Cao răng của bạn có màu gì?
Nhiều người chỉ biết rằng cao răng là những mảng bám cứng chắc trong khoang miệng, được hình thành từ vụn thức ăn và vi khuẩn lưu trong khoang miệng lâu ngày. Ít người quan tâm đến màu sắc của cao răng và biết rằng những biểu hiện của chúng sẽ nói lên được sức khỏe răng miệng của bạn ra sao.
Dựa trên thực tế, các chuyên gia nha khoa chia màu sắc của cao răng ra làm 3 loại:
Cao răng màu vàng nhạt
Đây là màu sắc cao răng cơ bản nhất và phổ biến ở nhiều người. Loại cao răng này được hình thành từ cặn thức ăn và muối vô cơ cùng vi khuẩn, bám vào thân răng (thường ở mặt sau) và nếu để lâu sẽ lan xuống phần nướu chân răng bên dưới.
Cao răng màu đỏ (hoặc nâu đỏ)
Đây chính là cao răng huyết thanh và thường xuất hiện ở bên dưới nướu. Trên thực tế, bạn đầu chúng chỉ là cao răng có màu vàng bình thường nhưng không được xử lý kịp thời nên gây ra các bệnh về nướu.
Khi nướu bị bệnh, mô mềm này sẽ rất dễ bị tổn thương, chảy máu hoặc chảy mủ. Máu khi ngấm vào cao răng sẽ biến chúng thành màu đỏ hoặc nâu đỏ.
Cao răng màu đen
Màu sắc xấu xí này được coi như là mức phát triển cao nhất của cao răng. Nếu bạn tiếp tục “sống chung” với cao răng huyết thanh bên trên, phót lờ tình trạng viêm lợi, chảy máu và chảy mủ thường xuyên trong khoang miệng thì cao răng lúc này sẽ biến thành màu đen.
Ngoài ra, một số thói quen xấu như thường xuyên hút thuốc hay ăn các thực phẩm tối màu cũng khiến cao răng chuyển sang màu đen.
Dù xuất hiện với màu sắc như thế nào thì nó cũng gây ra một loạt những rắc rối, thậm chí tiềm ẩn cả nguy cơ mất răng hoàn toàn nếu bạn tiếp tục chủ quan. Đây chính là lý do mà các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Việc lấy cao răng rất đơn giản, tốn ít thời gian và chi phí không cao, chính vì thế mà các bác sĩ tại Navii Dental Care khuyên bạn nên thực hiện lấy cao răng càng sớm càng tốt, trước khi chúng gây ra biến chứng nguy hiểm!
---------------------
NAVII DENTAL CARE - TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ & PHỤC HỒI RĂNG
HÀM MẶT LỚN NHẤT QUẬN HOÀN KIẾM
• Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
• Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
• Hotline: 024.3747.8292 & 024.3633.1897
Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền?
Mức giá trung bình của thẩm mỹ bọc răng sứ là bao nhiêu? Tôi đang có nhu cầu chỉnh sửa lại hàm răng cho trắng và đều hơn.
Tôi nên chọn dán sứ Veneer hay bọc răng sứ?
Răng của tôi bị xỉn màu và không đều. Tôi nên chọn phương pháp dán sứ veneer hay bọc răng sứ?
Phương pháp tốt nhất dành cho răng cửa bị chết tủy?
Bác sĩ của tôi giới thiệu tôi đã đến gặp một bác sĩ nha khoa chuyên về rút tủy răng. Bác sĩ này nói rằng ống tủy răng của tôi bị vôi hóa và không thể tiến hành rút tủy. Tất cả những răng còn lại đều khỏe mạnh và thẳng hàng. Vậy tôi nên chọn phương pháp dán sứ hay bọc răng sứ cho răng cửa ở hàm trên? Chiếc răng này có thể giống với những răng còn lại không?
Mặt dán sứ Veneer có khiến răng mất tự nhiên không?
Tôi đang tìm hiểu phương pháp dán sứ veneer, vì thấy được nhiều phòng khám nha khoa quảng cáo và có nhiều người cũng đi làm. Liệu dán sứ veneer có làm răng trông bị giả không?
Cách khôi phục răng cửa bị mẻ
Nửa bên dưới răng của tôi bị mẻ. Tôi muốn biết có những phương án khôi phục nào và việc khôi phục răng sẽ có độ bền bao lâu? Tôi mới 20 tuổi thì sẽ cần thay thế vật liệu phục hình khoảng bao nhiêu lần nữa? Nếu tôi dán sứ veneer lên răng thì có cần phải tiến hành rút tủy hay bọc răng sứ trước không?
Ghép xương ổ răng được thực hiện sau khi mất răng hoặc nhổ răng được gọi là sự bảo tồn ổ răng
Kem đánh răng có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở vùng khóe miệng do có chứa một thành phần tên là sodium lauryl sulfate (SLS).
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Có nhiều lí do khác nhau khiến cho răng bị khấp khểnh hay đè lên nhau.
Nếu bạn nghĩ rằng con mình có thể gặp vấn đề về răng sau này thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa trước bằng cách can thiệp sớm.