1

Tại sao trở nên vụng về khi mang thai?

Nhiều thai phụ cảm thấy mình trở nên lóng ngóng, đặc biệt là trong vài tháng cuối trước khi sinh.
Tại sao trở nên vụng về khi mang thai? Tại sao trở nên vụng về khi mang thai?

Cảm thấy mình trở nên vụng về trong thai kỳ có phải là bình thường không?

Hoàn toàn bình thường. Nhiều thai phụ cảm thấy mình trở nên lóng ngóng, đặc biệt là trong vài tháng cuối trước khi sinh. Các nghiên cứu cho thấy có hơn ¼ thai phụ báo cáo rơi vào tình trạng này ít nhất một lần trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân gây vụng về là gì?

Sự vụng về có thể là do:

  • Cân nặng: bạn đang mang nhiều cân và điều này có thể ảnh hưởng đến sự phối hợp chung của bạn.
  • Trung tâm trọng lực mới. Trọng tâm của trọng lực thay đổi khi tử cung phát triển, ảnh hưởng đến cảm giác cân bằng của bạn.
  • Hormone. Thay đổi nội tiết làm nới dây chằng trong xương chậu, đầu gối và các khớp khác, ảnh hưởng đến tư thế và phạm vi chuyển động của bạn.
  • Sưng phù. Nếu bạn bị sưng ở bàn chân và chân, nó có thể ảnh hưởng đến cách bạn đi bộ.
  • Cơ bụng yếu. Vào cuối thời kỳ mang thai, có thể phát triển tình trạng tách cơ. Trong tình trạng này, bụng mở rộng sẽ khiến cho cơ bụng của bạn "tách rời" 6 múi dọc xuống ở giữa, là suy yếu vùng bụng và có thể ảnh hưởng đến chuyển động.

Bạn cũng có thể cảm thấy lúng túng, vụng về hơn theo những cách khác. Những thay đổi hormone ảnh hưởng đến các khớp lớn như khớp đầu gối, cũng có thể ảnh hưởng đến khớp nhỏ hơn, như khớp ngón tay. Và tình trạng tích nước trong thời kỳ mang thai có thể gây áp lực lên dây thần kinh đến bàn tay, dẫn đến đau ngón tay, ngứa ran và tê, điều ấy đồng nghĩa với việc bạn không thể khéo léo như bình thường.

Tôi có thể làm gì để tránh bị tổn thương nếu mang thai và trở nên vụng về?

Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng không nên mạo hiểm trong các trường hợp có cần kiểm soát cơ và có sự phối hợp, đồng thời cố gắng:

  • Chậm lại: Dành thời gian đến các cuộc hẹn, gặp gỡ.
  • Không làm những nhiệm vụ nguy hiểm. Tránh xa những tình huống có nguy cơ cao bị ngã – như leo thang hoặc đứng trên ghế để thay bóng đèn
  • Chọn giày chắc: cất giày cao gót đi ngay bây giờ, thay vào đó đi những đôi giày đế ổn định, thoải mái (tốt nhất là giày đế cao su)
  • Đi bộ cẩn thận: cẩn thận hơn khi đi bộ trên các bề mặt ướt, hoặc không bằng phẳng và khi đi lên hoặc xuống các bậc thang dốc. Bám vào lan can bất cứ khi nào có thể. Nếu không thể tránh khỏi địa hình phức tạp, bạn xạng chân rộng hơn để đi, như vậy sẽ vững hơn một chút.
  • Đeo đai an toàn, đai an toàn cho các thai phụ được thiết kế để hỗ trợ bụng, lưng, ổn định vùng hông và cải thiện tư thế của bạn.
  • Tránh nâng nặng. Không mang theo vật nặng, đặc biệt nếu bạn không quen với việc nâng. (Và không mang theo bất cứ thứ gì cồng kềnh. Thật khó để nhìn thấy cái gì ở dưới chân qua cái bụng to của bạn!)

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai thường dựa vào các dấu hiệu thị giác để duy trì sự cân bằng nhiều hơn bình thường, vì vậy hãy quan tâm đến môi trường xung quanh và sử dụng ánh sáng đầy đủ.

Khi nào cần gọi cho bác sĩ nói về tình trạng vụng về của mình?

Nếu bạn bị lơ mơ, đau đầu, thị lực mờ, sưng phù đột ngột, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Và bất kể nguyên nhân là gì, nếu bạn đột ngột bị ngã hoặc thục vào bụng, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Có thể bạn sẽ cần được kiểm tra để đánh giá tình trạng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: vung ve mang thai
Tin liên quan
Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40
Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40

Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40

Câu chuyện mang thai tuổi 20
Câu chuyện mang thai tuổi 20

Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2022 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3230 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1254 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  844 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  891 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây