1

Viêm tổ chức hốc mắt - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm tổ chức hốc mắt là viêm của phần mô mềm trong hốc mắt. Viêm tổ chức hốc mắt gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em dưới 5 tuổi thì hay phối hợp với viêm đường hô hấp trên. Ở trẻ em trên 5 tuổi hay phối hợp với viêm xoang. Ở người lớn hay gặp ở những người đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hay do dị vật nằm trong hốc mắt.

2. NGUYÊN NHÂN

- Do vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng.

- Các yếu tố thuận lợi như :

  •  Ở trẻ em hay gặp do viêm đường hô hấp trên, viêm xoang.
  •  Ở người lớn hay gặp ở những người đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

- Có thể gặp do những nguyên nhân lan truyền trực tiếp từ những cấu trúc như nhãn cầu, mi và phần phụ cận của nhãn cầu cũng như các xoang lân cận.

- Do chấn thương xuyên làm tổn thương vách hốc mắt, đặc biệt những chấn thương có dị vật hốc mắt.

- Những phẫu thuật như phẫu thuật giảm áp hốc mắt, phẫu thuật mi, phẫu thuật lác, nội nhãn... viêm tổ chức hốc mắt cũng có thể gặp sau viêm nội nhãn sau phẫu thuật.

3. CHẨN ĐOÁN

a. Lâm sàng

- Cơ năng

  •  Xuất hiện đau đột ngột, đau ở vùng hốc mắt
  •  Đau khi vận động nhãn cầu, liếc mắt...
  •  Đau đầu

- Thực thể

  •  Mi phù
  •  Xung huyết kết mạc
  •  Phù kết mạc
  •  Lồi mắt: lồi mắt có thể lồi thẳng trục hoặc không thẳng trục
  •  Song thị
  •  Sụp mi
  •  Hạn chế vận nhãn hoặc liệt vận nhãn
  •  Giảm thị lực nhiều mức độ khác nhau
  •  Nếu viêm gần đỉnh hốc mắt có thể có giảm thị lực trầm trọng
  •  Có thể có viêm hắc mạc hoặc viêm thị thần kinh
  •  Có thể tăng nhãn áp do chèn ép

- Triệu chứng toàn thân

  •  Mệt mỏi, sốt
  •  Những triệu chứng hô hấp hay xoang

b. Cận lâm sàng

- Chụp XQ hoặc chụp CT: hình ảnh viêm tổ chức hốc mắt, hình ảnh viêm xoang.

  •  Có thể thấy hình ảnh viêm xoang với những xương và màng xương đẩy về phía hốc mắt.
  •  Hình ảnh ổ áp-xe cạnh màng xương: điển hình trên CT là hình ảnh tổn thương cạnh xoang mờ, có bờ xung quanh mềm mại và có thể có khí bên trong.
  •  Trong trường hợp chấn thương có thể xác định được dị vật hốc mắt.

- Siêu âm: có giá trị trong một số trường hợp chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt như có viền dịch quanh nhãn cầu.

- Công thức máu: bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao, CRP tăng trong nhiễm khuẩn.

- Lấy bệnh phẩm ở hốc mắt hoặc mủ ở ổ áp-xe làm xét nghiệm soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn để chẩn đoán nguyên nhân và để điều trị.

- Lấy bệnh phẩm ở xoang hay vùng mũi họng.

- Cấy máu nếu nghi ngờ hoặc có nhiễm trùng huyết

c. Chẩn đoán xác định

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng

  •  Đau đầu, đau quanh mắt, đau khi liếc mắt
  •  Lồi mắt
  •  Phù mi và kết mạc
  •  Hạn chế vận nhãn
  •  Viêm hắc mạc hoặc viêm thị thần kinh, phù gai
  •  Tăng nhãn áp do chèn ép

- Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng

  •  CT thấy hình ảnh viêm xoang, hình ảnh ổ áp xe hay dị vật
  •  Siêu âm có hình ảnh viền dịch quanh nhãn cầu
  •  Công thức máu: bạch cầu đa nhân trung tính cao.

d. Chẩn đoán phân biệt

  •  Những trường hợp lồi mắt khác như lồi mắt do bệnh Basedow, lồi mắt viêm giả u, viêm tuyến lệ: lồi mắt những không đau khi vận nhãn. Chụp CT có thể giúp chẩn đoán phân biệt.
  •  Do khối u hốc mắt, ung thư nguyên bào võng mạc xuất ngoại, ung thư cơ vân. Chụp CT thấy hình ảnh khối u hốc mắt.
  •  Siêu âm có thể thấy hình ảnh khối u nội nhãn có ổ canxi
  •  Bệnh sarcoidose: bệnh toàn thân có biểu hiện ở hốc mắt. Chụp XQ phổi và xét nghiệm miễn dịch giúp chẩn đoán phân biệt.
  •  Bị côn trùng đốt: chỉ ảnh hưởng đến tổ chức ở trước vách hốc mắt.

4. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc chung:

  •  Phải điều trị cấp cứu viêm tổ chức hốc mắt cấp tính để phòng biến chứng viêm màng não, tắc xoang hang và nhiễm khuẩn huyết.
  •  Người bệnh phải được điều trị nội trú.
  •  Điều trị theo kháng sinh đồ.
  •  Tìm các ổ viêm phối hợp như viêm xoang, viêm đường hô hấp trên để điều trị.
  •  Điều trị ngoại khoa khi cần thiết.

b. Điều trị cụ thể

  •  Kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao, phổ rộng trong giai đoạn sớm và kháng sinh đặc hiệu sau khi đã nuôi cấy phân lập được vi khuẩn.
  •  Trong thời gian chờ đợi nuôi cấy vi khuẩn có thể dùng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3: 15mg/kg cân nặng uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  •  Chống viêm: Steroid đường uống và đường tĩnh mạch (Methyl prednisolon 1mg/kg cân nặng).
  •  Nâng cao thể trạng: vitamin nhóm B, C.
  •  Điều trị phối hợp những trường hợp viêm xoang, viêm đường hô hấp, đái tháo đường.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  •  Viêm tổ chức hốc mắt là bệnh nặng, diễn biến phức tạp và có thể gây biến chứng nặng. Tuy nhiên nếu điều trị tốt bệnh cũng có thể khỏi không để lại di chứng gì.
  •  Những biến chứng có thể xảy ra là:
  •  Nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong hoặc tắc xoang hang.
  •  Áp xe hốc mắt.
  •  Viêm màng não.
  •  Viêm thị thần kinh giảm thị lực.

6. PHÒNG BỆNH

  •  Điều trị những viêm nhiễm của mi, viêm phần trước vách phòng lan vào tổ chức hốc mắt.
  •  Phòng những bệnh như hô hấp, viêm xoang ở trẻ em. Khi trẻ mắc bệnh cần được điều trị và theo dõi cẩn thận để những biến chứng không xảy ra.
  •  Theo dõi và điều trị tốt những người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, viêm xoang, viêm răng...
  •  Khi có viêm tổ chức hốc mắt phòng các biến chứng xảy ra
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm bì cơ - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm da dạng herpes của DUHRING-BROCQ - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm da cơ địa - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm da tiếp xúc dị ứng - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm nang lông - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Viêm lợi và viêm nha chu
Viêm lợi và viêm nha chu

Viêm nha chu, hay được gọi chung là bệnh về lợi hay bệnh về nha chu, thường xảy ra khi vi khuẩn sinh sôi trong miệng và nếu như không được điều trị thì có thể dẫn đến mất răng do các mô bao quanh răng bị phá hủy.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Viêm gan B khi mang thai
Viêm gan B khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thường xuyên được kiểm tra viêm gan B không?  Viêm gan B lây truyền qua đường nào? Các triệu chứng của viêm gan B là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu xét nghiệm dương tính với viêm gan B? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1092 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1277 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1036 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  968 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Viêm da cơ địa có lây không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  789 lượt xem

Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây