1

U phần phụ là gì? Có nguy hiểm không?

U phần phụ thường không có dấu hiệu, triệu chứng. Chúng thường chỉ được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ.
U phần phụ là gì? Có nguy hiểm không? U phần phụ là gì? Có nguy hiểm không?

U phần phụ là gì?

U phần phụ là những khối tăng trưởng bất thường hình thành trong hoặc gần tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và các mô liên kết xung quanh. Chúng thường là u lành tính nhưng đôi khi là u ác tính (ung thư).

U phần phụ có thể chứa dịch lỏng hoặc có dạng khối rắn. Nếu là dạng rắn thì thường nguy hiểm hơn so với u chứa chất lỏng. Trong phần lớn các trường hợp thì u phần phụ không cần điều trị và sẽ tự biến mất sau một vài chu kỳ kinh nguyệt. U ở phần phụ là một vấn đề rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Các triệu chứng

U phần phụ thường không có dấu hiệu, triệu chứng. Chúng thường chỉ được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ. Tuy nhiên, đôi khi, u ở phần phụ có gây ra các triệu chứng, ví dụ như:

  • Đau ở vùng chậu
  • Kinh nguyệt bất thường ở những phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản
  • Chảy máu tại vị trí có u
  • Bí tiểu, tiểu buốt
  • Đi tiểu nhiều
  • Các vấn đề với đường tiêu hóa, ví dụ như chướng bụng, táo bón

Việc có triệu chứng hay không phụ thuộc vào kích thước của u phần phụ. Vì những biểu hiện này cũng có thể là của nhiều vấn đề khác và không phải vấn đề nào cũng lành tính nên khi gặp phải thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân

Có vô vàn nguyên nhân khác nhau gây xuất hiện u ở phần phụ. Các nguyên nhân phổ biến nhất gồm có:

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là những túi chứa dịch lỏng hình thành trên buồng trứng. U nang buồng trứng là một vấn đề phụ khoa rất phổ biến mà nhiều phụ nữ đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. U nang buồng trứng thường không gây đau đớn hay bất cứ triệu chứng nào khác.

Khối u buồng trứng lành tính

Khối u buồng trứng hình thành do sự phát triển bất thường của các tế bào. Khác với u nang, khối u buồng trứng có dạng khối đặc, rắn chứ không chứa dịch lỏng. Khi các tế bào bên trong khối u không phải là tế bào ung thư thì đó được coi là khối u lành tính, có nghĩa là không xâm lấn vào vùng mô lân cận và không lây lan (di căn) sang các bộ phận khác của cơ thể. Tùy thuộc vào kích thước mà u buồng trứng lành tính có hoặc không gây ra các triệu chứng.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Bệnh này xảy ra khi các tế bào bất thường trong buồng trứng nhân lên một cách không kiểm soát và hình thành nên khối u. Khối u sau đó sẽ phát triển và tế bào ung thư sẽ lan sang các vùng khác trên cơ thể. Các triệu chứng thường gặp khi bị ung thư buồng trứng gồm có:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Khó tiêu
  • Ợ nóng
  • Táo bón
  • Đau lưng
  • Kinh nguyệt bất thường
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
  • Sụt cân
  • Chán ăn
  • Thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng xảy ra khi trứng sau khi thụ tinh không làm tổ ở thành tử cung mà lại bám vào những cơ quan khác mà thường là ống dẫn trứng (vòi trứng). Thai ngoài tử cung không thể phát triển đủ tháng. Khi phôi thai bám ở ống dẫn trứng và tiếp tục to lên thì ống dẫn trứng sẽ bị vỡ và gây chảy máu ồ ạt. Điều này sẽ gây đau đớn đột ngột và dữ dội. Thai ngoài tử cung nếu không được can thiệp kịp thời thì sẽ đe dọa đến tính mạng người mẹ.

Biện pháp chẩn đoán

U ở phần phụ thường được chẩn đoán bằng phương pháp thăm khám lâm sàng, siêu âm hoặc cả hai. Thông thường, trong những trường hợp mà người phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào thì u phần phụ chỉ được phát hiện khi đi khám phụ khoa định kỳ.

Cần tiến hành các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm để xác định nguyên nhân gốc rễ gây hình thành u phần phụ. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm thử thai để xem có phải là thai ngoài tử cung hay không. Nếu đúng thì sẽ cần can thiệp ngay lập tức.

Khi nào cần điều trị?

Nếu u phần phụ chỉ có kích thước nhỏ và không gây triệu chứng thì có thể không cần phải điều trị. Trong nhiều trường hợp, u sẽ tự tiêu biến. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ cần đi khám phụ khoa định kỳ để theo dõi và phát hiện sớm nếu có bất kỳ sự thay đổi nào.

Sẽ cần can thiệp phẫu thuật nếu như:

  • U phần phụ bắt đầu phát triển to lên
  • Có triệu chứng đau đớn, khó chịu
  • U nang trở thành khối u rắn

Sau khi được lấy ra, u phần phụ sẽ được kiểm tra để xác định xem các tế bào bên trong có phải là tế bào ung thư hay không. Nếu đúng thì sẽ phải điều trị thêm để loại bỏ toàn bộ các tế bào ung thư khỏi cơ thể. Sau đó bệnh nhân sẽ cần đến tái khám thường xuyên để theo dõi.

U phần phụ trong thai kỳ

Tốt nhất, u phần phụ cần được phát hiện và xử lý trước khi mang thai để tránh xảy ra các biến chứng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, u ở phần phụ đôi khi chỉ được phát hiện ra trong thai kỳ khi siêu âm thai hoặc khám phụ khoa định kỳ.

Vì hầu hết u ở phần phụ là vô hại và đa phần tự biến mất nên thường chỉ cần theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ là được chứ không cần điều trị.

Tuy nhiên, sẽ cần phải phẫu thuật nếu như:

  • bác sĩ nghi ngờ u phần phụ là khối u ác tính
  • xảy ra biến chứng
  • kích thước u quá lớn, có khả năng gây nguy hiểm cho thai kỳ

Theo một đánh giá lâm sàng vào năm 2007, chỉ có khoảng 10% trường hợp u phần phụ được phát hiện trong thai kỳ là khối u ác tính. Hơn nữa, trong đa số những trường hợp này thì bệnh được chẩn đoán ngay ở giai đoạn đầu. Điều này có nghĩa là tiên lượng rất khả quan. Khi phát hiện khối u ác tính trong thai kỳ và bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu thì thường bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi và chờ cho đến khi sinh mới tiến hành điều trị.

Tóm tắt bài viết

Phần lớn u phần phụ không gây hại và thường không cần điều trị trừ khi gây ra các triệu chứng đau đớn, khó chịu cho người phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, u phần phụ sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp.

Trong một số ít trường hợp, u phần phụ là khối u ác tính (ung thư), ví dụ như ung thư buồng trứng. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nếu ung thư buồng trứng được phát hiện và điều trị trước khi lan rộng (di căn) ra ngoài buồng trứng thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm là rất cao, lên đến 92%.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguy hiểm
Tin liên quan
U nang âm đạo là gì? Có nguy hiểm không?
U nang âm đạo là gì? Có nguy hiểm không?

U nang âm đạo thường hình thành sau khi âm đạo bị tổn thương, ví dụ như khi sinh con hoặc tắc nghẽn các tuyến, thường xảy ra sau khi bị nhiễm trùng.

Loạn sản cổ tử cung có nguy hiểm không
Loạn sản cổ tử cung có nguy hiểm không

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, loạn sản cổ tử cung có thể phát triển thành ung thư.

Tăng sản nội mạc tử cung có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Tăng sản nội mạc tử cung có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Mặc dù tăng sản nội mạc tử cung đa phần không phải là ung thư nhưng đôi khi đó là dấu hiệu ban đầu của ung thư tử cung. Vì vậy nên phải đi khám định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ thay đổi nào.

TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới
TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới

Vấn đề viêm loét bộ phận sinh dục nữ có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn hoặc những vấn đề khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây