Bị lợi trùm khi làm răng phải làm sao?
Hiện tượng lợi trùm thường xuất hiện trong quá trình răng di chuyển dưới tác động của mắc cài và lực chỉnh nha. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Tích tụ mảng bám: Khi vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, mảng bám tích tụ tại vùng lợi và chân răng sẽ gây ra viêm nhiễm, dẫn đến lợi trùm. Xem thêm niềng răng
- Tác động của khí cụ chỉnh nha: Sự di chuyển của răng trong quá trình niềng có thể khiến lợi phát triển quá mức.
- Tình trạng viêm nướu: Do mắc cài và dây cung tạo nên khó khăn khi vệ sinh răng miệng, vi khuẩn tích tụ nhiều dễ gây viêm nướu, làm lợi bị sưng và trùm lên răng.
Cách xử lý khi bị lợi trùm trong quá trình niềng răng
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng:
Vấn đề vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi niềng răng. Để giảm nguy cơ lợi trùm và viêm nướu, bạn cần:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng và vùng mắc cài.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng sau khi ăn uống để loại bỏ vi khuẩn.
Thăm khám định kỳ tại nha khoa:
Bất cứ khi nào bạn phát hiện lợi trùm hay bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình niềng, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh, có thể kê thuốc chống viêm, hoặc can thiệp các biện pháp điều trị chuyên sâu như:
- Cắt lợi trùm: Đây là giải pháp thường được áp dụng khi lợi trùm quá nhiều, gây cản trở quá trình niềng răng. Quy trình này đơn giản và nhanh chóng, giúp răng lộ ra để việc niềng hiệu quả hơn.
- Điều trị viêm nướu: Nếu lợi bị sưng và viêm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp hoặc các phương pháp điều trị viêm nha chu khác.
Điều chỉnh thói quen ăn uống:
Trong quá trình niềng răng, hạn chế ăn các loại thức ăn quá dai, cứng hoặc nhiều đường vì chúng dễ gây tổn thương nướu và tích tụ mảng bám, tăng nguy cơ viêm nướu. Hãy ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng như súp, cháo, rau xanh, trái cây mềm.
Phòng tránh lợi trùm khi niềng răng
Để tránh tình trạng lợi trùm, bạn có thể lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Vệ sinh răng miệng kỹ càng hàng ngày, đặc biệt là các khu vực quanh mắc cài và chân răng.
- Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh khí cụ khi cần thiết.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các thức ăn gây hại cho nướu.
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để làm sạch và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Tại Nha Khoa ATHENA, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chỉnh nha, đảm bảo quá trình niềng diễn ra suôn sẻ và an toàn. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào như lợi trùm, hãy đến ngay để được tư vấn và khắc phục kịp thời nhé!
Răng sứ toàn sứ có phải là tự nhiên nhất không?
Bọc răng sử dụng răng giả chất liệu hoàn toàn bằng sứ là tự nhiên nhất?
Có cần phải bọc răng sứ cho răng đã rút tủy và đã được dán sứ veneer không?
Tôi đã dán sứ Veneer cho 6 răng cửa. Vài năm trước, một chiếc răng nanh và chiếc răng cạnh răng cửa đã được rút tủy. Bây giờ bác sĩ đang khuyên tôi nên gỡ bỏ mặt dán sứ rồi bọc răng sứ. Điều này có cần thiết không?Tôi không muốn phải thực hiện nếu như không thực sự cần thiết.Tôi có thể cứ để như vậy không. Răng của tôi hầu như không bị chuyển màu nhưng bác sĩ nói bọc răng sứ sẽ giúp răng chắc hơn. Tuy nhiên phần lợi ở vùng đó đang rất nhạy cảm nên tôi không biết việc bọc răng sứ có gây ra vấn đề gì không.
Răng sứ ở vị trí răng cửa có vẻ quá nhỏ, phải làm sao?
Tôi có hai răng sứ và hai cầu răng được gắn vào răng cửa ở hàm trên. Tôi cảm thấy chúng có kích cỡ quá nhỏ so với răng thật, vậy có cách nào để khắc phục mà không phải thay mới không?
Có cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng trong suốt invisalign không?
Có cần phải dùng hàm duy trì khi kết thúc quá trình niềng răng trong suốt invisalign không? Liệu có thể dùng luôn bộ máng chỉnh răng invisalign cuối cùng để giữ các răng cố định thay cho hàm duy trì?
Có cần phải nhổ răng để đeo niềng răng trong suốt không?
Răng của tôi thế này, liệu có phải nhổ không khi muốn niềng invisalign?
Trả lời ngắn gọn có lẽ là không. Nếu không thực sự cần thiết, thì tại sao mọi bệnh nhân khi tìm hiểu về phẫu thuật nâng ngực lại đều ấn tượng với con số 10 ma thuật.
Phẫu thuật thẩm mỹ cung cấp cho chúng ta nhiều lựa chọn và ít nhất là một mức độ kiểm soát nào đó khi nói đến hình dáng cơ thể. Túi độn nâng ngực đã trở nên phổ biến trong suốt nhiều thập kỷ …với vô số phụ nữ đang tìm cách nâng đôi gò bồng đào của mình lên thông qua phẫu thuật nâng ngực.
Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh là mối quan tâm ngày càng gia tăng.
Ghép xương ổ răng được thực hiện sau khi mất răng hoặc nhổ răng được gọi là sự bảo tồn ổ răng
Các biến chứng tại chỗ như tụ dịch, tụ máu, hoại tử... dễ xảy ra hơn các biến chứng toàn thân nguy hiểm, ngoài ra còn có biến chứng về mặt thẩm mỹ mà bệnh nhân nên biết.