá mức, các loại thuốc khác có thể gây ra một số vấn đề về da.
Hầu hết phụ nữ chúng ta đều có cảm giác yêu, ghét bộ ngực của mình, chúng cũng là biểu tượng của sự nữ tính, đầy đặn và quyến rũ.
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm
Đối với nhiều phụ nữ, phẫu thuật nâng ngực là quy trình đơn giản và an toàn. Nhưng an toàn không có nghĩa là không có nguy cơ tiềm ẩn nào.