1

Viêm mũi họng cấp tính - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm mũi họng cấp tính là viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi và họng, thường kết hợp với viêm amiddan, VA,... thuộc vòng bạch huyết Waldeyer khi bệnh nhân còn các tổ chức lympho này. Đây là một bệnh lý cấp tính hay gặp trong chuyên khoa tai mũi họng, có thể xuất hiện đơn thuần hoặc là biểu hiện viêm long đường hô hấp trên trong giai đoạn đầu của nhiều bệnh nhiễm trùng lây.

2. NGUYÊN NHÂN

Viêm mũi họng cấp tính thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là một viêm nhiễm virus, dưới tác dụng của độc tố sức đề kháng giảm sút, là điều kiện cho bội nhiễm vi trùng, thường là vi trùng nằm vùng có sẵn trong mũi họng như liên cầu, phế cầu đặc biệt là liên cầu bê-ta tan huyết nhóm A, có thể lây lan trong cộng đồng từ nước bọt, nước mũi do khi nói, khi ho hay hắt hơi...

2.1. Viêm mũi họng đỏ cấp đơn thuần hay kết hợp có bựa trắng

Có thể do vi khuẩn hoặc virus.

2.1.1. Do vi khuẩn

Chiếm 20-40% tổng số viêm mũi họng gồm:

  •  Liên cầu bê- ta tan huyết nhóm A,B,C,G
  •  Haemophilus influenzae
  •  Tụ cầu vàng
  •  Moraxella catarrhalis
  •  Các vi khuẩn kị khí

2.1.2. Do virus

Chiếm 60-80% gồm:

  •  Adénovirus
  •  Virus cúm
  •  Virus para - influenzae
  •  Virus Coxsakie nhóm A hoặc B trong đó nhóm A gây viêm họng có bóng nước Herpanginne.
  •  Virus Herpes gây viêm họng có bóng nước nhưng gây viêm miệng nhiều hơn ở họng.
  •  Virus Zona gây viêm họng có bóng nước Zona.
  •  Epstein Barr Virus (E.B.V) gây bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn và gây viêm mũi họng cấp tính.

2.2. Viêm mũi họng loét

  •  Chỉ xẩy ra ở khoảng 5%.
  •  Thường bị một bên như viêm họng cấp Vincent, săng giang mai, bị cả hai bên như viêm họng do các bệnh về máu như bệnh bạch cầu cấp, bệnh mất bạch cầu hạt, viêm họng có giả mạc như viêm họng bạch hầu...

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

3.1.1. Lâm sàng

Bệnh thường xẩy ra đột ngột với các triệu chứng toàn thân, cơ năng và thực thể như sau:

  •  Triệu chứng toàn thân: có thể chỉ sốt vừa 380C -390C nhưng cũng có khi sốt cao 400C ở trẻ em, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, chán ăn, không làm việc được...
  •  Triệu chứng cơ năng: nuốt đau, đau nhói lan lên tai, ho kích thích, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm, thường có ngạt mũi, chảy mũi nước, lúc đầu trong nhầy, sau đục. Tiếng nói mất trong hay khàn nhẹ...
  •  Triệu chứng thực thể: niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết, trẻ em, hay bệnh nhân trẻ tuổi hai amiđan sưng to, sung huyết, hay có những chấm mủ trắng, bựa trắng phủ trên bề mặt amiđan. Niêm mạc mũi sung huyết, xuất tiết nhầy, có thể có sưng hạch góc hàm, ấn đau nhẹ...

3.1.2. Cận lâm sàng

Thông thường viêm mũi họng cấp không cần xét nghiệm cận lâm sàng vì chỉ cần dựa vào triệu chứng toàn thân, cơ năng và đặc biệt khám thực thể vùng mũi họng là đủ, nhưng nếu viêm mũi họng có xu hướng nặng kéo dài dễ gây biến chứng thì phải xét nghiệm vi trùng làm kháng sinh đồ thì điều trị có hiệu quả hơn. Đặc biệt nếu nghi các bệnh lây nhiễm nguy hiểm thì bắt buộc phải xét nghiệm để phòng dịch như bạch hầu, lao, giang mai,... các xét nghiệm cơ bản khác cũng có thể làm để tham khảo như công thức bạch cầu, nếu số lượng giảm và nhiều lympho thì có thể nhiễm virus, số lượng tăng chủ yếu đa nhân trung tính trong nhiễm vi trùng hay giai đoạn bội nhiễm của nhiễm virus. Làm phản ứng ASLO tìm kháng thể trong nhiễm liên cầu bê-ta.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Cần xác định nguyên nhân chính gây nên viêm mũi họng ở một số trường hợp như dị vật mũi gây viêm mũi cấp thường chỉ điều trị một bên, viêm mũi họng trong giai đoạn đầu một số bệnh nhiễm trùng lây như sởi, thủy đậu, cảm cúm... Lúc này điều trị bệnh chính gây ra là quan trọng chứ không chỉ triệu chứng về mũi họng..

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

Nhiều tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng tất cả mọi viêm mũi họng đỏ cấp, có chấm mủ trắng hay bựa trắng trên bề mặt amiddan đều phải điều trị như viêm mũi họng đỏ cấp do liên cầu khi chưa có xét nghiệm phân loại vi khuẩn hay virus. Đó là điều trị kháng sinh, hạ sốt, kháng viêm, giảm đau, sát trùng họng và nhỏ mũi sát khuẩn, co mạch, chống dị ứng...

4.2. Sơ đồ / Phác đồ điều trị

Dù chưa có xét nghiệm vi trùng, virus, kháng sinh đồ, kháng virus đồ thì chúng ta cũng phải điều trị kháng sinh ngay cho kịp thời, khi có kết quả xét nghiệm (thường sau 3,4 ngày) ta lại điều chỉnh phù hợp kháng sinh đồ

  •  Kháng sinh.
  •  Hạ sốt giảm đau.
  •  Giảm viêm.
  •  Điều trị kháng sinh theo đúng kháng sinh đồ.
  •  Chế độ ăn uống và sinh tố nâng cao thể trạng.

4.3. Điều trị cụ thể

4.3.1. Kháng sinh

  •  Peniciline V uống 50-100 UI/kg cho trẻ, 3 triệu UI cho người lớn, chia 3 lần trong ngày kéo dài trong 10 ngày.
  •  Peniciline chậm loại Benzathin-Peniciline G liều 600.000UI cho trẻ < 30kg 1,2 triệu UI cho trẻ > 30kg và 2,4 triệu UI cho người lớn.
  •  Cephalosporine thế hệ 1, hoặc Peniciline A (Amoxicilline) trong 10 ngày.
  •  Trường hợp bệnh nhân dị ứng với Peniciline thì có thể thay thế nhóm Macrolide như Rulide, Zithromax, Dynabac, hay Josacine trong 5-7 ngày.
  •  Tốt nhất là điều trị theo kháng sinh đồ nếu có kết quả xét nghiệm sớm, phải thay đổi thuốc kịp thời.

4.3.2. Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm

 Paracetamol, Anphachymotrypsine, Aspirine... cho liều phù hợp với trẻ em và người lớn, uống sau ăn, lưu ý hỏi tiền sử viêm dạ dày tá tràng để chống chỉ định vì hầu như tất cả các thuốc giảm đau hạ sốt đều có nguy cơ chảy máu dạ dày và hệ thống đường tiêu hóa.

4.3.3. Chế độ dinh dưỡng, sinh tố

 Chế độ dinh dưỡng tốt, nhiều chất, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, đặc biệt cung cấp các loại trái cây, nhiều vitamine C, B1.

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

5.1. Diễn biến, tiên lượng

  •  Nếu viêm mũi họng do virus thì chỉ sau 3-5 ngày là tự khỏi, các triệu chứng giảm dần rồi hết.
  •  Nếu viêm mũi họng do virus bị bội nhiễm đặc biệt bội nhiễm liên cầu bệnh sẽ kéo dài hơn, cần điều trị kháng sinh có hệ thống nếu không dễ bị biến chứng...

5.2. Biến chứng

  •  Biến chứng tại chỗ: viêm tấy, áp xe quanh amiđan, áp xe thành sau, thành bên họng, biến chứng viêm mũi xoang cấp, viêm tấy hoại thư vùng cổ họng ít gặp, nhưng nếu gặp thì tiên lượng rất nặng.
  •  Biến chứng gần: viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
  •  Biến chứng xa: viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim, choáng nhiễm độc liên cầu, hoặc có thể nhiễm trùng máu...

6. PHÒNG BỆNH

  •  Nâng cao mức sống để tăng sức đề kháng cơ thể, sống trong môi trường trong sạch, không ô nhiễm...
  •  Phòng hộ lao động tốt, chống bụi, chống nóng, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, vệ sinh răng miệng tốt, tiêm chủng mở rộng triệt để cho trẻ em, điều trị tích cực các bệnh mũi xoang, viêm họng, viêm amiđan, VA bệnh nhân đang mắc mạn tính...
  •  Điều trị viêm mũi họng cấp tính đúng quy cách tránh biến chứng xẩy ra...
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm họng cấp tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Viêm họng mạn tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm màng bồ đào trước cấp tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Viêm lợi loét hoại tử cấp tính - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Viêm họng do liên cầu khuẩn (strep) và cách phòng ngừa
Viêm họng do liên cầu khuẩn (strep) và cách phòng ngừa

Amidan bị sưng đỏ, và có mụn màu trắng là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Cơn sốt trên 38,3 độ C và sưng các tuyến dưới hàm cũng là những dấu hiệu cảnh báo.

Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em
Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em

Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ
Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt xuất hiện ở trẻ từ 5-15 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngày nay, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh và ít nguy hiểm hơn so với trước đây.

Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Axit béo omega-3 và aspirin có thể ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính do viêm
Axit béo omega-3 và aspirin có thể ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính do viêm

Suy nghĩ cho rằng “ăn chất béo khiến chúng ta béo lên” thực ra là không đúng vì khoa học đã chứng minh chất béo tốt có lợi cho sức khỏe và thậm chí còn giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là khi có sự kết hợp của một số loại thuốc không kê đơn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1042 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  838 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  827 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Viêm họng nặng khi mang bầu thì có nên uống thuốc?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  554 lượt xem

Mang thai 28 tuần, em bị viêm họng nặng nên được bs Tai mũi họng kê toa thuốc uống cho đỡ viêm. Bác sĩ nói là thuốc này không ảnh hưởng đến bé, nhưng em vấn thấy lo?

Mang bầu 20 tuần, uống thuốc viêm mũi, họng có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  655 lượt xem

Mang thai được 20 tuần, em bị viêm mũi dị ứng kèm viêm họng. Đi khám bs, em được cấp thuốc: Parafizz 650mg + Trimoxtal + Olesom. Vậy, tại thời điểm này, nếu sử dụng thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây