Viêm tấy lan tỏa vùng hàm mặt - Bộ y tế 2015
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng viêm mô tế bào hoại tử lan rộng không giới hạn, với các biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, diễn biến nhanh, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
II. NGUYÊN NHÂN
- Do răng
- Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
- Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
- Do biến chứng răng khôn.
- Do nguyên nhân khác
- Do tai biến điều trị.
- Do chấn thương.
- Nhiễm trùng các vùng lân cận.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
1.1. Lâm sàng
a. Toàn thân
- Trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Sốt cao hoặc nhiệt độ không tăng do tình trạng mạch nhiệt phân ly, mạch nhanh nhỏ, khó bắt.
- Người bệnh thường ở tình trạng lả, suy kiệt, vật vã.
b. Tại chỗ
Bệnh bắt đầu ở một vùng nhất định, sau đó lan nhanh sang tất cả các vùng khác của nửa mặt cùng bên, sàn miệng hoặc bên đối diện.
- Ngoài mặt
- Mặt biến dạng, sưng to lan rộng ra các vùng má, vùng cơ cắn, vùng mang tai, vùng dưới hàm, vùng thái dương, có thể lan tới vùng cổ và ngực.
- Mi mắt sưng nề che kín nhãn cầu.
- Mất các rãnh tự nhiên ở mặt.
- Da căng bóng nề, không kẹp được bằng tay, màu trắng nhợt hoặc hơi tím.
- Ấn thấy có mật độ cứng, không có dấu hiệu chuyển sóng, có thể thấy lạo xạo hơi.
- Trong miệng
- Khít hàm.
- Sưng nề vùng sàn miệng, má, thành bên họng.
- Niêm mạc má, tiền đình nề, mang dấu răng, có cặn tơ huyết bẩn.
- Nước bọt quánh, miệng có mùi hôi thối.
- Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.
1.2. Cận lâm sàng
- X quang: X quang thường quy: có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.
- Phim MRI, CT scanner: xác định chính xác vị trí, kích thước tổ chức bị viêm hoại tử.
- Xét nghiệm sinh hóa: Có albumin niệu, trụ niệu, bạch cầu cao.
2. Chẩn đoán phân biệt
Viêm tấy tỏa lan vùng hàm mặt có các biểu hiện lâm sàng rõ và tiến triển nhanh, không cần chẩn đoán phân biệt.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
- Chống nhiễm trùng, nhiễm độc và nâng cao thể trạng.
- Rạch rộng và dẫn lưu mủ.
- Xử trí răng nguyên nhân.
2. Điều trị cụ thể
a. Điều trị toàn thân
Đồng thời với việc phẫu thuật, phải điều trị chống sốc nhiễm trùng, nhiễm độc và nâng cao thể trạng.
b. Phẫu thuật
- Vô cảm
- Rạch rộng, mở thông và dẫn lưu các ổ mủ.
- Bơm rửa.
- Đặt dẫn lưu tới tất cả các ổ mủ
- Xử trí răng nguyên nhân.
c. Chăm sóc sau phẫu thuật
- Bơm rửa qua dẫn lưu nhiều lần trong ngày.
- Thay những dẫn lưu bị tắc.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
Tiên lương nặng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nhanh, có thể tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, ngạt thở.
2. Biến chứng
- Áp xe trung thất.
- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
- Nhiễm trùng huyết.
VI. PHÒNG BỆNH
Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các răng bệnh lý.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015
Việc điều trị kịp thời nhiễm trùng lây qua đường tình dục có thể ngăn ngừa bệnh viêm vùng chậu.
Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.
Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.
Viêm nha chu, hay được gọi chung là bệnh về lợi hay bệnh về nha chu, thường xảy ra khi vi khuẩn sinh sôi trong miệng và nếu như không được điều trị thì có thể dẫn đến mất răng do các mô bao quanh răng bị phá hủy.
Dấu hiệu vùng kín khỏe mạnh được nhận biết như thế nào? Phụ nữ có thể tự kiểm tra vùng kín tại nhà để hiểu hơn về cơ thể của mình và phát hiện những thay đổi bất thường.
- 1 trả lời
- 1232 lượt xem
Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.
- 1 trả lời
- 1446 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1184 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- 1 trả lời
- 1119 lượt xem
Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm
- 1 trả lời
- 934 lượt xem
Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?