1

Điều gì thực sự xảy ra khi túi độn ngực bị vỡ?

Điều gì thực sự xảy ra khi túi độn ngực bị vỡ?

Một điều mà phụ nữ khi cân nhắc nâng ngực luôn lo sợ đó là xảy ra vấn đề với túi độn ngực khi đã đặt nó vào ngực mình. Có rất nhiều quan niệm sai lầm ngoài kia châm ngòi cho những nỗi sợ hãi này, từ những câu chuyện về việc túi độn nằm sai vị trí, đến những câu chuyện làm dấy nên nỗi sợ hãi về mối quan hệ giữa túi gel silicone và ung thư.

Điều quan trọng cần biết là túi độn ngày nay rất an toàn và được quản lý nghiêm ngặt bởi FDA Hoa Kỳ. Nói thì nói thế những cũng cần hiểu rằng túi độn không “hoàn hảo” và cũng không phải là sản phẩm được thiết kế để tồn tại mãi mãi. Sẽ luôn có nguy cơ tiềm ẩn bị vỡ, đôi khi có thể xảy ra ngay sau khi phẫu thuật nếu không được đặt ở vị trí phù hợp. Trong các trường hợp khác, túi độn có thể bị vỡ sau vài năm, thường ít nhất là 10 năm do tình trạng hao mòn và rách xước trên vật liệu này.

Đôi khi chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một túi độn đã bị vỡ, nhưng có những trường hợp cũng rất khó nhận ra. Dưới đây là một số thông tin cần xem xét dựa trên loại túi độn mà bạn đang đặt. Ngoài ra bạn cũng cần tìm hiểu về những việc cần làm nếu một trong hai bên túi độn bị vỡ.

Túi nước muối bị vỡ

Mặc dù túi gel silicone thường là lựa chọn phổ biến hơn trong ngày nay, nhưng một số phụ nữ vẫn chọn đặt túi nước muối vì một số ưu điểm vượt trội hơn so với túi gel silicone. Chúng được FDA chấp nhận cấy cho những phụ nữ từ 18 tuổi trở lên và được bơm đầy sau khi đã được đặt vào ngực. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân sẽ cần đường mổ nhỏ hơn và có nhiều cơ hội điều chỉnh thay đổi kích cỡ ngực.

Khi túi nước muối bị vỡ thường rất dễ nhận thấy. Trong một số trường hợp, tình trạng vỡ lộ rõ ngay lập tức vì dung dịch nước muối chảy ra khỏi túi độn tràn ra mô vú xung quanh. Bầu ngực lúc này thường sẽ thu nhỏ lại rõ rệt. Sau khi vỡ, nước muối sẽ được cơ thể hấp thụ và không gây bất kỳ tác hại gì. Ngay cả khi nước muối rò rỉ từ từ ra khỏi túi độn thì kích cỡ ngực cuối cùng cũng sẽ thay đổi. 1 vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị rò rỉ, bệnh nhân thường sẽ nhận thấy một bên vú nhỏ hơn bên còn lại rõ rệt.

Túi gel silicone bị vỡ

Trong khi túi nước muối bị vỡ thường có thể nhận thấy ngay lập tức, thì với túi gel silicone lại khác. Nếu túi gel silicone bị rỉ hoặc vỡ thường hiện tượng này sẽ được gọi là “vỡ trong im lặng” vì không có dấu hiệu rõ ràng nào.

Gel silicone được sử dụng trong túi độn ở dạng gel dày, nhớt. Nó sẽ không chảy ra hoặc thấm vào mô xung quanh giống như nước muối. Nó có thể rỉ ra ngoài mô vú xung quanh một chút nhưng vì thường có bao xơ bao bọc xung quanh túi độn nên sẽ không rỉ ra quá xa. Nếu bạn có một túi độn gel silicone bị vỡ, bạn sẽ không thấy ngực của mình bị thay đổi kích cỡ nhiều.

Mặc dù hầu hết các túi độn gel silicone đều vỡ trong im lặng, nhưng cũng có trường hợp gel silicone chảy ra ngoài mô vú, trong trường hợp này bệnh nhân có thể sẽ nhận thấy các u cục lổn nhổn ở dưới da tại những vị trí gần bầu ngực, như dưới nách chẳng hạn.

Đôi khi gel gel silicone rỉ ra có thể gây kích ứng hoặc viêm nhiễm các mô xung quanh, dẫn đến tình trạng đau ở ngực. Nếu túi gel silicone bị vỡ trong một thời gian dài mà không phát hiện ra, có thể kích cỡ vú sẽ có sự thay đổi rõ rệt.

Phải làm gì nếu túi độn bị vỡ?

Nếu bạn nghi ngờ túi nước muối hoặc túi gel silicone của mình bị vỡ thì điều quan trọng là phải lên lịch thăm khám với bác sĩ đã mổ trước đó của mình hoặc một bác sĩ mới. Họ có thể sẽ chụp X quang hay cộng hưởng từ để xác định tình trạng vỡ. Thường là bước can thiệp tiếp theo sẽ là tháo bỏ túi độn đã bị vỡ ra. Nếu xảy ra các vấn đề liên quan khác như nhiễm trùng hoặc kích ứng thì bác sĩ cũng sẽ đồng thời điều trị xử lý.

Sau đó việc quyết định thay thế cặp túi mới hoặc gỡ bỏ hẳn túi độn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Bác sĩ có thể sẽ gợi ý cách này hoặc cách khác tùy vào tình trạng vỡ cùng như tình trạng bầu ngực hiện tại và mô sẹo để lại.

Mặc dù túi độn ngực là một thiết bị an toàn, nhưng mọi thứ có thể dần trở nên bất ổn theo thời gian. Do đó, việc chọn một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm về các quy trình thẩm mỹ ngực có thể sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ vỡ túi độn cũng như các rủi ro tiềm ẩn khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Những điều nên làm và không nên làm trước khi thực hiện combo ngực bụng?

 2 năm trước
 5
 Đã xem 476

Những điều nên làm và không nên làm trước khi thực hiện combo ngực bụng?

Nâng ngực chảy xệ bằng công nghệ hút mỡ điêu khắc Vaser hi def

 5 năm trước
 7
 Đã xem 1493

Tôi chuyên tập luyện thể thao (cao 1m79, nặng 58kg), thích chạy bộ và nâng tạ, và muốn nâng ngực chảy xệ kết hợp đặt túi độn lên size C cup (tôi hiện đang ở size 34B). Tôi muốn giữ dáng người thể thao, tự nhiên. Liệu có nên đặt túi độn độ nhô trung bình kích cỡ khoảng 300cc hoặc các bác sĩ có đề xuất gì khác không? Ngoài ra tôi đã đọc về hút mỡ điêu khắc Smartlipo/Vaser Hi Def để nâng ngực chảy xệ, liệu tôi có phải là ứng viên phù hợp? Hay nâng ngực chảy xệ với đường rạch quanh núm vú là lựa chọn duy nhất của tôi? Cuối cùng, có cách nào để khắc phục tình trạng hai bên ngực lệch, mất cân đối của tôi không? Xin cảm ơn!

Nồng độ HbA1C và chỉ số BMI như nào đủ điều kiện thực hiện hút mỡ bằng sóng siêu âm Vaser?

 5 năm trước
 5
 Đã xem 1159

Tôi đang cố gắng để được thực hiện các quy trình hút mỡ, do đó tôi muốn biết những thông số này

Cần thực hiện quy trình nào trước: hút mỡ VASER hay treo ngực sa trễ?

 5 năm trước
 4
 Đã xem 1168

Xin chào các bác sĩ, tôi đang lên kế hoạch hút mỡ bằng sóng siêu âm VASER cho vùng lưng, đùi (các phía), bắp chân, bụng, và muốn cấy mỡ vào một số vị trí khác như mặt và mông. Ngoài ra tôi còn muốn treo ngực sa trễ. Bác sĩ của tôi khuyên tôi nên tách các quy trình này ra, nhưng tôi vẫn không biết cái gì nên làm trước, cái gì làm sau, cách nhau 1 tháng mỗi quy trình có được không? Ông ấy khuyên tôi nên làm ngực trước vì nó bị chảy xệ nhiều và mất ít thời gian hồi phục, nhưng tôi đang suy nghĩ xem liệu có thứ tự nào khác tốt hơn không.

Hút mỡ bằng sóng siêu âm Vaser điều trị các ngấn mỡ lằn ở vùng áo ngực - liệu có khác đi được không?

 5 năm trước
 4
 Đã xem 1412

Tôi đã được xắp xếp hút mỡ VASER để loại bỏ các ngấn mỡ ở vùng áo ngực và vùng đùi dưới.

Tin liên quan
Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực
Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực

Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.

Những điều cần biết về túi độn ngực định hình
Những điều cần biết về túi độn ngực định hình

Trong nhiều năm những phụ nữ quan tâm đến nâng ngực chỉ có hai lựa chọn là túi nước muối hoặc túi gel silicon truyền thống.

Những điều phụ nữ có ý định nâng ngực cần biết
Những điều phụ nữ có ý định nâng ngực cần biết

Hầu hết phụ nữ đến tham vấn với bác sĩ thẩm mỹ đều đã có những ý tưởng nhất định về những gì họ không muốn. Họ không muốn bộ ngực của mình trông mất cân đối với phần còn lại của cơ thể. Họ không đến để làm hài lòng bất cứ ai ngoại trừ họ.

Nâng ngực chảy xệ - thách thức trọng lực chỉ với một chút hỗ trợ
Nâng ngực chảy xệ - thách thức trọng lực chỉ với một chút hỗ trợ

Bạn đã từng có những buổi sáng thức dậy khi nhìn vào gương và thấy cứ như có hai quả bỏng xì hơi treo lơ lửng và lại tự hỏi mình liệu chiếc áo ngực có thể kéo chúng lên hay không.

Tầm quan trọng của bác sĩ thẩm mỹ nâng ngực trong nhóm bác sĩ điều trị ung thư vú
Tầm quan trọng của bác sĩ thẩm mỹ nâng ngực trong nhóm bác sĩ điều trị ung thư vú

Khi nhắc đến ung thư chúng ta thường nghĩ đến phẫu thuật, thuốc men, bệnh tật và nỗi sợ hãi về những điều chưa biết rõ. Hầu hết những người không trải qua điều trị ung thư và hồi phục đều không nghĩ đến đến việc điều gì sẽ xảy ra sau khi điều trị, truyền hóa chất có thể sẽ khiến bạn trông hốc hác vì giảm cân quá mức, các loại thuốc khác có thể gây ra một số vấn đề về da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây