Uống nước quan trọng với mẹ bầu như thế nào?
Tầm quan trọng của việc uống nước đối với mẹ bầu
Uống đủ nước sẽ giữ cho cơ thể mẹ bầu hoạt động tốt, dưới đây là một số lợi ích đem lại từ việc mẹ bầu uống đủ nước:
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang và thận: Nước làm loãng nước tiểu, ức chế vi khuẩn phát triển. Chất thải trong thận hòa tan trong nước và được thải ra ngoài qua nước tiểu. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang và thận.
- Điều hòa, làm mát cơ thể: Khi mẹ bầu uống đủ nước, tình trạng đầy hơi, khó tiêu trong dạ dày do dư thừa axit cũng sẽ được hạn chế. Đặc biệt là những loại nước nhiều khoáng chất sẽ giúp làm loãng và trung hòa bớt axit dư.
- Hạn chế táo bón: Đối với chất thải rắn cũng vậy, nước có chứa khoáng chất magie sẽ giúp làm mềm chất thải, tăng nhu động ruột giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Hầu hết phụ nữ mang thai rất dễ bị táo bón do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, uống đủ nước sẽ hạn chế được tình trạng táo bón, trĩ khi mang thai.
- Giảm căng thẳng, đau đầu: Nhiều mẹ bầu khi mang thai vẫn gặp phải các tình trạng đau đầu, căng thẳng và uống đủ nước sẽ là cách đơn giản nhất để giảm những khó chịu này.
- Giảm phù nề, chuột rút: Phù nề, chuột rút vẫn thường xuyên xuất hiện ở bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng nhiều khi chỉ cần bà bầu uống đủ nước sẽ cải thiện được tình trạng này.
Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị mất nước
Mẹ bầu sẽ xảy ra tình trạng mất nước khi cơ thể mất nhiều chất lỏng hơn lượng nước nạp vào. Dưới đây là những dấu hiệu báo hiệu cơ thể không đủ nước để hoạt động mà mẹ bầu nên chú ý:
- Khát và đói: Nếu mẹ bầu bị mất nước sẽ cảm thấy khát nước, đói hoặc cả hai tình trạng cùng lúc.
- Thay đổi trong nước tiểu: Khi cơ thể mẹ bầu đủ nước, nước tiểu có màu vàng nhạt. còn nước tiểu sẫm màu báo hiệu tình trạng mất nước.
- Mệt mỏi, chóng mặt và đau đầu: Mang thai là một qua trình gian nan, vất vả, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Mất nước có thể gây mệt mỏi và nhức đầu, vì vậy hãy uống nhiều nước để bảo tồn năng lượng.
- "Sương mù não": Là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, tinh thần mệt mỏi, kém tập trung, mất trí nhớ, mất ngủ nhưng nếu thiếu nước tình trạng này càng nặng nề hơn. Bộ não được cung cấp năng lượng, một phần là nhờ nước. Mất nước chỉ 2% cũng sẽ làm suy yếu khả năng thực hiện các nhiệm vụ nhận thức.
- Da khô: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần được bổ sung nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu của thai nhi đang phát triển. Nếu mẹ bầu không uống nước đủ, nguy cơ khô da có thể xảy ra gây ngứa ngáy ở cổ, tay, vùng da xung quanh bụng là những nơi dễ bị ảnh hưởng nhất.
Mẹ bầu cần uống bao nhiêu nước và làm gì để giữ nước trong cơ thể?
Nếu người bình thường cần uống từ 1,5 - 2l nước mỗi ngày, thì khi mang thai, do cơ thể mẹ bầu cần thêm chất lỏng để sản xuất thêm máu và nước ối nên sẽ cần từ 2,5 - 3ml nước mỗi ngày, tùy từng giai đoạn của thai kỳ.
Ngoài ra, mẹ bầu cần biết một số lưu ý sau để không bị mất nước trong suốt quá trình mang thai:
- Uống nước thường xuyên, đừng đợi cho đến khi cảm thấy khát mới uống, uống từng ngụm nhỏ. Uống nước ngay khi thức dậy có thể là một cách tốt để tạo thói quen uống nước và nên uống vài ngụm nước trước khi đi ngủ.
- Tìm loại nước có nhiệt độ phù hợp khi uống. Nên dùng nước ấm hoặc có thể uống nước mát chứ không nên uống nước lạnh.
- Ăn thực phẩm dưỡng ẩm như trái cây và rau quả (có trung bình 90% là nước). Nên ăn hỗn hợp các loại thực phẩm lành mạnh như rau bina, cải xoăn, táo và cam… để đảm bảo rằng có đủ nước trong chế độ ăn uống.
- Khi không thích vị của nước lọc nguyên chất có thể thêm hương vị cho nước một vài lát chanh, dưa chuột, lá bạc hà hoặc một số loại quả mọng vào nước lọc sẽ làm tăng hương vị khiến mẹ bầu dễ uống nước hơn.
Như vậy, không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc uống nước đầy đủ đối với mẹ bầu. Hãy luôn nhớ uống đủ nước để cả hai mẹ con cùng khỏe mạnh nhé!
Mĩ phẩm giờ đây đã trở thành "vật bất li thân" của nhiều người. Chính vì thế, bạn cần phải học cách bảo vệ mắt và thị lực khỏi những nguy cơ tiềm ẩn...
Kính áp tròng ngày nay không chỉ hỗ trợ hiệu quả cho người bị tật khúc xạ mà còn dần trở thành một phụ kiện làm đẹp không thể thiếu. Cần lưu ý một số...
Hen phế quản, đặc biệt là cơn hen phế quản ác tính là bệnh có diễn biến nhanh, có thể gây tử vong nếu không theo dõi và xử trí kịp thời. Bài viết dưới...
Bệnh thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của...
Khi mắc ung thư tuyến giáp, nên ăn uống thế nào để nâng cao thể trạng, đáp ứng điều trị và nhanh hồi phục hơn? Đó lầ vấn đề mà bệnh nhân ung thư tuyến...
Thời tiết nắng nóng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân mà còn là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh...
Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh. Các bác sĩ đã khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ đến năm 2 tuổi để đảm bảo trẻ phát triển một...
Rối loạn tiêu hóa khiến đau bụng, tiêu chảy là chứng bệnh thường gặp ở bà bầu, nguyên nhân chính thường là do nhiễm vi khuẩn, virus, nhiễm ký sinh...
Răng ố vàng, ảnh hưởng thẩm mỹ khiến nhiều người mất tự tin. Vậy khi nào có thể tẩy răng ố vàng?
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn...