Vòng Tránh Thai Ảnh Hưởng Đến Kinh Nguyệt Như Thế Nào?
Nội dung chính của bài viết:
- Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ có hình chữ T và được đưa vào tử cung để tránh mang thai ngoài ý muốn. Dụng cụ này còn được sử dụng để làm giảm mức độ và thời gian ra máu cho những trường hợp bị rong kinh.
- Vòng tránh thai nội tiết có thể làm cho kinh nguyệt ra ít và nhanh hết hơn, thậm chí không có kinh. Trong đó vòng tránh thai mạ đồng lại thường làm cho kinh nguyệt ra nhiều hơn và gây đau bụng dữ dội hơn.
- Sau khi đặt vòng tránh thai, cần đến gặp lại bác sĩ ngay khi gặp những hiện tượng như: kinh nguyệt ra nhiều bất thường; sốt; ớn lạnh; đau bụng, đâu đầu dữ dội; đau khi quan hệ; dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu; có vết loét trong âm đạo; da hoặc lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng.
- Sau khi đặt vòng tránh thai, nếu không xảy ra sự cố thì vẫn nên đi tái khám định kỳ hàng năm để bác sĩ xác nhận vị trí vòng tránh thai.
Tuy nhiên, trải nghiệm của mỗi phụ nữ khi dùng vòng tránh thai là khác nhau vì phản ứng của cơ thể với vòng tránh thai còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về biện pháp kiểm soát sinh sản này.
1. Vòng tránh thai giúp chấm dứt kinh nguyệt?
Vòng tránh thai có thể giúp phụ nữ không còn phải trải qua kỳ kinh nguyệt hàng tháng? Không phải lúc nào vòng tránh thai cũng giúp chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ và thời gian ra máu vào kỳ kinh mỗi tháng trước khi đặt vòng tránh thai.
Một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2016 trên 1.800 phụ nữ sử dụng vòng tránh thai Mirena. Sau một năm, những người mà ban đầu chỉ bị ra máu kinh ít hoặc nhanh hết đã ngừng kinh nguyệt hoàn toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dừng kinh nguyệt hoàn toàn sau khi đặt vòng tránh thai ở những người có kinh nguyệt ra ít và ngắn là 21% trong khi tỷ lệ này ở những người có kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài chỉ là 5%.
2. Còn tùy thuộc vào loại vòng tránh thai
Có bốn loại vòng tránh thai nội tiết là Mirena, Kyleena, Liletta và Skyla trong khi chỉ có một loại vòng tránh thai mạ đồng là ParaGard. Mỗi loại lại có ảnh hưởng khác nhau đến kinh nguyệt.
Vòng tránh thai nội tiết có thể làm cho kinh nguyệt ra ít và nhanh hết hơn. Một số người thậm chí còn không bị hành kinh trong thời gian sử dụng.
Mặt khác, vòng tránh thai mạ đồng lại thường làm cho kinh nguyệt ra nhiều hơn và gây đau bụng dữ dội hơn. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài vĩnh viễn mà chỉ xảy ra trong thời gian đầu. Kinh nguyệt thường sẽ trở lại bình thường sau khoảng 6 tháng.
3. Vòng tránh thai nội tiết
Các biện pháp tránh thai nội tiết như vòng tránh thai có thể làm mất kinh nguyệt. Trong thời gian đầu, kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn bình thường nhưng sau đó sẽ ít đi.
Trong 6 tháng đầu
Trong 3 đến 6 tháng đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết, kinh nguyệt hàng tháng sẽ có sự thay đổi, ví dụ như không diễn ra đều đặn như trước, ra máu giữa chu kỳ hoặc kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường.
Số ngày hành kinh cũng có thể tạm thời tăng lên. Khoảng 20% những người dùng vòng tránh thai nội tiết có kinh nguyệt kéo dài từ 8 ngày trở lên trong vài tháng đầu sau khi đặt.
Từ 6 tháng trở đi
Sau 6 tháng đầu, kinh nguyệt sẽ ra ít hơn và số chu kỳ kinh nguyệt một năm cũng sẽ giảm, có nghĩa là không còn có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng nữa. Nhiều người nhận thấy rằng kinh nguyệt trở nên khó đoán hơn so với trước đây.
Cứ 5 trường hợp dùng vòng tránh thai nội tiết thì lại có 1 trường hợp mà kinh nguyệt không còn diễn ra hàng tháng sau 1 năm sử dụng.
4. Vòng tránh thai mạ đồng
Vòng tránh thai mạ đồng không chứa nội tiết tố nên sẽ không gây ra những thay đổi về thời gian diễn ra kỳ kinh hàng tháng nhưng có thể sẽ khiến người dùng ra máu kinh nhiều hơn trước, ít nhất là trong thời gian đầu sử dụng.
Trong 6 tháng đầu
Trong vòng từ 2 đến 3 tháng đầu tiên đặt vòng tránh thai mạ đồng, kinh nguyệt sẽ ra nhiều hơn và cũng kéo dài hơn so với trước. Bên cạnh đó, nhiều người còn bị đau bụng kinh dữ dội hơn.
Sau 6 tháng đầu
Mức độ ra máu vào kỳ kinh thường giảm sau khoảng 3 tháng và trở lại như bình thường. Nếu kinh nguyệt vẫn ra nhiều sau 6 tháng thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
5. Đặt vòng tránh thai khi đang có kinh nguyệt
Thông thường, đa số phụ nữ đều tránh đi khám phụ khoa trong ngày đèn đỏ nhưng đặt vòng tránh thai thì khác. Các bác sĩ đều khuyên nên tiến hành đặt vòng tránh thai trong thời gian có kinh nguyệt.
Tại sao lại như vậy? Là bởi điều này sẽ giúp tạo sự thoải mái. Mặc dù vòng tránh thai có thể được đặt vào bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng cổ tử cung sẽ mềm hơn và mở rộng hơn trong thời gian hành kinh. Điều này giúp cho việc đặt vòng tránh thai sẽ dễ dàng hơn cho bác sĩ và thoải mái hơn cho bạn.
Ngoài ra, việc đặt vòng tránh thai trong thời gian có kinh nguyệt còn giúp đảm bảo là bạn đang không mang thai vì một khi đã mang thai thì không thể đặt vòng tránh thai nữa.
Việc đặt vòng tránh thai khi mang thai sẽ gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi, ví dụ như:
6. Vòng tránh thai nội tiết cho hiệu quả ngay lập tức nếu đặt trong kỳ kinh
Việc đặt vòng tránh thai nội tiết trong thời gian hành kinh sẽ giúp tạo sự bảo vệ ngay lập tức. Vòng tránh thai nội tiết sẽ phát huy công dụng tức thì sau khi được đưa vào trong kỳ kinh nguyệt.
Nếu đặt vòng tránh thai nội tiết vào những khoảng thời gian khác trong chu kỳ kinh thì sẽ phải mất khoảng 7 ngày thì vòng mới bắt đầu phát huy tác dụng. Trong thời gian này, bạn sẽ cần sử dụng các biện pháp tránh thai bổ sung, ví dụ như bao cao su khi quan hệ tình dục.
7. Vòng tránh thai mạ đồng cho hiệu quả bất cứ lúc nào
Vì đồng có thể trực tiếp ngăn cản sự thụ thai nên loại vòng tránh thai này sẽ bắt đầu phát huy tác dụng ngay sau khi được đưa vào cơ thể, cho dù là ở thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt.
Thậm chí có thể đặt vòng tránh thai mạ đồng trong thời gian lên đến 5 ngày sau khi quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn. Do đó, đây còn có thể được coi là một biện pháp tránh thai khẩn cấp bên cạnh thuốc tránh thai đường uống.
8. Những dấu hiệu cần đi khám
Sau khi đặt vòng tránh thai, cần đến gặp lại bác sĩ ngay khi gặp những hiện tượng như:
- Kinh nguyệt ra nhiều bất thường sau 6 tháng đầu
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau bụng dữ dội
- Đau khi quan hệ
- Dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu
- Có vết loét trong âm đạo
- Đau đầu dữ dội
- Da hoặc lòng trắng mắt chuyển màu vàng (bệnh vàng da)
9. Cần làm gì nếu kinh nguyệt vẫn không đều sau 1 năm?
Kinh nguyệt thường sẽ trở nên đều đặn trở lại bình thường sau một năm kể từ khi đặt vòng tránh thai. Chỉ có một số rất ít người dùng bị ngừng kinh nguyệt hoàn toàn khi dùng vòng tránh thai nội tiết.
Nếu như không có kinh trong 6 tuần trở lên thì hãy đến gặp bác sĩ để xét nghiệm thử thai.
Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính thì thường sẽ không cần phải đi khám lại trừ khi bắt đầu có dấu hiệu mang thai hoặc các triệu chứng bất thường khác.
10. Cần làm gì sau khi đặt vòng tránh thai?
Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn không phải làm gì thêm cả. Chỉ cần kiểm tra sợi dây mỗi tháng một lần để đảm bảo vòng tránh thai vẫn ở đúng vị trí. Khi đặt vòng, bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách kiểm tra.
Nếu không thấy sợi dây thì cần thông báo cho bác sĩ. Mặc dù có thể là sợi dây chỉ bị cuộn lên trên những cũng có khả năng là vòng tránh thai đã thay đổi vị trí. Bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh lại nếu cần thiết.
Nếu không xảy ra sự cố thì vẫn nên đi tái khám định kỳ hàng năm để bác sĩ xác nhận vị trí vòng tránh thai.
Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt rất giống với những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Việc nhận biết nguyên nhân đằng sau những triệu chứng là điều rất quan trọng.
Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt không chỉ giúp bạn biết được ngày ấy của mình bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu hay mức độ ra máu như thế nào mà còn giúp kiểm soát được khả năng mang thai.
Các dấu hiệu sớm của thai kỳ và hiện tượng kinh nguyệt rất dễ gây nhầm lẫn.
Chảy máu âm đạo sau khi phá thai là hiện tượng bình thường và có thể giống như là hành kinh hàng tháng nhưng hai hiện tượng này là khác nhau.
Trong nhiều trường hợp, phụ nữ bị sảy thai từ trước khi biết mình có thai. Trong những trường hợp này thì các dấu hiệu sảy thai có thể bị nhầm lẫn với kỳ kinh nguyệt bình thường.