1

Kem đánh răng và mụn trứng cá

Kem đánh răng có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở vùng khóe miệng do có chứa một thành phần tên là sodium lauryl sulfate (SLS).
Kem đánh răng và mụn trứng cá Kem đánh răng và mụn trứng cá

Nội dung chính của bài viết

  • Kem đánh răng có thể gây ra một loại mụn gọi là mụn trứng cá do mỹ phẩm.
  • Một nghiên cứu cho thấy 80% người bị mụn trứng cá đã khỏi mụn sau khi ngừng dùng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate (SLS)
  • Ba thành phần khác thường đi kèm với SLS trong kem đánh răng cũng có thể gây mụn.

SLS là gì?

SLS là tên viết tắt của sodium lauryl sulfate, một hợp chất còn tên khác là sodium dodecyl sulfate (SDS). SLS là một chất tạo bọt. Khi được trộn với nước, chất này sẽ tạo ra những bọt lớn có tác dụng đẩy dầu nhờn và cặn bẩn khỏi bề mặt. SLS có trong các sản phẩm tẩy rửa dầu mỡ cho các loại máy hạng nặng nhưng đây cũng là chất có trong kem đánh răng để tạo bọt và loại bỏ mảng bám trên răng,

Khi tiếp xúc với da hay lớp màng bảo vệ của miệng, SLS sẽ làm phân hủy chất keo kết dính giữa các mô da và mô ở lớp màng bảo vệ, khiến cho các tế bào bị bong khỏi da và lớp niêm mạc. Điều này sẽ giết chết các tế bào và làm tổn thương các mô còn lại.

Sự nhạy cảm với SLS thường là do gen. Có một loại gen lặn ở nhiễm sắc thể X quy định sự nhạy cảm của da và niêm mạc đối với chất SLS. Vì là gen lặn nên chỉ khi được di truyền từ cả bố và mẹ thì loại gen này mới bị kích hoạt. Loại gen này có trên nhiễm sắc thể X mà phụ nữ lại có hai nhiễm sắc thể X nên hiện tượng này thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ hoặc ở những nam giới bị Hội chứng Klinefelter.

SLS thường đi kèm với các thành phần gây hại khác

SLS chỉ là một trong số những chất nhũ hóa có trong kem đánh răng. Nhiều loại kem đánh răng còn có chứa butyl stearate hoặc isopropyl myristate. Butyl stearate là một chất kích thích nhẹ đối với hệ miễn dịch. Điều này nghe thì có vẻ không có hại nhưng khi bị mụn, vi khuẩn gây mụn p.acnes làm cho các mô da xung quanh trở nên nhạy cảm bất thường với các chất gây viêm. Điều này làm cho hệ miễn dịch tiêu diệt chính các tế bào da và giúp vi khuẩn có thể di chuyển đến những mô da xung quanh và đi vào đường máu. Do đó, butyl stearate làm cho mụn trứng cá bị viêm nặng hơn.

Tác động của butyl stearate ở cả nam và nữ đều giống nhau, Việc để những sản phẩm có chứa butyl stearate ở nơi có nhiệt độ cao (40°C) sẽ làm tích tụ butyl stearate. Butyl stearate được thêm vào kem đánh răng để giữ cho SLS không tạo ra quá nhiều bọt. Vì hai thành phần này thường đi kèm với nhau, nên việc chỉ hạn chế SLS không thôi thì chưa đủ để đem lại hiệu quả.

Isopropyl myristate được thêm vào các sản phẩm chăm sóc cá nhân để giúp sản phẩm thẩm thấu vào da hoặc làm cho sản phẩm có kết cấu đặc để bám được trên da. Trong kem đánh răng, isopropyl myristate có tác dụng giữ cho flo bám được trên men răng. Nếu bạn dùng một sản phẩm có chứa cả ba chất SLS, butyl stearate và isopropyl myristate, tác hại mà sản phẩm đó gây ra sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với khi chỉ dùng hai trong ba chất.

Kem đánh răng – Tác nhân gây mụn trứng cá ở phụ nữ

Vào những năm 70 của thế kỉ 20, một nhóm các nhà nhiên cứu tại Mỹ đã khám phá ra rằng việc ngừng dùng các sản phẩm có chứa SLS, isopropyl myristate và butyl sterate có thể giúp giảm mụn đáng kể ở nữ giới, đặc biệt là loại mụn trứng cá do mỹ phẩm. Trước khi ngừng dùng các sản phẩm có 3 thành phần kể trên, có 25% phụ nữ bị mụn, và sau khi ngừng dùng, chỉ có 5% phụ nữ vẫn tiếp tục bị mụn.

SLS và các hợp chất có liên quan là nguyên nhân chính gây mụn ở nữ giới, số người bị mụn do SLS còn nhiều hơn số người bị bệnh đa nang buồng trứng và các hội chứng khác gây ra sự thay đổi thất thường của hormone. Vậy làm sao để nhận biết một sản phẩm có chứa các thành phần gây hại nói trên?

Đa số các loại kem đánh răng có SLS đều gây mụn, nhất là ở vùng khóe miệng. Nếu bạn bị những nốt mụn nhỏ li ti màu đỏ ở quanh miệng, hoặc khi mụn trứng cá đó bộc phát sau khi đánh răng, thì có thể loại kem đánh răng bạn đang dùng có chứa SLS.

Nếu bạn gặp phải vấn đề với các sản phẩm chứa SLS hay các chất liên quan thì bạn cũng có khả năng gặp vấn đề với các sản phẩm có thành phầndithranol. Dithranol không gây dị ứng cho da mà thường gây đỏ, ngứa, sưng và những nốt mụn li ti trên da. Chất này thường không có trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân nhưng lại có trong các phương thuốc trị bệnh vảy nến.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh lý ở da ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời của họ.

Tại sao mụn trứng cá xảy ra?
Tại sao mụn trứng cá xảy ra?

Mụn xuất hiện khi các tuyến tiết dầu (gọi là tuyến bã nhờn) trong các nang lông trở nên hoạt động quá mức. Những tuyến này tạo ra bã nhờn- là một chất dầu giúp ngăn chặn sự khô da.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì và thanh niên là nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mụn trứng cá. Có khoảng tám phần mười (80%) người từ 11 đến 30 tuổi có mụn trứng cá.

Mụn trứng cá ở người lớn
Mụn trứng cá ở người lớn

Mụn trứng cá không chỉ là vấn đề ở tuổi thiếu niên ( tuổi dậy thì). Nó có thể tiếp tục ảnh hưởng đến người trưởng thành - thậm chí bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên ở tuổi trưởng thành

Hướng dẫn điều trị sẹo mụn trứng cá và da hư tổn
Hướng dẫn điều trị sẹo mụn trứng cá và da hư tổn

Nếu bạn nhìn thấy dấu hiệu mụn trứng cá đang để lại một vết sẹo trên da bạn, bạn không phải cười gượng và chịu đựng nó. Có rất nhiều cách để khắc phục sẹo mụn của bạn và ngăn ngừa những vết sẹo mới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi đang uống Bactrim lần thứ hai. Liệu mụn trứng cá còn tái phát sau lần uống này nữa không?
  •  9 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2549 lượt xem

Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?

Cách nhận biết mụn trứng cá do nội tiết?
  •  8 năm trước
  •  5 trả lời
  •  3796 lượt xem

Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?

Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt 06:33
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt
♻️ Laser CO2 Fractional - Công nghệ SỐ 1 về điều trị mụn thịt? Chỉ 40 phút thực hiện ? Liệu trình: 1-2 lần? Điều trị tận gốc...
 4 năm trước
 2624 Lượt xem
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot 01:25
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot
Nguồn: Dr Huệ
 5 năm trước
 2116 Lượt xem
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không 01:06
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không
❌ Đột nhập phòng trị mụn, phỏng vấn khách hàng trực tiếp☄ Ánh sáng Nano tác động vào vùng da mụn?Tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn?Ức chế...
 4 năm trước
 1756 Lượt xem
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ 08:26
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ
Nguồn: Dr Huệ
 5 năm trước
 1463 Lượt xem
Chuyên gia điều trị mụn - Bác Sĩ Nguyễn Thị Khánh Huệ Chuyên gia điều trị mụn - Bác Sĩ Nguyễn Thị Khánh Huệ 08:04
Chuyên gia điều trị mụn - Bác Sĩ Nguyễn Thị Khánh Huệ
Nguồn: Dr Huệ
 5 năm trước
 1435 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây